Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí a Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con ngườ

Một phần của tài liệu hiện trạng vệ sinh môi trường tại thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 39)

- Gây bệnh ung thư

b. Giải pháp quản lý môi trường không khí

2.3.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí a Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con ngườ

a. Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người

Ô nhiễm không khí có những ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, đặc biệt đối với đường hô hấp. Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, khi môi trường không khí bị ô nhiễm, sức khoẻ con người bị suy giảm, quá trình lão hóa trong cơ thể diễn ra nhanh; các chức năng của cơ quan hô hấp suy giảm, gây ra các bệnh hen suyễn, viêm phế quản, tim mạch... và làm giảm tuổi thọ của con người. Các nhóm cộng đồng nhạy cảm nhất với ô nhiễm không khí là người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 14 tuổi, người đang mang bệnh, người lao động thường xuyên phải làm việc ngoài trời... Mức độ ảnh hưởng của từng người tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, nồng độ, loại chất và thời gian tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, trong những năm gần đây, trên toàn quốc, tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp là cao nhất. Thực tế cho thấy, nhiều bệnh đường hô hấp có nguyên nhân trực tiếp bởi môi trường không khí bị ô nhiễm do bụi, SO2, NOx, CO, chì... Các tác nhân này gây ra các bệnh: Viêm nhiễm đường hô hấp, hen, lao, dị ứng, viêm phế quản mãn tính, ung thư.

Hình 2.20 Bệnh nhân bị bệnh hen suyễn

Đặc biệt, ô nhiễm không khí ảnh hưởng rất lớn tới trẻ nhỏ. Theo bác sĩ Hà Mạnh Tuấn - Phó giám đốc BV Nhi đồng 1 (TP.HCM): "Các bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ vào viện đó là: viêm phổi, viêm tai giữa, suyễn... Ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài môi trường tại Việt Nam là rất cao, điều này được lý giải bằng việc bệnh lý có liên quan đến ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở trẻ em. Ô nhiễm không khí là kẻ giết

người thầm lặng, ảnh hưởng đến hô hấp, sự phát triển của thai nhi, làm chậm phát triển thần kinh, trí não, tâm thần vận động ở trẻ em".

Một số bệnh có mối liên quan chặt với ô nhiễm không khí đến khám, chữa trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) ngày càng gia tăng như: suyễn (từ 3.074 trường hợp vào năm 1996 tăng lên 11.491 trường hợp vào năm 2005); nhiễm khuẩn hô hấp dưới (từ 2.727 trường hợp vào năm 1996 tăng lên 3.772 trường hợp vào năm 2005); viêm tai giữa (từ 441 trường hợp năm 1996 vào lên 1.999 trường hợp vào năm 2005)...

Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), PGS-TS Võ Công Đồng - Phó giám đốc bệnh viện cho biết, trong khi số lượng trẻ mắc các bệnh ký sinh trùng; nhiễm trùng nhập viện ngày càng giảm, thì bệnh lý hô hấp trẻ mắc phải ngày càng gia tăng (chiếm 40% - 50% số bệnh nhi nhập viện điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi đồng 2 trong thời gian qua). Một số bệnh do ảnh hưởng của môi trường, không khí ô nhiễm như: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản...

Hình 2.21 Trẻ em bị mắc bệnh đường hô hấp

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, các quận, huyện như: quận Tân Bình, huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn, quận 8, quận 11... là những địa bàn chiếm tỷ lệ cao (trên mức 6%) trong tổng số các bệnh đường hô hấp ở trẻ em đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Nguyên nhân là do những quận, huyện trên có mật độ dân cư đông, có nhiều nhà máy sản xuất, phương tiện giao thông... gây ô nhiễm, khiến trẻ em mắc các bệnh đường hô hấp cao hơn những nơi khác.

