Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu hoàn thiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp đông nam á (Trang 95 - 104)

Mục tiêu nhiệm vụ.

Con người là nhân tố quyết định trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh. Cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, năng lực và tâm huyết với Ngân hàng, chấp nhận mọi thách thức để đưa Ngân hàng đến thành công. Đội ngũ nhân viên cần đáp ứng sự đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm dịch vụ của các khách hàng lớn. Đồng thời, có khả năng tiếp cận với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để hướng dẫn họ sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng.

Seabank phải xây dựng được hệ thống quản trị nguồn nhân lực như sau:

- Phân tích cấu trúc hệ thống nhân sự bao gồm cả hiện tại và dự báo phát triển theo chiến lược kinh doanh, từ đó đưa ra mô hình tổ chức bộ máy, nhu cầu về nguồn nhân lực trong từng giai đoạn và kế hoạch tuyển dụng, quy hoạch cán bộ, đào tạo cán bộ trong từng thời kỳ.

- áp dụng hệ thống lương, phúc lợi, khen thưởng để có sự công bằng trong nội bộ, thu hút, động viên và phát huy tối đa khả năng của mỗi cán bộ, nhân viên và có tính cạnh tranh với thị trường bên ngoài.

- Thiết lập chỉ tiêu và xét duyệt mức độ hoàn thành công việc của nhân viên

- Xây dựng chính sách định hướng nghề nghiệp và phát triển nhân viên.

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp

3.2.1. Về hệ thống chấm điểm, xếp hạng.

3.2.1.1. Chỉnh sửa hệ thống.`

+ Điều chỉnh tỷ trọng các chỉ tiêu: Các chỉ tiêu định tính, phi tài chính là những chỉ tiêu quan trọng, phàn ánh khả năng triển vọng phát triển của doanh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp. Đặc biệt là với những món vay có thời gian dài thì các chỉ tiêu phi tài chính này lại thể hiện rõ nét khả năng tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay các chỉ tiêu này lại không được quan tâm đúng mức, chỉ tiêu này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, không đúng với tầm ảnh hưởng của nó đối với doanh nghiệp. Vì vậy cần điều chỉnh sao cho tỷ trọng của nó phù hợp, đúng đắn hơn.

+ Trong 10 chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá vẫn còn có quan hệ với nhau mà không hoàn toàn độc lập, do đó việc sử dụng cả 10 chỉ tiêu là không cần thiết.Ví dụ như Techcombank chỉ sử dụng 5 chỉ tiêu để đánh giá:

Nhóm chỉ tiêu thanh toán: khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh.

Nhóm chỉ tiêu cân nợ: Tỷ số nợ = Tổng nợ/ Tổng nguồn vốn. Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời: Lợi nhuận ròng,

Tỷ suất lợi nhuận ròng/ Vốn chủ sở hữu. + Bổ sung: Có những chỉ tiêu thay đổi khi mà nền kinh tế có sự thay đổi. Có những chỉ tiêu cũng quan trọng không kém những chỉ tiêu đã được đưa ra để đánh giá chấm điểm như chỉ tiêu về trình độ khoa học công nghệ,...lại

thuật tiên tiến của thế giới thì có khả năng cạnh tranh cao, có tiềm năng phát triển lớn.

3.2.1.2. Xem xét, ban hành quy trình chấm điểm, xếp hạng

+ Bộ phận chấm điểm: Hiện tại ta có thể thấy phòng quản lý rủi ro hoàn toàn tách bạch với phòng kinh doanh, do đó cần phải có sự trao đổi thông tin khách hàng giữa hai phòng nhằm đem lại hiệu quả cho quá trình chấm điểm tín dụng. Mỗi cán bộ tín dụng nên chuyên trách một mảng lĩnh vực, ngành nghề để chuyên sâu hơn và tránh ôm đồm.

+ Về lưu trữ kết quả: Công tác lưu trữ kết quả nên để cho phòng quản lý rủi ro chuyên trách để tiện cho việc theo dõi và tái thẩm định.

3.2.2. Về ứng dụng trong xác định giới hạn tín dụng

Xác định giới hạn tín dụng cần căn cứ vào kết quả chấm điểm. Chấm điểm tín dụng là một quá trình công phu, cần thận và cho kết quả chính xác. Do đó việc căn cứ vào kết quả đó để đưa ra giới hạn tín dụng sẽ có giá trị tin cậy cao.

+ Nên dùng chỉ tiêu vốn chủ sở hữu để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có quy mô lớn nhưng lại sử dụng chủ yếu là vốn vay thì cần phải xem xét cẩn thận, tỉ mỉ.

3.2.3. Giải pháp về cách xác định giới hạn tín dụng trên cơ sở xếp hạng doanh nghiệp.

Sau đây là bảng gợi ý cho công tác xác định giới hạn tín dụng dựa trên kết quả chấm điểm tín dụng doanh nghiệp.

