Đánh giá các mặt kỹ thuật trong việc quản lý CTRYT

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực hóc môn, tp. hcm (Trang 57)

Quy trình quản lý CTRYT theo đúng trình tự các khâu như sau: phân loại chất thải tại nguồn, lưu giữ tại khoa phòng, thu gom vận chuyển về nhà lưu giữ chung của bệnh viện và giai đoạn xử lý cuối cùng.

4.2.2.1 Công tác quản lý lượng chất thải rắn phát sinh tại bệnh viện

Hiện nay, bệnh viện đang đầu tư cơ sở vật chất, trang bị nhiều thiết bị y tế để tăng năng lực khám và chữa bệnh. Là một bệnh viện lớn của huyện nên bên cạnh những thế mạnh trong công tác khám và chữa bệnh của bệnh viện thì hiện nay một vấn đề nhức nhối là tình trạng chất thải y tế thải ra với khối lượng khá lớn.

Tại bệnh viện có lượng rác thải trung bình một ngày hiện nay là khoảng 1200 kg rác thải, trong đó rác y tế khoảng 130 kg chiếm khoảng 10.83%, còn lại là rác sinh hoạt. Bên cạnh đó, số lượng bơm kim tiêm sử dụng là khoảng 480 – 500 kim tiêm/ngày.

Số lượng thùng rác hiện tại cho việc chứa rác thì bệnh viện trang bị cho mỗi khoa 4 thùng loại lớn dung tích 120 lít, với 2 thùng rác màu cam chứa rác y tế và 2 thùng rác màu xanh chứa rác sinh hoạt cho việc lưu giữ và vận chuyển. Do đó, tổng số thùng rác cung cấp cho các khoa là 26 thùng rác y tế và 26 thùng rác sinh hoạt. Riêng thùng đựng vật sắc nhọn, bệnh viện mua số lượng lớn theo từng quý tức là 3

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM

tháng/lần, thùng đựng chỉ được vận chuyển về nhà lưu giữ khi số lượng bơm kim tiêm đầy.

Theo số liệu thống kê của tổ chống nhiễm khuẩn tại bệnh viện năm 2011, lượng CTRYT tại bệnh viện từ năm 2007 đến 7 tháng đầu năm 2011 được thể hiện ở bảng 4.1 sau đây:

Bảng 4.1: Lượng CTR từ năm 2007 → 7 tháng đầu năm 2011 tại bệnh viện

Năm Số giƣờng thực kê (giƣờng) Tổng số bệnh nhân nhập viện (ngƣời) Lƣợng chất thải rắn sinh hoạt (tấn/năm) Lƣợng CTRYT (tấn/năm) 2007 450 27.600 372.9 35.6 2008 462 28.036 384.3 37.1 2009 480 29.450 391.4 38.9 2010 520 31.894 423.7 42.9 7th - 2011 520 22.384 250.8 27.0 (Nguồn: Bệnh viện ĐKKVHM, 2011)

Nếu ước tính tổng số bệnh nhân nhập viện, lượng chất thải rắn phát sinh tại bệnh viện năm 2011 như sau:

 Số bệnh nhân nhập viện năm 2011 là 38.370 người.

 Lượng chất thải rắn sinh hoạt khoảng 429.9 tấn/năm và lượng CTRYT khoảng 46.28 tấn/năm.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM

Bảng 4.2: Lượng CTR bình quân từ năm 2007 – 2011 tại bệnh viện

Năm

Chất thải sinh hoạt (kg/giƣờng bệnh/ngày) CTRYT (kg/giƣờng bệnh/ngày) Chất thải rắn chung (kg/giƣờng bệnh/ngày) 2007 2,27 0,22 2,49 2008 2,28 0,22 2,50 2009 2,23 0,22 2,45 2010 2,23 0,23 2,46 2011 2,26 0,24 2,50 ( Nguồn: Bệnh viện ĐKKVHM, 2011) Dựa theo lượng chất thải rắn của bệnh viện phát sinh ta vẽ được biểu đồ phát

sinh chất thải rắn tại bệnh viện qua 5 năm gần đây, 2007-2011.

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện lượng CTR tại bệnh viện từ năm 2007 - 2011

Nhìn vào biểu đồ hình 4.1 trên ta thấy lượng chất thải rắn từ năm 2007 đến năm 2011 có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên theo theo bảng 4.2 nếu tính theo kg/giường bệnh/ngày thì lượng chất thải này hoàn toàn không gia tăng, mà có xu hướng hơi giảm trong năm 2008 – 2009. Như vậy có thể nói lượng chất thải phát sinh và gia tăng tại bệnh viện có thể giải thích là do số lượng bệnh nhân nhập viện

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 2007 2008 2009 2010 2011

Chất thải sinh hoạt Chất thải y tế

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM

gia tăng chứ lượng chất thải phát sinh theo số giường bệnh thực kê tại bệnh viện lại không thay đổi nhiều.

Ngoài ra, theo quy hoạch phát triển mạng lưới bệnh viện giai đoạn 2007 -2011, bệnh viện đang xin quyết định phê duyệt của Bộ y tế về việc thành lập thêm một số chuyên khoa mới và sẽ có quy mô tăng thêm giường bệnh vào năm 2012. Theo ước tính của bệnh viện, lượng rác thải phát sinh trong bệnh viện có thể lên đến khoảng 2100 kg/ngày đêm, trong đó lượng rác thải y tế chiếm khoảng 10% lượng rác thải bệnh viện tức là 210kg/ngày đêm.

Tuy nhiên, hiện tại việc quản lý số lượng chất thải phát sinh ở bệnh viện chỉ được tổ chống nhiễm khuẩn ghi nhận tại nhà lưu giữ khi công ty Môi trường Đô thị đến vận chuyển về lò đốt Bình Hưng Hòa để xử lý. Mỗi lần kho lưu giữ cung cấp lượng dụng cụ y tế đến từng khoa đều có ký tên xác nhận nhưng quá trình sử dụng và thải bỏ tại mỗi khoa lại không có ghi nhận cụ thể lượng thải hằng ngày là bao nhiêu. Như vậy, có thể xảy ra tình trạng thất thoát lượng chất thải mà bệnh viện khó có thể kiểm soát được. Do đó, cần hoàn thiện việc quản lý dữ liệu một cách khoa

học để hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra về sau trong việc mất khối lượng rác thải, gây ảnh hưởng cho môi trường và sức khỏe người dân bệnh viện. Đây chính là

giải pháp cần làm rõ ở chương tiếp theo.

4.2.2.2 Công tác phân loại và thu gom chất thải rắn tại nguồn phát sinh

Muốn đảm bảo cho quá trình thu gom tốt thì chất thải phải được phân loại ngay tại nguồn phát sinh. Quy trình phân loại CTRYT tại bệnh viện ĐKKVHM được thực hiện khá tốt. Quá trình phân loại chất thải sinh hoạt và chất thải y tế được thực hiện ngay tại nguồn phát sinh theo đúng quy định của Bộ Y tế. Chất thải sau khi phân loại sẽ được cho vào các túi nylon đúng màu sắc quy định, không để lẫn chất thải y tế nguy hại vào với chất thải sinh hoạt.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM

Việc phân loại được thực hiện như sau:

 Tại mỗi khoa phòng đều trang bị các túi nylon với màu sắc theo quy định của Bộ Y tế, trên mỗi thùng rác bệnh viện đều dán dòng chữ là " Rác y tế" hoặc "Rác sinh hoạt", có chân đạp và luôn được cọ rửa thường xuyên.

 Rác thải y tế độc hại được phân làm hai loại, đối với rác thải không sắc nhọn như bông băng, lọ thuốc… cho vào túi màu vàng bên ngoài có in biểu tượng nguy hại, vật cứng sắc nhọn thì cho vào thùng mũ đựng tách biệt, có nắp đậy, bên ngoài có dán biểu tượng nguy hại sinh học.

 Trên các túi cũng có vạch ghi dòng chữ rõ ràng "Không đựng quá vạch này" ở mức 2/3 túi và có dán biểu tượng nguy hại nếu là chất thải nguy hại.

 Riêng đối với chất thải thông thường thì hiện tại vẫn bỏ chung vào túi màu xanh, không phân loại trước khi đem đi xử lý.

 Các hóa chất nguy hại thì cho vào túi màu đen.

Các thùng chứa chất thải y tế được đặt hợp lý tại các khoa phòng. Xuyên suốt quá trình khám bệnh, trên xe tiêm và xe thủ thuật đều trang bị các túi nylon màu xanh, màu vàng và thùng đựng vật sắc nhọn và được phân loại trực tiếp.

