TẠO ĐIỀU KIỆN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
1. Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng nhằm thu hút đầu tư
1.1. Giải pháp thu hút đầu tư từ nguồn vốn trong nước
Nguồn vốn đầu tư trong nước có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia vì nó được huy động từ chính nội lực của đất nước, sẵn có trong dân, và không phải chịu áp lực ràng buộc về chính trị như nguồn vốn huy động từ nước ngoài. Nguồn vốn trong nước gồm nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn của dân cư và tư nhân. Nguồn vốn này, đặc biệt là vốn từ nguồn ngân sách nhà nước được sử dụng cho các dự án về kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, hỗ
trợ dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, các dự án quy hoạch tổng thể để phát triển vùng kinh tế…Chính phủ sử dụng các chính sách vĩ mô (chính sách tài chính và chính sách tiền tệ) để điều tiết các nguồn vốn từ này theo hướng không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế đơn thuần mà cần mang lại hiệu quả xã hội như xoá đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, an sinh xã hội...
1.1.1.Chính sách tài chính:
Xây dựng đồng bộ thể chế tài chính phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa kết hợp với đổi mới chính sách quản lý tài chính nhằm tiếp tục khơi thông, giải phóng và phân bổ hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế trên nguyên tắc công bằng, thống nhất, đồng bộ theo hướng giảm và ổn định thuế suất, mở rộng đối tượng thu và điều tiết hợp lý thu nhập, tách riêng với các chính sách xã hội. Từ đó tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh.
Chủ động mở rộng hoạt động tài chính đối ngoại và hội nhập quốc tế về tài chính; thực hiện đa dạng hoá nguồn vốn, đa phương hoá quan hệ đối tác; tăng dự trữ ngoại tệ của quốc gia; Xây dựng và thực hiện tốt cơ chế vay và trả nợ nước ngoài, gắn với nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc huy động, quản lý, sử dụng và trả nợ. Quản lý chặt chẽ nợ Chính phủ và nợ quốc gia trong giới hạn an toàn
1.1.2. Chính sách tiền tệ và tín dụng:
Mục tiêu của chính sách tiền tệ trong những năm tới là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, góp phần tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an ninh hệ thống các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá để ổn định kinh tế vĩ mô, tăng dự trữ ngoại tệ, khuyến khích doanh nghiệp và nhân dân tiết kiệm, đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Ngân hàng trung ương thực thi chính sách tiền tệ phù hợp với điều kiện đất nước, có thể tăng lãi suất tiền gửi để tăng tiết kiệm của người dân và giảm lãi suất tiền vay khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất. Các chính sách tiền tệ phải theo nguyên tắc thị trường, thực hiện đầy đủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. bỏ các hình thức bảo hộ, bao cấp, ưu đãi và phân biệt đối xử giữa các tổ chức tín dụng.
1.2. Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng nhằm tạo điều kiện thu hút đầu tư từ nước ngoài
Cần phải huy động tới nguồn vốn từ nước ngoài và nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Trong những năm qua, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc tạo lập một môi trường đầu tư thông thoáng, sửa đổi luật, đưa ra các chính sách thu hút đầu tư, tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát huy tốt hơn nội lực, tạo nên sức mạnh tổng hợp phát triển đất nước. Sự ổn định về kinh tế vĩ mô và những cải cách về mặt pháp luật của Việt Nam đang tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài.
1.1.1.Giải pháp thu hút nguồn vốn ODA
Tiếp tục tranh thủ nguồn vốn ODA. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các công trình, dự án đã được ký kết; xây dựng Chiến lược thu hút và sử dụng vốn ODA cho thời kỳ mới, tập trung vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở các trung tâm kinh tế và các vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn.
1.1.2.Giải pháp thu hút nguồn vốn FDI
Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách liên quan đến FDI theo hướng thông thoáng, hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ và phù hợp với thông lệ quốc tế. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật về đầu tư nước ngoài.
Mở rộng lĩnh vực đầu tư phù hợp với cam kết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Từng bước mở thị trường bất động sản cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư tại Việt Nam; thiết lập cơ chế để doanh nghiệp FDI được xây dựng kinh doanh nhà ở và phát triển khu đô thị mới; khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực dịch vụ, khoa học, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực; mở rộng hợp tác đầu tư trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch.
Xây dựng và triển khai hiệu quả các dự án gọi vốn đầu tư, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc lựa chọn cơ hội đầu tư, cần nâng cao chất lượng xây dựng quy định và danh mục dự án gọi vốn FDI.
Xây dựng hệ thống các Trung tâm xúc tiến đầu tư của Bộ kế hoạch & đầu tư (Bộ KH& ĐT ) tại các khu vực, nhằm hỗ trợ cho các địa phương đẩy mạnh hiệu quả hoạt động đầu tư nước ngoài..
2. Áp dụng chặt chẽ các biện pháp về quản lý môi trường.
Trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư có thể gây ra các tác động tới môi trường do đó cần có các chính sách nhằm hạn chế tối đa các tác động xấu này như đánh thuế Pigou, lưu hành giấy phép xả thải, trợ cấp cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường (như xử lý chất thải, môi trường đô thị…)… Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện các biện pháp cải tạo môi trường như: Cống hóa kênh mương, nạo vét lòng sông, hồ, ao, phủ xanh đất trống đồi trọc…
trong phạm vi nhất định, đặc biệt là đối với các tài nguyên quý. Cần có quy hoạch cụ thể trong việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, quản lý chất lượng nước của các khu vực, những tác động có khả năng xảy ra đối với hệ thống sinh thái trong quá trình thực hiện đầu tư phải được phân tích rõ ràng, thấu đáo
PHẦN V: KẾT LUẬN
Việc đổi mới cơ cấu đầu tư của nhà nước trong thời gian qua, đặc biệt là đầu từ đầu những năm 2001 đến nay đã thu được những thành tựu quan trọng thể hiện rõ nhất trong việc phát triển tăng trưởng của nền kinh tế và cơ cấu đầu tư của ngân sách nhà nước đã tập trung vào cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội… cũng như đầu tư của khu vực tư nhân trong nước, nước ngoài. Cơ chế quản lí đầu tư cũng có những đổi mới và đem lại những hiệu quả nhất định thể hiện rõ nhất tại các quy chế về thẩm định, xét duyệt, đấu thầu dự án đầu tư.
Tuy nhiên các mô hình tăng trưởng phát triển cùng mối quan hệ giữa các mô hình đó với đầu tư vẫn còn nhiều hạn chế , tồn tại chưa khắc phục được làm cho vốn đầu tư bị phân tán, dàn trải, thất thoat, hiệu quả đầu tư chưa cao từ đó làm chậm tiến độ tăng trưởng và phát triển đất nước.
Trong thời gian tới cần quan tâm hơn tới mối quan hệ qua lại giữa tăng trưởng phát triển với đầu tư nhằm đưa ra các biện pháp giải quyết triệt để những hạn chế còn tồn tại.
Các kiến nghị ở chương III của đề tài chỉ mang tính tổng quát, mới chỉ mở ra những vấn đề mà chưa đi sâu nghiên cứu hơn nữa ở nhiều khía cạnh khác nhau để có những giải pháp cụ thể có ý nghĩa thực tiễn phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế Việt Nam hiện nay
Những đóng góp của thầy cô và các bạn, nhóm sẽ tiếp thu và có những chỉnh sửa đề tài trong thời gian tới.
Xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC