Công nghệ ngân hàng

Một phần của tài liệu hoàn thiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp đông nam á (Trang 57)

Việc ứng dụng và phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại là vấn đề tất yếu mang tính sống còn của các ngân hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Năm 2006, SeABank đã mạnh dạn đầu tư mới

phần mềm quản trị ngân hàng (Core Banking) T24 của hãng Temenos (Thuỵ Sĩ) - một trong những phần mềm hiện đại nhất hiện nay. Đây thực sự là một bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hóa cơ sở hạ tầng công nghệ của SeABank. Hệ thống này sẽ là nền tảng công nghệ để SeABank nhanh chóng phát triển sản phẩm mới, kịp thời cải tiến các quy trình hiện đại để đáp ứng nhanh hơn các nhu cầu đa dạng và phong phú của thị trường thực hiện cam kết không ngừng phát triển, nâng cao uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.

Phiên bản mới nhất của phần mềm quản trị này với các tính năng tiên tiến như hỗ trợ đa máy chủ (Multi server), cho phép chạy trên nhiều máy chủ khác nhau, cải thiện đáng kể tốc độ hạch toán và truy xuất thông tin, tăng hiệu suất giao dịch. T24 cho phép thực hiện đồng thời tới 1000 giao dịch/giây, 110000 cùng truy cập và quản trị tới 50 triệu tài khoản khách hàng. T24 đặc biệt nổi trội với tính năng hỗ trợ thực hiện giao dịch qua hệ thống đến 24h/ngày, xoá bỏ tình trạng giao dịch qua hệ thống ngừng trệ trong thời gian quyết toán theo phương thức khoá ngày truyền thống.

Việc triển khai dự án này nằm trong kế hoạch phát triển toàn diện của SeABank, thể hiện bước đi đúng đắn của Ngân hàng Nhà nước về việc đổi mới và áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại. Phần mềm T24 không chỉ đáp ứng được nghiệp vụ kinh doanh hiện tại của ngân hàng mà đặc biệt còn mở còn mở ra một hướng phát triển các nghiệp vụ hiện đại trong tương lai. T24 cũng đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng trong quá trình thực hiện các giao dịch với Ngân hàng. Điều này thực sự có ý nghĩa lớn trong việc làm thay đổi căn bản cơ cấu nguồn thu từ dịch vụ của ngân hàng. Hệ thống này sẽ là nền tảng công nghệ để SeABank nhanh chóng phát triển sản phẩm mới, kịp thời cải tiến các quy trình hiện đại để đáp ứng nhanh hơn các nhu cầu đa dạng và phong phú của thị trường thực hiện cam két không ngừng phát triển, nâng cao

2.2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng : Kết quả hoạt động kinh doanh của Seabank từ 2006-2008 (đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2006

Năm 2007 Năm 2008

số tiền So với 2006 số tiền So với 2008

+/- % +/- %

Doanh thu 629.2 984.93 355.73 56.53 1172.2 187.22 19.00 Chi phí 491.8 576.18 84.38 17.16 715.1 138.92 24.11 Lợi nhuận 137.04 408.75 271.35 198 457 48.25 12.00

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Seabank)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy trong các năm qua, tốc độ tăng trưởng hoạt động kinh doanh của Seabank liên tục tăng nhanh qua các năm, tốc độ tăng của tổng thu luôn lớn hơn của tổng chi: tổng lợi nhuận năm 2007 đạt 408.75 tỷ đồng tăng 271.35 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng là 198% so với năm 2006, đây có thể cho thấy là một con số tưởng cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc. Tuy nhiên năm 2008 là một năm đầy sóng gió đối với nền kinh tế và do vậy, hoạt động kinh doanh của ngân hàng với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế cũng không tránh khỏi những khó khăn nhất định, cụ thể, doanh thu tăng nhưng tốc độ tăng đã giảm đi so với năm 2007. Chi phí tăng lên đáng kể, có thể thấy cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng vào những tháng đầu năm 2008 khiến ngân hàng phải chịu một chi phí trả lãi cao ngất ngưởng, đây là nguyên nhân chính khiến chi phí của ngân hàng tăng lên nhiều như vậy. Trong khi đó thì lãi suất cho vay ra chưa tăng kịp so với tốc độ tăng của lãi suất huy động. Tới cuối năm 2008, tình hình lãi suất đã bớt căng thẳng và dần dần bình ổn nhưng lại thật khó khăn khi tìm đầu ra cho số vốn huy động được, khi mà các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Kết quả là tuy vẫn thu được lợi nhuận nhưng lợi nhuận tăng rất ít, chỉ tăng 12% so với năm 2007, do tốc độ tăng của chi phí tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Với kết quả kinh doanh nói trên, có thể nói rằng tuy trong năm 2008, lợi nhuận thu được là không cao, xong đó là những khó khăn chung mà ngân hàng phải gánh chịu