Hình 4.2: Phân loại CTRYT phát sinh trực tiếp trong quá trình khám chữa bệnh

(Nguồn: Tác giả. 2011)

Thời gian tổ chức thu gom vận chuyển được quy định rõ ràng là 2 lần/ngày: sáng khoảng 7h30, chiều khoảng 1h. Trong trường hợp rác quá nhiều sẽ tiến hành thu gom trái giờ quy định.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM

Mỗi khoa phòng tự bảo quản lượng chất thải cho đến khi có nhân viên hộ lý đến thu gom. Khi đến giờ quy định vận chuyển, nhân viên hộ lý chịu trách nhiệm lấy rác tại mỗi khoa sẽ tiến hành chất rác từ thùng rác cố định lên xe đẩy, buột kín miệng túi nylon, thu gom chất thải về nhà lưu giữ.

Có thể thấy việc phân loại cũng như thu gom chất thải tại bệnh viện được thực hiện đúng theo quy định của Bộ y tế, không ứ đọng và không bốc mùi, không ảnh hưởng sức khỏe của toàn thể nhân viên, bệnh nhân và người thăm nuôi trong bệnh viện.

Hình 4.3: Vật liệu sử dụng chứa chất thải của bệnh viện

( Nguồn: Tác giả, 2011)

Tuy nhiên, quá trình thu gom vẫn còn vài hạn chế :

 Tuy đã được lấy ba lần trong ngày nhưng rác vẫn còn ứ đọng lại nhiều tại các khoa.

 Do diện tích hạn chế, các khu gom rác tại các khoa phòng không cách xa khu vực bệnh nhân và nơi làm việc.

 Thực tế hiện nay là nhiều khi nhân viên thu gom chưa ý thức cao trong việc mang bảo hộ lao động, không chịu mang khẩu trang, thiết bị bảo hộ lao động do họ cảm thấy vướng víu, khó thở khi thao tác thu gom.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM

4.2.2.3 Công tác vận chuyển CTRYT

Lối vận chuyển chất thải y tế từ các khoa phòng trong bệnh viện sẽ theo lối đi riêng, không đi qua khu vực chăm sóc bệnh nhân và các khu vực sạch khác, chất thải trong suốt quá trình vận chuyển đến nhà lưu giữ phải đảm bảo được cột chặt trong túi màu, không phát sinh mùi và được đưa về nhà lưu giữ chung.

Hình 4.4: Lối vận chuyển CTRYT tại bệnh viện

( Nguồn: Tác giả, 2011)

Sử dụng phương tiện vận chuyển là xe đẩy tay, thùng đẩy màu xanh để vận

chuyển chất thải sinh hoạt và màu cam để vận chuyển chất thải y tế, tuyệt đối không dùng vào mục đích khác và được vệ sinh sau mỗi lần vận chuyển.

Hình 4.5: Phương tiện vận chuyển CTRYT tại bệnh viện

( Nguồn: Tác giả, 2011)

Công tác thu gom vận chuyển CTRYT của bệnh viện nhìn chung luôn tuân thủ theo quy định như sau:

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM

 Nhân viên hộ lý chịu trách nhiệm thu gom và vận chuyển rác.

 Khi rác đầy ở mỗi thùng rác, nhân viên hộ lý đều cột túi và tập trung về vị trí cố định tại mỗi khoa phòng sau khi đầy đủ sẽ bắt đầu vận chuyển.

 Rác luôn thải bỏ dưới mứt 2/3 của túi theo quy định.

 Quá trình vận chuyển rác từ các khoa không hề ảnh hưởng đến sinh hoạt, khám và chữa bệnh.

Tuy nhiên,quá trình truyền đạt quy định của Bộ Y tế là thế thì quá trình thực hiện tại bệnh viện cũng còn thiếu sót, nhân viên hộ lý trong quá trình chuyển rác về nhà lưu giữ, vẫn còn tình trạng lượng rác được chất quá đầy, cao hơn nắp đậy của xe, điều này có thể xảy ra tình trạng rác rơi vãi dọc theo lối đi, ảnh hưởng đến mỹ quan bệnh viện, lan truyền bệnh do không khí hay do dẫm đạp.

4.2.2.4 Nhà lưu giữ CTRYT

Chất thải y tế sau khi được phân loại, thu gom và vận chuyển đến nơi lưu giữ tại vị trí quy định được gọi là nhà phân loại rác. Quá trình lưu giữ cũng được tách riêng chất thải nguy hại và chất thải sinh hoạt. Thời gian lưu giữ chất thải tại bệnh viện tối đa là 48 giờ, sau đó sẽ được đem đi xử lý. Địa điểm lưu giữ chất thải tại bệnh viện cũng đảm bảo các yêu cầu sau:

 Nhà chứa rác được bố trí ở khu xử lý chất thải của bệnh viện, xa khu vực các phòng khám và điều trị trung tâm.

