CTRYT (giải quyết vấn đề C, E, bảng 4.3)
Về công tác lưu giữ và thu gom chất thải, cần thực hiện một số khắc phục như sau:
Cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác thu gom tại khoa bằng cách sắp xếp thùng chứa rác y tế đúng màu quy định của Bộ y tế trong quy chế quản lý chất thải y tế tại mỗi khoa phòng.
Trang bị thùng đựng vật sắc nhọn cứng, không có khả năng gây thủng.
Thay thế kịp thời các thùng rác bị hư hỏng.
Về công tác vận chuyển rác bệnh viện cần nhanh chóng thực hiện một số việc như sau:
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM
Tăng cường các loại xe chuyên dụng sử dụng cho việc thu gom vận chuyển rác y tế.
Quá trình vận chuyển phải kín tức là rác bỏ vào thùng vừa đủ và phải đậy nắp lại an toàn.
Với quy mô giường bệnh và bệnh nhân vào khám và chữa bệnh nên suy xét việc tăng thêm số lần lấy rác trong ngày.
Hiện tại thùng rác mà bệnh viện sử dụng cho mục đích sinh hoạt chung bố trí tại khu vực bên ngoài hay lưu giữ tại các khoa phòng cũng như vận chuyển về nhà lưu giữ đều là những thùng dung tích 120 lít có nắp đậy và bánh xe, chưa có thùng chứa dành riêng cho rác tái chế. Vì thế, có thể sử dụng loại thùng rác có cùng kích thước bằng với thùng rác hiện tại của bệnh viện nhưng có 3 ngăn để phân loại vật liệu tái chế, màu sắc khác biệt, trên mỗi thùng cần phải có ghi chú cụ thể là thùng nào chứa rác tái chế và thùng nào chứa rác không tận dụng được.
Vị trí bổ sung thùng rác cho mục đích tái chế sẽ được đặt sát bên các thùng rác hiện tại, cụ thể các nơi như sau: tại các lối cầu thang đi lên các khu vực khám và chữa bệnh, căn tin, phía ra vào công viên trong bệnh viện, tại phía cổng hướng vào khu siêu âm chẩn đoán hình ảnh xét nghiệm, hướng các khoa và phòng tổ chức của bệnh viện, khu vực thể thao, trước cửa nhà vệ sinh…
Bệnh viện có 13 khoa, mỗi khoa đều trang bị 2 thùng rác màu cam và 2 thùng rác màu xanh cho việc lưu giữ chất thải tại khoa và cho quá trình vận chuyển rác về nhà lưu giữ. Theo như biện pháp đề xuất, bệnh viện cần thay thế thùng rác hiện tại bằng thùng rác đúng chuẩn, cụ thể là trang bị tại mỗi khoa 2 thùng rác màu vàng cho việc phân loại, lưu giữ và vận chuyến CTRYT theo hình minh họa 5.1 sau đây.
Riêng loại thùng sử dụng để chứa vật sắc nhọn, bệnh viện có thể thay thế thùng mũ hiện tại không đúng chuẩn bằng loại vật liệu đúng chuẩn chất lượng, màu vàng theo quy định cũng như biểu tượng nguy hại sinh học rõ ràng. Hiện tại trên thị
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM
trường có hai dạng hộp an toàn đựng vật sắc nhọn, loại bằng mũ và loại bằng bìa carton cứng theo hình 5.2 minh họa bên dưới. Do đó, việc trang bị loại hộp đựng vật sắc nhọn tùy theo giá cả, quyết định của ban lãnh đạo cũng như kinh phí của bệnh viện.
Hình 5.2: Thùng chứa rác y tế tại khoa phòng và vận chuyển về nhà chứa rác
(Nguồn: Công ty cổ phần vật tư thiết bị môi trường)
Hình 5.3: Thùng đựng vật sắc nhọn trong bệnh viện
(Nguồn: Công ty cổ phần vật tư thiết bị môi trường)
5.3.3 Xây dựng lại nhà chứa rác (giải quyết vấn đề D)
Xây dựng lại nhà chứa rác với quy mô khối lượng chất thải phát sinh tại bệnh viện. Hiện tại lượng rác sinh hoạt gấp hơn nhiều lần lượng rác y tế. Vì vậy khu vực chứa rác sinh hoạt và y tế cần xây dựng diện tích đủ lớn để đảm bảo sức chứa và thời gian lưu giữ tối đa trước khi Công ty Môi trường đô thị vận chuyển đem xử lý là việc cần thiết.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM
Bên ngoài nhà chứa rác có hàng rào bảo vệ kiên cố không để cho súc vật, các loài gậm nhấm và côn trùng xâm nhập tự do. Nền nhà bên trong khu vực lưu giữ nên xây có độ dốc để dễ thoát nước vào ống thoát nước, hạn chế ẩm ướt. Khu đất phải được quy hoạch nơi đất cao hoặc phải đôn nền cao sao cho không bị ngập nước. Nhà chứa rác phân ra hai khu vực riêng biệt là rác y tế và rác sinh hoạt.
