Các nguyên ly ùthiết kế cảnh quan hoa viên

Một phần của tài liệu Tài liệu CẢNH QUAN ĐÔ THỊ pdf (Trang 92 - 93)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐƠ THỊ

6.4. Các nguyên ly ùthiết kế cảnh quan hoa viên

Trong quá trình thiết kế bản vẽ một khu vực hoa viên, nhà thiết kế luơn luơn

phải tuân theo các nguyên lý cơ bản nhất đĩ là bố cục cảnh quan hoa viên, kĩ xảo tạo

hình, trang trí khơng gian cảnh quan hoa viên, và các quy luật bố cục chủ yếu.

Một vấn đề cần được quan tâm khi chọn loài cây và thiết kế cây xanh là cần tạo

sự phối hợp theo đặc điểm loài cây, màu sắc, chiều cao…và cần tuân theo những

nguyên tắc trong thiết kế.

6.4.1 Các cơ sở của việc bố cục cảnh quan hoa viên

Mỗi một bố cục cảnh quan hoa viên cĩ tốt lên được giá trị thẩm mỹ hay khơng

phụ thuộc vào các giác quan của con người, chủ yếu là thị giác. Song hiệu qủa thu nhận

ra sao cịn phụ thuộc vào các điều kiện nhìn, bao gồm điểm nhìn, tầm nhìn và gĩc nhìn.

6.4.1.1. Điểm nhìn

Điểm nhìn là vị trí đứng nhìn. Nếu vị trí nhìn cùng chiều với ánh sáng thì chi tiết

của các vật thể được nhìn nổi rõ. Ngược lại, khi vị trí ngược chiều ánh sáng thì chi tiết

của các vật thể bị lu mờ đi, cịn đường bao vật thể nổi rõ hơn do sự tương phản của

khoảng sáng bao quanh và diện tối tồn thân của vật thể.

6.4.1.2. Tầm nhìn

Tầm nhìn là khoảng cách từ điểm nhìn tới tiêu điểm nhìn (vật thể được nhìn). Khoảng cách này cĩ mối quan hệ gắn bĩ với đặc tính quang học của mắt, chiều cao và ngang của vật thể và chi tiết, chất liệu bề mặt vật thể (cấu trúc mặt ngoài).

Đặc tính quang học của mắt người bình thường cho phép nhìn rõ trong gĩc hình nĩn 28o. Với gĩc này tương quan giữa khoảng cách nhìn và chiều cao, ngang của vật

thể là 2 thì cho phép thu nhận trọn vẹn toàn thể vật thể D/2L (2H). Song nếu muốn quan

sát vật thể trong khơng gian rộng cĩ bầu trời, cây cỏ xung quanh, cần được nhìn dưới

gĩc 18o, nghĩa là D/3L (3H). Như vậy, tỉ lệ D/L (H) là tương quan quan trọng để xác định chất lượng khơng gian.

Nếu D/L (H) nhỏ hơn 1: tác động nội tại của các thành phần bao quanh khơng

gian là rất mạnh mẽ, khơng gian nhỏ hẹp, con người cảm thấy kín, khĩ thở và sợ hãi. D/L (H) bằng 1: cảm giác cĩ sự cân bằng tỷ lệ với con người, gây ấn tượng thân

mật, gần gũi.

D/L (H) từ 1 – 2, con người vẫn cịn cĩ cảm giác cân xứng; D/L (H) > 2 thì khơng gian trở nên bao la, trống chếnh, kém lực hút và mối quan hệ giữa các thành phần tạo khơng gian trở nên lỏng lẻo.

Song nếu L hay H cĩ kích thước từ 150 m trở lên, để nhìn được trọn vẹn vật thể,

tức D/L (H) = 2 thì phải đứng cách xa 300 m. Ở khoảng cách này khơng thể nhìn thấy

chi tiết, chất liệu trang trí bề mặt vật thể. Do đĩ khi thiết kế cảnh quan hoa viên cần

phải lưu ý đặc điểm quan trọng này.

Qua điều tra xã hội học, D cĩ kính thước khơng quá 25 m là khoảng cách nhìn rõ, hợp lý và gần gũi. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia thiết kế cảnh quan hoa

viên, cải tạo mảng cây xanh cũng cần theo một module tương tự như bước cột trong

thiết kế cơng trình. Module trong thiết kế cảnh quan hợp lý là 21 – 24 m. Đây được coi

là một đơn vị tiêu chuẩn trong thiết kế cảnh quan gần với tỉ lệ của con người.

6.4.1.3.Gĩc nhìn

Gĩc nhìn là hướng nhìn vật thể. Mỗi một vật thể cĩ nhiều hướng nhìn khác nhau dẫn đến sự thay đổi tương ứng của viễn cảnh và hình dạng của các vật thể trong bố cục.

Hướng nhìn liên quan đến việc di chuyển điểm nhìn. Nếu tốc độ di chuyển

nhanh, hình ảnh lưu trên võng mạc quá ngắn chưa thể nhận rõ chi tiết bên trong vật thể. Ngược lại, tốc độ di chuyển chậm, thời gian thu nhận lâu, nhận biết chi tiết rõ nét hơn. Do đĩ khi thiết kế cảnh quan cần lưu ý kênh thị giác của tuyến đi bộ và cơ giới (Hàn Tất Ngạn, 1999).

Một phần của tài liệu Tài liệu CẢNH QUAN ĐÔ THỊ pdf (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)