+ Những dấu hiệu của tình trạng biến đổi khí hậu đã làm nguy cơ khan hiếm, thiếu nước, căng thẳng về nước biểu hiện rõ ràng trên nhiều vùng, lưu vực sông. Chất lượng nước trên nhiều dòng sông đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, trong khi việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước chưa phát huy hiệu quả và hợp lý do thiếu các giải pháp đồng bộ. Bên cạnh đó, việc quản lý, sử dụng nước không theo chương trình cụ thể, hiệu quả nên dẫn đến tình trạng tại các đô thị, mực nước ngầm bắt đầu có nhiều dấu hiệu sụt lún.
+ Trong vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu, có 5 nhóm giải pháp cơ bản. Đó là, tăng cường quản lý hệ thống pháp luật quản lý tài nguyên nước; xây dựng các hệ thống công trình đê sông, đê biển và phòng chống nước biển dâng; ứng dụng thích ứng xanh, xây dựng các hồ chứa trữ nước trong điều kiện nước ngọt ngày càng khan hiếm; điều chỉnh quy hoạch không gian sử dụng đất; tăng cường nâng cao nhận thức giáo dục. Những nội dung trên đã được lồng ghép, gắn kết đưa vào Chương trình Mục tiêu quốc gia.
2.2.5 Ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước
Theo cục quản lý Tài nguyên Nước, hiện nay 80% trường hợp bệnh tật ở Việt Nam do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra, phổ biến nhất là bệnh lỵ, tiêu chảy, thương hàng…vv. Chủ yếu ở các địa phương nghèo. Nhiều người, chủ yếu là trẻ em bị tử vong do sử dụng nước bẩn và ô nhiễm. Chỉ trong vòng bốn năm gần đây cả nước đã có khoảng 6 triệu ca thuộc sáu loại bệnh liên quan đến nước, chi phí trực tiếp cho việc khám chữa bệnh tả, thương hàn, lỵ và sốt rét khoảng 400 tỷ đồng. Riêng ở TP.HCM (Theo bản đồ dịch tễ học, năm 2007) có 6.740 ca mắc các bệnh đường ruột, xuất hiện ở 24 quận huyện. Trong đó, quận 6, 8, Bình Chánh là những quận có số ca mắc cao nhất, đặc biệt là các ca tiêu chảy. Cụ thể, quận 6 có 714 ca, quận 8 có 1217 ca và Bình Chánh có 588 ca. Sau đây là một số loại bệnh điển hình:
-Bệnh dịch tả (cholera)
Hình 2.15 Bệnhdịch tả ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người
Được lây truyền từ nguồn nước, bệnh dịch tả tấn công tất cả các lục địa, mạnh bạo nhất ở những nơi vệ sinh còn kém. Tác nhân gây bệnh là do một vi khuẩn rất nhanh nhẹn (khuẩn phẩy) mà con người là bình dự trữ. Bệnh là kết quả của việc ăn uống thực phẩm bị nhiễm độc. thời gian ủ bệnh là từ vài giờ cho đến 5 ngày và độc tố tiết ra trong ruột bởi vi khuẩn sẽ gây những cơn tiêu chảy nặng, đặc trưng của bệnh là nôn ói mà không có kèm theo sốt.
Mất nước có thể xảy ra từ 10-15 lần mỗi ngày. Phân thải ra là nguồn lây lan rất nhanh và mạnh. Nhưng 90% người bị lây nhiễm lại không có triệu chứng nào mặc dù hàng ngày họ thải ra tỷ lệ vi khuẩn rất cao trong phân, trong vài ngày. Những người mang yếu tố triệu chứng thường được bảo vệ một cách di truyền, cũng góp vào sự lây lan của chứng bệnh. Can thiệp kịp thời bằng cách bù nước, dùng kháng sinh và giải quyết tình trạng nước môi trường sẽ giữ được tỷ lệ tử vong dưới 1%. Trong trường hợp ngược lại, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 50%.