trong thời kỳ khủng hoảng, nhìn chung Ngân hàng vẫn hoàn thành tốt công tác quản lý chi phí hoạt động tài chính của mình.

2.3. Thực trạng hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp NHTMCP Đông Nam Á

2.3.1. Cơ sở xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại NHTMCP Đông Nam Á

- Căn cứ Điều lệ Ngân hàng TMCP Đông Nam Á;

- Căn cứ Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ. trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng; được sửa đổi, bổ sung bằng Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007;

- Căn cứ Quy chế cho vay đối với khách hàng của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á kèm theo Quyết định 502/2007/QĐ-HĐQT ngà 12/11/2007 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đông Nam Á;

- Căn cứ vào tời trình phê duyệt của Hội đồng quản trị số 2560/TT-TGđ ngày 14 tháng 4 năm 2008 về chủ trương ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NHTMCP Đông Nam Á.

Ngày 27-8-2008 Tổng giám đốc ngân hàng đưa ra Quyết định số 2687/2008/QĐ-TGĐ về việc ban han hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.

Sau một thời gian triển khai và chấm thử một số khách hàng, Phòng quản lý rủi ro đã phối hợp với phòng Điện toán Hội sở xây dựng và hoàn thiện module xếp hạng tín dụng nội bộ của Seabank trên phần mềm T24_ phần mềm quản trị ngân hàng (Core Banking) T24 của hãng Temenos (Thuỵ Sĩ).Phiên bản mới nhất của phần mềm quản trị này với các tính năng tiên tiến như hỗ trợ đa máy chủ (Multi server), cho phép chạy trên nhiều máy chủ khác

giao dịch.Do đó, Tổng giám đốc yêu cầu các đơn vị trên toàn hệ thống SeaBank triển khai thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ theo” Hướng dẫn chấm điểm khách hàng” đi kèm công văn số 3260-CV-ĐNA về việc triển khai chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ

2.3.2. Căn cứ xếp hạng tín dụng nội bộ

• Hồ sơ pháp lý và ngành nghề kinh doanh của khách hàng;

• Các chỉ tiêu kinh tế tài chính có liên quan đến hoạt động kinh doanh, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết của khách hàng;

• Mức độ tín nhiệm của khách hàng trong các giao dịch với SeaBank và của các tổ chức tín dụng khác;

• Chuyên viên khách hàng và thẩm định thu nhập các thông tin liên quan đến khách hàng vay, bao gồm cả các thông tin mang tính chất định tính và định lượng, so sánh với những tiêu chuẩn đã được xây dựng cho từng loại hình khách hàng, từng ngành nghề và tương ứng với từng quy mô doanh nghiệp để cho điểm từng chỉ tiêu;

• Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng cho từng đối tượng khách hàng doanh nghiệp theo từng ngành nghề trên cơ sở hệ thống của chỉ tiêu tài chính và hệ thống chỉ tiêu phi tài chính;

• Các thông tin phai tài chính sẽ phải được xác nhận bởi các tài liệu và thông tin lưu trong hồ sơ tín dụng .

2.3.3.Nội dung công tác chấm điểm tín dụng

2.3.3.1. Phần chỉ tiêu tài chính

Dưới đây là các tiêu chí được sử dụng trong phần đánh giá các chỉ số tài chính khi cho điểm tín dụng cho các DN vay vốn:

- Quy mô DN lớn, trung bình, nhỏ. - Lĩnh vực:

+ Thương mại và dịch vụ + Xây dựng

+ Sản xuất

Việc cho điểm các chỉ số tài chính trong từng lĩnh vực kinh doanh theo Quy định 57 của NHNN.