Theo bác sĩ Hà Mạnh Tuấn, ngoài các bệnh liên quan trực tiếp đến ô nhiễm không khí, một số bệnh có liên quan đến ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm trong nhà đã được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu cũng gia tăng trong thời gian qua tại Bệnh viện Nhi đồng, đó là các bệnh: bại não, lymphoma, bạch cầu cấp, dị tật bẩm sinh. Đây là vấn đề cần phải khảo

sát thêm vì mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và các bệnh trên khá phức tạp. Có thể thông qua người mẹ truyền qua nhau thai tác động lên bào thai gây ra các biến đổi, dị tật trên trẻ.

Đặc biệt, trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, bởi cơ thể trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển, đồng thời ở lứa tuổi này trẻ hoàn toàn bị thụ động trước các ảnh hưởng có hại của môi trường do người lớn gây ra. Vì vậy, mỗi người cần góp phần làm giảm ô nhiễm không khí để bảo vệ sức khỏe, nhất là cho con em chúng ta.

Ô nhiễm không khí cũng làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch ở thành thị.

Dù chỉ tiếp xúc ngắn hạn, cấp thời với không khí ô nhiễm thì vẫn có thể xảy ra biến cố xấu đối với hệ tim mạch như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và suy tim. Trong trường hợp tiếp xúc dài hạn với không khí ô nhiễm, nguy cơ tử vong vì bệnh mạch vành tim hoàn toàn có thể xảy ra. Thành phần chính của không khí bị ô nhiễm là các tiểu phân cực nhỏ (kích thước tính bằng nanomet) trong khói thải từ xe cộ hay từ nhà máy, xí nghiệp. Không khí ô nhiễm có hai cách tác động lên trên tim mạch. Thứ nhất, gây ra viêm nhiễm trong phổi, rồi từ đó sẽ tác động tới toàn thân, trong đó có hệ tim mạch. Thứ hai, từ phổi các tiểu phân độc hại đi vào hệ tuần hoàn qua màng mạch máu - phế nang, gây tác động độc hại đối với hệ tim mạch. Qua sự tác động của stress oxy hóa trên tế bào và qua các đường tiền viêm, các tiểu phân này thúc đẩy sự phát triển và tiến triển xơ vữa động mạch qua các tác động bất lợi trên tiểu cầu, mô mạch máu và cơ tim. Các tác động này làm cơ sở cho chuỗi thuyên tắc mạch sau đó do tiếp xúc ngắn hạn hay dài hạn với không khí bị ô nhiễm.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính rằng ô nhiễm không khí là nguyên nhân của ba triệu trường hợp tử vong sớm hàng năm trên toàn thế giới. Có một sự liên kết đặc biệt của tình trạng này với sự phát triển kinh tế nhanh chóng ở các quốc gia nghèo và trung bình. Ở các quốc gia phát triển, chất lượng không khí đã được cải thiện từ những năm 1950 và vẫn còn bằng chứng về sự liên quan giữa ô nhiễm không khí với tử vong.

Các tiểu phân như các chất khí NO2, ozone, SO2 và nhiều chất hữu cơ dễ bay hơi khác có trong không khí bị ô nhiễm là các thành phần độc hại đối với sức khỏe con người. Các tác động bất lợi cho sức khỏe thường là do hỗn hợp khí của các tiểu phân này.

Cách chính xác mà qua đó các tiểu phân trong không khí ô nhiễm tác động trên hệ tim mạch vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng, nhưng có hai giả thuyết được đề nghị và đã được đánh giá. Đó là tác dụng gián tiếp qua viêm nhiễm ở phổi và tác dụng trực tiếp do đi thẳng vào hệ tuần hoàn. Với giả thuyết thứ nhì, các tiểu phân độc hại được hít vào có thể nhanh chóng được chuyển vào hệ tuần hoàn, ảnh hưởng trực tiếp trên sự đông máu và tính thống nhất của hệ tim mạch. Một khi đã vào hệ tuần hoàn, các tiểu phân độc hại này có thể

tương tác với tế bào nội mô mạch máu hay tác dụng trực tiếp trên các mảng xơ vữa động mạch và gây stress oxy hóa tại chỗ.

