Đối với chất thải rắn

Một phần của tài liệu hiện trạng vệ sinh môi trường tại thành phố hồ chí minh (Trang 48)

- Gây bệnh ung thư

a. Đối với chất thải rắn

Sở tài nguyên môi trường đã hoàn thành quy hoạch quản lý chất thải rắn đô thị; hiện đại hóa và xã hội hóa việc thu gom tại nguồn.

70% khối lượng rác do lực lượng thu gom dân lập thực hiện. Việc thu gom rác tại các hộ gia đình, các tổ chức cơ quan, các trung tâm thương mại, siêu thị do Công ty Môi trường đô thị và 22 công ty dịch vụ công ích quận huyện đảm nhận. Riêng các quận 2, 4, 6, Gò Vấp và Thủ Đức, việc thu gom rác do lực lượng dân lập và 5 hợp tác xã thu gom vận chuyển rác phụ trách. Mặc dù là lực lượng dân lập, nhưng vai trò của đội ngũ thu gom rác này xem ra khá quan trọng, khi mà tính ra có đến gần 70% rác từ hộ dân là do lực lượng này thu gom.

Thành phố Hồ Chí Minh thành 4 - 6 vùng để đấu thầu thu gom, trung chuyển và vận chuyển.Từ năm 2009, chính quyền thành phố xác định công tác quét dọn, thu gom và vận chuyển chất thải rắn đô thị nói chung đều phải thông qua đấu thầu. Theo đó, năm 2010 sẽ thực hiện đấu thầu các công đoạn quét dọn vệ sinh đường phố và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt về các trạm trung chuyển, các khu xử lý rác đối với các quận nội thành trừ quận 1, quận 3 và Tân Bình thực hiện theo phương thức đặt hàng. Giai đoạn từ năm 2010 trở đi, triển khai đại trà việc đấu thầu cho các quận huyện còn lại, sau khi đúc kết kinh nghiệm từ các địa phương làm trước.

Với khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc - Củ Chi và Đa Phước - Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh đã đạt đến mức an toàn gần như tuyệt đối trong thời gian 20 năm tới về xử lý và chôn lấp chất thải rắn đô thị. Sở đã phối hợp với Sở Y tế kiểm tra, quản lý, phân loại rác y tế tại nguồn; hướng dẫn sử dụng chứng từ điện tử cho các bệnh viện lớn; cấp sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại cho các bệnh viện; xây dựng thêm lò đốt rác y tế...

Một phần của tài liệu hiện trạng vệ sinh môi trường tại thành phố hồ chí minh (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w