Thủ tục xét xử đối với bị cáo là ngời cha thành niên 1 Vài nét về việc xét xử vụ án hình sự

Một phần của tài liệu thủ tục xét xử những vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 28 - 29)

2.1.1. Vài nét về việc xét xử vụ án hình sự

Xét xử là giai đoạn trung tâm, quyết định quá trình giải quyết vụ án từ khi khởi tố điều tra đến khi đa bị cáo ra trớc Tòa án. Một ngời dù phạm tội bị bắt quả tang, bị bắt khẩn cấp, bị Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố và bị Viện kiểm sát truy tố thì họ cũng cha bị coi là có tội nếu nh cha bị Tòa án kết án và bản án có hiệu lực pháp luật. Điều 72 Hiến pháp năm 1992 đã đợc sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25-12-2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10 và Điều 9 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành đều quy định: "Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi cha có bản án

kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật". Quy định này càng thể hiện tầm

quan trọng của giai đoạn xét xử.

Trong quá trình xét xử, mọi chứng cứ, tài liệu mà Cơ quan điều tra thu thập trong quá trình điều tra đợc xem xét một cách công khai, những ngời tham gia tố tụng đợc tranh luận, đối đáp với nhau trớc Tòa án, ngời này biết ngời khác khai nh thế nào? Tại phiên tòa, Tòa án còn kiểm tra tính hợp pháp trong hoạt động của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và những ngời tham gia tố tụng khác khác.

Để đạt đợc mục đích yêu cầu của hoạt động xét xử, Tòa án và những ngời tiến hành tố tụng trong giai đoạn xét xử phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự từ khâu chuẩn bị đến việc xét xử tại phiên tòa và cuối cùng là tuyên án. Một phiên tòa công khai, xét xử đúng ng- ời, đúng tội, bảo đảm tranh tụng dân chủ với ngời bào chữa và những ngời

tham gia tố tụng khác là một thành công của hoạt động xét xử.

Một phiên tòa hình sự dù chỉ có một bị cáo hay nhiều bị cáo, dù bị cáo bị truy tố về tội phạm ít nghiêm trọng hay tội nghiêm trọng; thời gian xét xử có thể chỉ xảy ra trong một ngày hay nhiều ngày, cũng đều phải tuân theo một trình tự nhất định bao gồm các bớc (các giai đoạn): Thủ tục bắt đầu phiên tòa, xét hỏi tại phiên tòa, tranh luận tại phiên tòa, nghị án và tuyên án. Từng giai đoạn, pháp luật quy định rất chặt chẽ nhằm bảo đảm việc xét xử của Tòa án công minh, dân chủ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của những ngời tham gia tố tụng.

Việc xét xử tại phiên tòa đòi hỏi những ngời tiến hành tố tụng mà trớc hết là Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không chỉ cần trình độ chuyên môn giỏi mà phải có kinh nghiệm xét xử, kinh nghiệm điều khiển phiên tòa, xử lý tốt các tình huống xảy ra tại phiên tòa v.v... Có thể nói, điều khiển phiên tòa là một nghệ thuật, nó là thớc đo đánh giá trình độ nghiệp vụ, năng lực công tác của ngời tiến hành tố tụng. Thực tiễn xét xử cho thấy, có nhiều phiên tòa đợc công chúng khen ngợi là công minh, nhng cũng không ít phiên tòa không đạt yêu cầu thậm chí gây sự bất bình cho những ngời dự phiên tòa, mặc dù bản án không trái pháp luật nhng tính thuyết phục không cao, không đợc nhân dân đồng tình chỉ vì những ngời tiến hành tố tụng, nhất là Thẩm phán chủ tọa phiên tòa và Kiểm sát viên thiếu tôn trọng những ngời tham gia tố tụng và công chúng dự phiên tòa. Vì vậy, nghiên cứu các quy định của pháp luật về thủ tục tại phiên tòa để vận dụng trong thực tiễn xét xử là rất cần thiết, không chỉ đối với ngời tiến hành tố tụng mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với ngời tham gia tố tụng và mọi công dân để thực hiện việc kiểm tra giám sát hoạt động xét xử của Toà án và Viện kiểm sát.

Một phần của tài liệu thủ tục xét xử những vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 28 - 29)