Bên dưới các khu vực chứa rác cũng như nhà rửa dụng cụ đều lắp đặt sàn cống thoát nước để thuận tiện cho việc vệ sinh sau mỗi lần vận chuyển rác đem đi xử lý và cho lần chứa rác kế tiếp luôn sạch sẽ, lượng nước thải sẽ theo hệ thống cống về hầm chứa nước thải xử lý của bệnh viện. Ngoài ra, hệ thống điện phải lắp đặt an toàn để tránh trường hợp chập mạch, gây cháy nổ.
Mô hình nhà lƣu giữ rác cho bệnh viện đƣợc đề xuất nhƣ sau:
Hình 5.4: Mô hình nhà lưu giữ rác của bệnh viện
Lối vào Lối ra Khu vực chứa rác sinh hoạt Khu vực chứa rác y tế Khu vực rửa dụng cụ Phân loại Nhà điều hành và sàn cân
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM
Tính toán:
Khối lượng rác tính theo tấn được liệt kê theo bảng 5.1 sau:
Bảng 5.1: Lƣợng CTR bình quân tại bệnh viện tính theo tấn
Loại (Tấn) Chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn y tế Năm 429.9 46.28 Tháng 35.83 3.85 Ngày 1.1778 0.128 Ca 0.589 0.0634 Dự trù cho 1 ngày dự trữ rác:
- Khối lượng rác sinh hoạt: 1177.8 kg/ngày - Khối lượng rác y tế: 128 kg/ngày
Chọn loại thùng 120L: - Kích thước (mm): 505* 555* 1005 - Sức chứa: 48 kg → Số thùng chứa rác cần: - Rác sinh hoạt: 1177.8/ 48 = 25 (thùng) - Rác y tế: 128/ 48 = 3 (thùng) → Diện tích cần: - Rác sinh hoạt: 25* (0.505* 0.555) = 7 (m2) - Rác y tế: 3* (0.505* 0.555) = 0.48 (m2)
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM
Dựa vào diện tích thực tế của bệnh viện và nhu cầu mở rộng bệnh viện trong tương lai, ta chọn kích thước nhà chứa rác tính thêm đường đi có kích thước như sau:
3m
1.5 m 4m
Thuyết minh nguyên tắc hoạt động (hình 5.3)
Thùng rác vận chuyển chất thải từ các khoa phòng trong bệnh viện theo lối đi riêng về nhà lưu giữ, chất thải được cân tại nhà cân ở lối vào. Tất cả các số liệu sẽ được vi tính hóa bằng hệ thống vi tính trong nhà cân. Nhà cân cũng là nơi giao nhận các các chứng từ chất thải để quản lý chặt chẽ số lượng và chủng loại rác ra vào nhà lưu giữ chất thải, để tránh tình trạng đem rác y tế ra ngoài bán cho các cơ sở tái chế trái phép.
Đối với chất thải y tế, bên trong khu vực chứa rác y tế cần phải lắp đặt máy lạnh với nhiệt độ luôn được giữ ở mức 2-100C nhằm hạn chế tối đa sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh. Ngoài hệ thống đèn chiếu sáng, cần lắp đặt thêm đèn tia cực tím để sát trùng môi trường, kết hợp việc thông khí tốt để đảm bảo khu vực chứa rác luôn khô ráo và sạch sẽ.
Đối với chất thải sinh hoạt, sau khi phân loại tại nguồn phát sinh, về nhà lưu giữ sẽ được nhân viên phân loại lại bằng tay và cho các loại khác nhau vào bao màu
Khu vực chứa rác sinh hoạt Khu vực chứa
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM
khác nhau, rồi đưa đến vị trí lưu giữ trong khu vực chứa rác sinh hoạt, chờ vận chuyển đem đi xử lý.
Rác sau khi đưa vào từng khu vực chứa riêng, thùng vận chuyển sẽ được rửa sạch sẽ trước khi vận chuyển đợt rác tiếp theo tại nhà rửa dụng cụ.