Số liệu dịch tễ học gợi ý rằng ô nhiễm không khí có thể thúc đẩy cả sự hình thành xơ vữa động mạch mạn tính lẫn thuyên tắc mạch cấp tính. Trong một nghiên cứu được thực hiện ở gần 800 cư dân tại Los Angeles (California, Hoa Kỳ), Künzli và cộng sự đã thấy rằng tiếp xúc với ô nhiễm không khí có thể làm tăng độ dày của lớp nội mạc động mạch cảnh dày lên 6% khi tiếp xúc với ô nhiễm không khí cao và sau khi điều chỉnh để giảm đi mức độ ô nhiễm không khí thì độ dày này giảm được tới 4% (động mạch cảnh chạy dọc theo bên cổ, là một trong những động mạch cung cấp máu nuôi não, động mạch này thường được dùng để khảo sát mức độ xơ vữa động mạch). Một kết quả tương tự về xơ vữa động mạch vành, Hoffmann và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu trên 4.944 người và thấy rằng có đến 60% người sống gần con đường chính của thàng phố có lượng canxi lắng đọng trong động mạch vành (động mạch vành là mạch máu cung cấp máu nuôi tim, khi động mạch vành bị xơ vữa sẽ dẫn đến thiếu máu cơ tim hay nặng hơn là nhồi máu cơ tim). Cũng vậy, nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh có có một sự liên quan mật thiết giữa ô nhiễm không khí ở những thành phố lớn với tỷ lệ người dân bị bệnh huyết khối, rối loạn chức năng mạch máu, rối loạn nhịp tim. Những rối loạn này góp phần làm cho bệnh lý tim mạch trầm trọng hơn. Ví dụ, rối loạn chức năng mạch máu kích hoạt cơn đau thắt ngực hay nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp. Rối loạn nhịp tim nặng có thể làm nặng thêm tình trạng thiếu máu cơ tim. Tóm lại, có một sự liên quan chặt chẽ giữa ô nhiễm không khí và bệnh tim mạch. Dù cơ chế vẫn chưa được xác định hoàn toàn, nhưng với những bằng chứng rõ ràng về nhiều ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của các tiểu phân cực nhỏ trong khói bụi phát sinh từ sự cháy trong các động cơ xe cộ. Để giảm thiểu tình trạng này, dĩ nhiên cần nhiều sự phối hợp đồng bộ, nhưng trước mắt, ta cần giảm thiểu hoặc cải thiện chất lượng khí thải từ các phương tiên giao thông, giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn giao thông. Khi tắc nghẽn giao thông trầm trọng, thiết nghĩ người tham gia giao thông nên tắt máy xe. Mọi cải thiện chất lượng không khí, dù ít dù nhiều cũng góp phần cải thiện sức khỏe tim mạch.

Ví dụ cụ thể như bệnh hen suyễn: Hen suyễn là bệnh viêm mạn tính ở phế quản, quá trình viêm này có sự tham gia của nhiều tế bào và nhiều thành phần của tế bào. Viêm mạn tính đi kèm với sự nhạy cảm quá mức của đường dẫn khí dẫn đến các cơn suyễn tái đi tái lại của các triệu chứng khò khè, khó thở, nặng ngực và ho. Các triệu chứng này đặc biệt thường xảy ra vào ban đêm hoặc sáng sớm. Các cơn suyễn đi kèm với việc lan rộng – nhưng rất thay đổi – của sự tắc nghẽn đường dẫn khí bên trong phổi mà thường là hồi phục tự nhiên hay do điều trị. Hen suyễn là một bệnh mạn tính - bệnh mạn tính có nghĩa là nó luôn đi

Một phần của tài liệu hiện trạng vệ sinh môi trường tại thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w