Seabank sử dụng 10 chỉ tiêu tài chính được tính dựa theo báo cáo tài chính để đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu Thanh khoản

1. Khả năng thanh khoản = Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn ngắn hạn.

2. Khả năng thanh toán nhanh = ( Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn.

Chỉ tiêu hoạt động

3. Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ Giá trị hàng tồn kho bình quân.

4. Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần / TSNH bình quân

5. Vòng quay các khoản phải thu= Doanh thu thuần/ Các khoản phải thu bình quân

6. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần/ Giá trị còn lại của tài sản cố định bình quân.

Chỉ tiêu cân nợ

7. Hệ số tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu thu nhập

8. Tỷ suất lợi nhuận / Doanh thu

9. Thu nhập trước thuế/ Tổng tài sản ( ROA)

10.Tổng thu nhập trước thuế/ Nguồn vốn chủ sở hữu ( ROE)

Các thang điểm đối với các ngành nông lâm thuỷ sản, thương mại, sản xuất, xây dựng sẽ được trình bày ở phần I

Với phần mềm T24 Seabank đã xây dựng được một hệ thống các chỉ tiêu phi tài chính khá toàn diện.Bao gồm 24 chỉ tiêu và cách chấm điểm cụ thể như sau :

2.3.3.3. Xếp hạng

Đây là bước cuối cùng trong quá trình chấm điểm tín dụng trước khi cán bộ tín dụng lập tờ trình lên hội đồng tín dụng để xem xét phương án cho vay của doanh nghiệp. Bảng chấm điểm xếp hạng của Seabank cũng tương tự như bàng chấm điểm của một số ngân hàng khác nhưng tương đối khắt khe hơn. Việc thắt chặt công tác chấm điểm tín dụng cũng sẽ góp phần giảm bớt rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

Bảng xếp hạng gồm các hạng sau được phân chia theo điểm:

Điểm Xếp hạng Rủi ro > 92.4 AAA Thấp 84.8 – 92.3 AA Thấp 77.2 – 84.7 A Thấp 69.6 – 77.1 BBB Trung bình 62.0 – 69.5 BB Trung bình 54.4 – 61.9 B Trên trung bình 46.8 – 54.3 CCC Cao 39.2 – 46.7 CC Cao 31.6 – 39.1 C Cao < 31.6 D Đặc biệt cao

2.3.3.4. Hướng dẫn chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp trên phần mềm T24 của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

2.3.3.5. Những trường hợp không phải thực hiện chấm điểm và xếp hạng khách hàng

• Khách hàng có dư nợ tại thời điểm đánh giá mà khoản nợ này trước đây đã được SeABank xử lý nợ bằng quỹ dự phòng rủi ro ( hạng D)

• Khách hàng bị âm vốn chủ sở hữu hoặc kinh doanh thua lỗ trong năm tài chính gần nhất ( hạng D)

• Khách hàng có nợ quá hạn trên 360 ngày tại thời điểm đánh giá ( hạng D)

• Khách hàng có dư nợ đảm bảo 100% bằng sổ tiết kiệm do SeABank phát hành hoặc đảm bảo 100% bằng tiền trên tài khoản tiền gửi tại SeABank;

• Khách hàng mới thành lập, hoạt động chưa đủ năm, chưa có báo cáo tài chính; hoặc khách hàng mới thành lập, đã có báo cáo tài chính nhưng trên báo cáo tài chính không có số đầu kỳ. Đối với nhóm khách hàng này, các đơn vị chấm điểm xếp ngay các khách hàng vào hạng mục rủi ro trung bình ( hạng BB);

• Khách hàng chỉ có các khoản vay bằng nguồn vốn tài trợ uỷ thác của bên thứ ba mà bên thứ ba cam kết chịu toàn bộ trách nhiệm xử lý rủi ro khi xảy ra;

2.3.3.6 . Thời gian, quy trình đánh giá, xếp loại khách hàng

Định kỳ, đơn vị kinh doanh tổ chức chấm điểm và xếp hạng khách hàng trên cơ sở báo cáo tài chính năm gần nhất và các thông tin cập nhập nhất thu thập được liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Đối với khách hàng đã có dư nợ tại SeaBank sẽ được các đơn vị kinh doanh thực hiện chấm điểm và xếp hạng khách hàng vào mỗi quý một lần và được thực hiện trong thời gian 3 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo

cuối ngày 30/11 ( đối với kỳ chấm điểm xếp hạng của quý IV). Riêng đối với Quý IV các đơn vị kinh doanh thực hiện chấm điểm và xếp hạng khách hàng xong trước ngày 3 tháng 12.

