Tại Việt Nam

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực hóc môn, tp. hcm (Trang 34 - 37)

Tình hình chung

Phần lớn các bệnh viện ở Việt Nam được xây dựng trong giai đọan đất nước còn chưa phát triển, nhận thức về vấn đề môi trường chưa cao nên các bệnh viện đều không có hệ thống xử lý chất thải nghiêm túc, đúng quy trình kỹ thuật. Cơ sở vật chất kỹ thuật để xử lý triệt để các loại chất thải độc hại còn bị thiếu thốn. Bên cạnh đó, công tác quản lý còn lỏng lẻo và chưa có quy trình xử lý triệt để.

Mặt khác, số lượng bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh rất lớn, lại thiếu vốn, nên số lượng bệnh viện đạt tiêu chuẩn môi trường còn rất ít. Bảo vệ môi trường tại các bệnh viện không chỉ là vấn đề của riêng các bệnh viện mà cần có sự quan tâm của Chính phủ và toàn xã hội.

Trong những năm qua các cơ quan quản lý môi trường đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, vận động cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, nhân viên y tế, bệnh nhân và thân nhân để thấy rõ trách nhiệm trong vấn đề thu gom, phân loại và xử lý sơ bộ, giảm thiểu độc hại gây ra do chất thải y tế. Tuy nhiên, nhận thức của cộng đồng về những nguy cơ tiềm ẩn trong chất thải y tế vẫn còn yếu.

Chất thải y tế được các Công ty Môi trường Đô thị thu gom, xử lý hoặc được xử lý bằng các lò đốt thô sơ, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường hoặc được ngâm trong Formandehyt rồi tập trung chôn lấp tại các nghĩa trang, trong các khuôn viên bệnh viện. Rất nhiều loại chất thải lây nhiễm, độc hại được xả trực tiếp ra bãi rác mà không qua bất kỳ một khâu xử lý cần thiết nào.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM

Thấy rõ được yêu cầu cấp thiết phải hoàn thiện công tác quản lý chất thải y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh của ngành, năm 1998 Bộ Y tế đã thành lập ban chỉ đạo xử lý chất thải bệnh viện với nhiệm vụ giúp Bộ trưởng trong công tác chỉ đạo, xây dựng quy hoạch hệ thống xử lý chất thải bệnh viện trong phạm vi toàn quốc.

Trên cơ sở đó, ngày 27/08/1999 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành “Quy chế quản lý chất thải y tế” (sau được điều chỉnh lại ngày 30/11/2007), đến năm 2002 Bộ Trưởng Bộ Y tế ban hành tiếp “Quy chế bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế”. Trong thời gian qua nhiều chương trình nghiên cứu thí điểm các lò đốt, chương trình xây dựng quy hoạch tổng thể hệ thống các lò đốt trên toàn quốc đã và được triển khai.

Theo niên giám thống kê năm 2007, ngành y tế cả nước có 13.438 cơ sở khám chữa bệnh với 136.542 giườngbệnh, trong đó 956 bệnh viện từ tuyến huyện trở lên, khối y tế tư nhân có 1.631 cơ sở y tế từ phòng khám tới bệnh viện tư hoạt động. Số lượng và mạng lưới y tế như vậy là lớn so với các nước trong khu vực, song vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường, xử lý chất thải tại các cơ sở từ trung ương tới địa phương còn quá yếu, hầu hết chưa có hệ thống xử lý rác thải, một vài nơi tuy có hoạt động nhưng chưađạt yêu cầu kỹ thuật.

a) Quản lý rác

Hầu hết chất thải rắn ở các bệnh viện không được xử lý trước khi chôn lấp hoặc đốt. Một số ít bệnh viện có lò đốt rác y tế song quá cũ, hoặc đốt lộ thiên gây ô nhiễm môi trường.

b) Phân loại chất thải y tế

Đa số các bệnh viện thực hiện phân loại chất thải ngay từ nguồn nhưng việc phân loại còn phiến diện và kém hiệu quả do nhân viên chưa được đào tạo. Việc phân loại chất thải, tất cả bệnh viện đều làm theo quy chế quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế ban hành theo quyết định số 43/2007/QĐ-BYT.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM

Theo quy định, chất thải y tế và chất thải sinh hoạt đều được các hộ lý và y công thu gom hàng ngày ngay tại khoa phòng. Các đối tượng khác như bác sĩ, y tá còn chưa được huấn luyện để tham gia vào hoạt động quản lý chất thải y tế. Tình trạng chung là các bệnh viện không có đủ áo bảo hộ và các phương tiện bảo hộ khác cho nhân viên trực tiếp tham gia vào thu gom, vận chuyển và tiêu hủy chất thải.

d) Lưu trữ chất thải y tế

Hầu hết các điểm tập trung rác đều nằm trong khuôn viên bệnh viện, vệ sinh không đảm bảo, có nhiều nguy cơ gây rủi do vật sắc nhọn rơi vãi, nhiều côn trùng xâm nhập ảnh hưởng đến môi trường bệnh viên. Một số nhà lưu giữ rác không có mái che, không có rào bảo vệ, vị trí gần nơi đi lại, những người không có nhiệm vụ dễ xâm nhập.

e) Vận chuyển chất thải ngoài cơ sở y tế

Hiện nay, hầu hết lượng rác thải ở Việt Nam đều được thu gom bởi công ty Môi trường Đô thị. Chất thải bệnh viện sau khi được thu gom tới khu tập trung sẽ được công ty Môi trường đô thị thu gom tiếp trong khoảng thời gian một đến hai ngày một lần và được vận chuyển đến bãi rác của thành phố để xử lý. Tại đây, rác thải sinh hoạt được chôn lấp, CTRYT sẽ được thiêu đốt tại lò đốt đặt ở bãi rác.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM

CHƢƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ BVĐKKV HÓC MÔN VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TẠI BỆNH VIỆN

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực hóc môn, tp. hcm (Trang 34 - 37)