AAA AA A BBB BB B CCC CC C D Chỉ tiêu chung GHTD(max) 2500 2400 800 600 450 300 200 GHTD/VCSH(min) 2.5 2.3 2.0 1.8 1.4 1.2 1.0 0 0 0 GHTD/VCSH(max) 10 10 9 8 7 6 5 0 0 0 Xây dựng GHTD(max) 1000 960 320 240 180 120 80 GHTD/VCSH(min) 1.3 1.1 1 0.9 0.7 0.6 0.5 0 0 0 GHTD/VCSH(max) 5.0 5.0 4.5 4 3.5 3 2.5 0 0 0 Thương mại, dịch vụ GHTD(max) 2250 2160` 720 540 405 270 180 GHTD/VCSH(min) 3.2 2.8 2.5 2.3 1.8 1.5 1.3 0 0 0 GHTD/VCSH(max) 12.5 12.5 11.3 10 8.8 7.5 6.3 0 0 0 Nông lâm sản GHTD(max) 1000 960 320 240 180 120 80 GHTD/VCSH(min) 2.5 2.3 2 1.8 1.4 1.2 1 0 0 0 GHTD/VCSh(max) 10 10 9 8 7 6 5 0 0 0 Công nghiệp GHTD(max) 2500 2400 800 600 450 300 200 GHTD/VCSH(min) 2.5 2.3 2.0 1.8 1.4 1.2 1.0 0 0 0 GHTD/VCSH(max) 10 10 9 8 7 6 5 0 0 0 Trong đó, đơn vị tính là tỷ đồng,

GHTD (max) là mức giới hạn tín dụng tối đa đối với các doanh nghiệp ứng với từng ngành, lĩnh vực khác nhau.

GHTD/VCSH (max) là tỷ trọng tối đa của giới hạn tín dụng với vốn chủ sở hữu.

3.2.4 Về việc thu thập thông tin

Cán bộ tín dụng nên thu thập lưu trữ thông tin từ các nguồn khác. Mở rộng hợp tác trao đổi thông tin giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống và cả các ngân hàng khác. Phát động các cán bộ tín dụng tích cực thu thập thông tin qua sách báo, tạp chí, internet.... để có thêm thông tin về các doanh nghiệp. Kiểm toán các báo cáo của doanh nghiệp để tăng độ tin cậy của thông tin.

3.2.5 Về xây dựng nguồn lực cho công tác chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp.

+ Đào tạo cán bộ tín dụng: Chấm điểm tín dụng là một công tác toàn diện, không chỉ tính toán các chỉ tiêu tài chính mà còn phải xác định các chỉ tiêu phi tài chính, thẩm định về phương án kinh doanh, về rủi ro. Yêu cầu như vậy đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải có một tầm hiểu biết đầy đủ và toàn diện. Bất cứ một yếu tố nào trong xã hội về kinh tế, chính trị, văn hoá cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một cán bộ tín dụng có kiến thức tổng hợp và bao quát có thể tránh cho ngân hàng gặp rủi ro, tránh gây thiệt hại cho ngân hàng. Các cán bộ tín dụng phải biết cách dự tính các rủi ro: rủi ro từ khách hàng, rủi ro tài chính..., từ đó đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phát triển các chế độ đãi ngộ thích hợp, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ tín dụng : Để đào tạo được một đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi có chuyên môn đòi hỏi thời gian dài và chi phí cao, do đó bên cạnh việc tuyển dụng phổ thông thì có thể tuyển dụng các cán bộ của tổ chức khác, giàu kinh nghiệm hơn để có thể là người hướng dẫn cho các cán bộ trẻ. Ngoài ra cũng có thể cử các cán bộ đi ra nước ngoài học tập đề đào tạo theo phương thức tiên tiến, hiện đại.

Tín dụng cũng là một công việc vất vả, đòi hỏi trình độ và sự tập trung cao, do đó cần phải có một sự đãi ngộ về lương bổng, thưởng để khuyến khích nhân viên làm việc có hiệu quả hơn và có tinh thần trách nhiệm hơn với công việc.

3.3. Một số kiến nghị với cơ quan có liên quan.

Hiện nay, vấn đề khó khăn đối với các ngân hàng trong công tác thẩm định tín dụng của doanh nghiệp là chất lượng thông tin. Đề cải thiện tình hình này thì nên sử dụng hệ số trung bình ngành, nhóm ngành do cơ quan thống kê thông báo hàng năm làm một trong các tiêu chí để so sánh. Mặt khác cũng nên sử dụng các kết quả chấm điểm của các tổ chức có uy tín khác để xem xét. Bên cạnh đó để có được thông tin hoàn chỉnh, chính xác thì cần có một hệ thống chuẩn mực kế toán và hệ thống tài khoản về phân ngành kinh tế.

Cần cải tiến và ứng dụng các khoa học công nghệ hiện đại giúp ích cho việc thu thập thông tin, xử lý, phân tích, chấm điểm tín dụng.