Trường hợp khách hàng lần đầu tiên đặt quan hệ tín dụng với SeABank và trường hợp khách hàng có kỳ chấm điểm gần nhất cách thời điểm vay vốn quá 3 tháng, các đơn vị kinh doanh thực hiện ngay việc chấm điểm, xếp hạng khách hàng. Các lần chấm điểm và xếp hạng tương tự đinh kỳ như với khách hàng đã dư nợ tại SeABank.

Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng tại nhiều Đon vị kinh doanh trong hệ thống SeABank thì từng Đơn vị kinh doanh thực hiện độc lập chấm điểm và xếp hạng khách hàng. Nếu kết quả xếp hạng tại các Đơn vị kinh doanh có sự khác biệt nhau thì hạng của khách hàng này tại toàn hệ thống SeABank được lấy theo kết quả của Đơn vị kinh doanh xếp hạng thấp nhất

Sau mỗi kỳ xếp hạng, các đơn vị chấm điểm phải gửi báo cáo kết quả xếp hạng khách hàng theo mẫu của Ngân hàng thông qua phông quản lý rủi ro Hội sở trước ngày 10 của tháng tiếp theo mỗi quý.Riêng quý IV, các đơn vị chấm điểm phải gửi báo cáo trước ngày 10 của tháng 12.

2.3.4. Đánh giá công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại NHTMCP Đông Nam Á

Ngân hàng Seabank mới triển khai chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nội bộ được gần 2 năm và đến năm 2008 mới bắt đầu áp dụng phần mềm T24 để chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong năm 2008 đã sở hữu 51000 khách hàng bao gồm khách hàng doanh nghiệp, khách hàng tư nhân,…trong số đó bao gồm gần 55% là khách hàng doanh nghiệp. Nhưng không phải tất cá khách hàng doanh nghiệp của Seabank đều được chấm điểm và xếp hạng. Bởi vì quy mô của Seabank ngày càng mở rộng và ngày càng có những khách hàng mới vì vậy ngân hàng không thu thập đủ thông tin .Ngược lại, một số doanh nghiệp khác là khách

hàng cũ nhưng do có nợ xấu vượt quá chỉ tiêu ngân hàng quy định nên không chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp đó nữa và mặc định đánh giá vào hạng D. Trong số 55% khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng thì ngân hàng chỉ xếp hạng được gần 85% số doanh nghiệp trên. Tuy vậy, kết quả hoạt động tín dụng cho thấy kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp của ngân hàng phản ánh khá đúng tình hình hoạt động, khả năng tài chính của các doanh nghiệp. Trong số doanh nghiệp được xếp hạng thì các doanh nghiệp xếp hạng BBB chiếm tới 35.22 %, 14.35% doanh nghiệp xếp loại AAA, xấp xỉ 16% doanh nghiệp xếp hạng CC, và rất ít doanh nghiệp xếp hạng D.Số phần trăm còn lại được xếp theo các thứ hạng AA,A,BB,B,CCC,C lần lượt là 8%, 7.5%, 5%, 5.5%, 4%, 4%. Dưới đây là một số doanh nghiệp được chấm điểm và xếp hạng tín dụng của các doanh nghiệp này:

2.3.4.1. Một số doanh nghiệp được Ngân hàng chấm điểm, xếp hạng tín dụng và chính sách đảm bảo tiền vay đối với hạng

Khách hàng Quy mô Tổng điểm Xếp hạng

Ngành nông-lâm- ngư nghiệp

Công ty cổ phần nông lâm hoá vàng Vừa 48.8 CCC

Ngành thương mại-dịch vụ

CT TNHH TM Sài Gòn Ban Mai Lớn 78.2 A

CT CP Hỗ trợ PT tin học HiPT Nhỏ 55.6 B

CT TNHH COSH Nhỏ 69.6 BBB

TT Kỹ thuật lợn giống TW Vừa 63.4 BB

Ngành xây dựng

CT Sông Đà 1 Lớn 93 A

CT Thi công cơ giới 1 Lớn 83.2 AA

CT Xây dựng và thương mại Lớn 70.3 BBB

CT Bê tông XD Hà Nội Lớn 78.5 A

Một phần của tài liệu hoàn thiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp đông nam á (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w