 Có đường dành cho xe chuyên chở từ bên ngoài đến.  Có mái che chắn và máy làm lạnh.

 Khu vực nhà chứa rác của bệnh viện được chia làm 2 phần : phần chứa rác sinh hoạt và phần chứa rác y tế.

 Bố trí 01 máy làm lạnh để duy trì nhiệt độ thấp trong toàn bộ khu vực nhà chứa rác y tế.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM

Hình 4.6: Nhà lưu giữ CTRYT tại bệnh viện

( Nguồn: Tác giả, 2011)

Nhưng do nhà lưu giữ được xây dựng khá lâu từ khi bệnh viện mới thành lập, cho đến bây giờ chưa được nâng cấp sữa chữa, diện tích không đủ để chứa khối lượng chất thải ngày càng tăng. Rác y tế vẫn cho vào nhà kín giữ lạnh nhưng riêng đối với rác thải sinh hoạt vì buồng lưu giữ quá nhỏ nên được đổ đóng phía ngoài nhà lưu giữ.

Tình trạng rác sinh hoạt tập trung ngoài trời gây ô nhiễm, xuất hiện mùi hôi và côn trùng gây bệnh. Ngoài ra, bên trong nhà lưu giữ, rác vẫn còn rơi vãi dưới sàn nhà như găng tay y tế, khẩu trang…

Nền nhà ẩm ướt, xung quanh nhà lưu giữ không có hệ thống hàng rào che chắn, bảo vệ. Vấn đề cấp bách hiện tại là bệnh viện cần quan tâm hơn nữa trong việc xây dựng lại nhà lưu giữ rác, khắc phục những khuyết điểm còn tồn tại để hoàn thiện hơn công tác bảo quản chất thải phát sinh trước khi xử lý để đảm bảo sức khỏe cho mọi người và hoàn thiện việc bảo vệ môi trường bệnh viện.

4.2.2.5 Xử lý CTRYT

Rác thải y tế là nguồn lây lan bệnh và ô nhiễm môi trường, nên luôn được bệnh viện kiểm soát nghiêm ngặt là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu tại bệnh viện.

Những rác lây nhiễm cao, bệnh viện luôn theo quy định xử lý giai đọan đầu trước khi thải bỏ vào túi và thùng rác.

Đối với các chất thải y tế nguy hiểm có nguy cơ lây nhiễm cao từ phòng xét nghiệm, phòng điều trị người bệnh truyền nhiễm (găng tay, lam kính, ống nghiệm

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM

sau khi xét nghiệm, đờm tại khoa của bệnh nhân lao …), bệnh viện đều thực hiện xử lý ban đầu bằng hóa chất hay bằng autoclave (nồi hấp) trước khi thu gom đến nơi tập trung chất thải.

Đặc biệt, chất thải phóng xạ phải được thu gom và xử lý theo đúng pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ theo các quy định hiện hành của nhà nước.

Hiện nay bệnh viện đã ngưng hoạt động lò đốt rác y tế, tất cả rác y tế đều được vận chuyển về Bình Hưng Hòa để đốt. Quá trình xử lý chất thải sơ bộ trước khi về nhà lưu giữ không hề phát sinh bất kỳ tác hại nào bất lợi cho hoạt động khám và chữa bệnh tại bệnh viện.

4.2.2.5 Trang thiết bị lưu giữ, thu gom và vận chuyển CTRYT

Bên cạnh đó những thành quả đạt được trong quá trình phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải, bệnh viện cũng còn một số hạn chế trong việc trang bị phương tiện chứa chất thải.

Về màu sắc của thùng chứa rác cho lưu giữ và vận chuyển, bệnh viện chỉ sử dụng những thùng chứa rác bình thường dùng trong sinh hoạt hàng ngày, không đúng theo màu sắc quy định của Bộ Y tế.

Thùng đựng vật sắc nhọn chưa đảm bảo an toàn, vẫn có khả năng gây xuyên thủng trong quá trình thải bỏ và vận chuyển về nhà lưu giữ do va đập vì chỉ là thùng mũ bình thường.

Việc chuẩn hóa trang thiết bị cần được bệnh viện nhanh chóng triển khai đầu tư để khắc phục những hạn chế và cải thiện công tác quản lý môi trường bệnh viện.

4.3 PHÂN TÍCH SỰ KHÔNG PHÙ HỢP THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ Y TẾ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTRYT TẠI BỆNH VIỆN ĐKKVHM

Để thúc đẩy công tác quản lý CTRYT tại bệnh viện phát triển song song với quy

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực hóc môn, tp. hcm (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)