Để đạt được như vậy cần có sự quan tâm của Bộ Tài chính, Chính Phủ, Tổng cục thống kê và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

• Quản lý chặt hơn nợ xấu

Ngân hàng Nhà Nước cần đưa ra các Quyết định để quản lý chặt chẽ hơn nợ xấu. Tuy nhiên, khi Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước được xem là một bước chuyển mới trong việc xác định và phân loại nợ xấu tại các tổ chức tín dụng. Việc xây dựng đề án xếp hạng tín dụng nội bộ, được giao cho mỗi thành viên, sẽ phản ánh năng lực của chính ngân hàng đó, đồng thời tạo sử chủ động và sát với điều kiện thực tế của mỗi ngân hàng. Điểm chung là nợ xấu của hệ thống sẽ được quản lý chặt chẽ hơn, hiện đại hơn.

Chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp chỉ chính xác khi thông tin về doanh nghiệp là minh bạch, không có gian lận.Vậy cần có sự quan tâm nhiều hơn của Ngân hàng nhà nước, Bộ chính trị và cần có một bên thứ 3 đứng ra chứng minh tính minh bạch của thông tin doanh nghiệp cung cấp. Đó chính là các Công ty kiểm toán

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, khi mà các doanh nghiệp xuất hiện ồ ạt và ngày càng lớn mạnh đòi hỏi một lượng vốn lớn.Vai trò quan trọng của chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp đã được các ngân hàng quan tâm và triển khai thực hiện công tác này.Nhờ có quá trình chấm điểm tín dụng đã giúp ngân hàng giảm bớt rủi ro tín dụng, đưa ra được những quyết định cho vay đúng đắn.Tuy nhiên do mới đưa vào triển khai thực hiện công tác này nên nó vẫn còn một số hạn chế nhất định trong việc thực hiện.

Với mong muốn được góp những hiểu biết của mình thu được cho công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp, bài viết đã cố gắng giúp người đọc có cái nhìn cơ bản và hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp bằng cách hệ thống hoá lại những vấn đề cơ bản về hoạt động này. Đồng thời bài viết cũng muốn cho người đọc thấy tầm quan trọng của hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp nói chung, những vấn đề cụ thể thực trạng của NHTM Đông Nam Á còn gặp phải trong hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp và những giải pháp,kiến nghị có tính thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại NHTM Đông Nam Á.

Tất nhiên với sự hạn chế của kiến thức, chuyên đề thực tập của em đã không thể tránh khỏi những thiếu sót không mong muốn. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để có thể hoàn thiện đề tài nghiên cứu tốt hơn sau này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Quản trị thương mại của tác giả Peter Rose, NXB Tài chính 2001 2. Giáo trình Tiền tệ - ngân hàng và thị trường tài chính, tác giả Ferderic

S. Mishkin – NXB Khoa học kỹ thuật.

3. Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, chủ biên TS Nguyễn Hữu tài – NXB Thống kê

4. Luật NHNN và các TCTD.

5. Quyết định cho vay số 1627/2001/QĐNHNN của Thống Đốc NHNN. 6. Quy định 493 của NHNN.

7. Tạp chí Ngân hàng.

8. Các văn bản quyết định nội bộ NHTMCP Đông Nam Á.

9. Giáo trình tài chính doanh nghiệp, PGS.TS. Lưu Thị Hương, NXB Thống Kê.

10.Giáo trình Ngân hàng Thương mại, PGS.TS. Phan Thị Thu Hà, NXB Thống Kê. 11. Các website: www.seabank.com.vn www.taichinhvietnam.com www.mof.gov.vn www.hiephoinganhang.vn

MỤC LỤC

A...39

Sơ đồ cơ cấu tổ chức...50

2.2.2. Hoạt động tín dụng...53

Nhìn vào bảng số liệu dưới đây ta thấy hoạt động thanh toán quốc tế có doanh số năm sau luôn cao hơn so với năm trước: doanh số năm 2006 đạt 1.285 tỷ tăng 1.85 lần so với năm 2005,năm 2007 đạt 4.026 tỷ,tăng 213% so với năm 2006, năm 2008 đạt 16 tỷ VND tăng 232% so với doanh số 2007, đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong hoạt động thanh toán quốc tế...56

2.2.4. Công tác phát triển mạng lưới chi nhánh...57

2.2.5. Công nghệ ngân hàng...57 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1 Mục tiêu, phương án hoạt động trong thời gian tới...92

3.1.1 Mục tiêu...92

3.1.2 Phương án hoạt động...92

3.1.2.1 Tăng vốn cổ phần, cơ cấu lại vốn chủ sở hữu nhằm tăng thêm quy mô hoạt động, tiềm lực tài chính và khả năng cạnh tranh thị trường...92

3.1.2.2. Tăng nguồn vốn huy động...93

3.1.2.3. Hoạt động tín dụng và đầu tư...93

3.1.2.4. Phát triển dịch vụ và kinh doanh ngoại tệ...94

3.1.2.5.Phát triển mạng lưới...95

3.1.2.6. Phát triển nguồn nhân lực...95

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DN : Doanh nghiệp

NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NHNN : Ngân hàng nhà nước

TSNH : Tài sản ngắn hạn TSĐB : Tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu hoàn thiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp đông nam á (Trang 95 - 104)