Bối cảnh kinh doanh:

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động tạo lập thị trường chứng khoán tại công ty chứng khoán ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 32 - 35)

Thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động trong điều kiện nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng khá cao (trung bình 7.7%/năm). Sau 4 năm hoạt động, thị trường đã có những biến đổi và ngày càng phát triển. Năm 2004, cùng với việc Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh chính sách cổ phần hoá, kể cả các doanh nghiệp lớn (Vinamilk, Bảo Minh GMC… và tương lai sẽ là Vietcombank, Ngân hàng Nhà đồng bằng sông Cửu Long, Vinaconex…) hình thành nguồn cung hàng tiềm năng cho thị trường chứng khoán là việc Uỷ ban Chứng khoán sáp nhập vào Bộ Tài chính đã đẩy nhanh tiến độ ra văn bản pháp quy. Hàng loạt các văn bản quan trọng như Nghị định 144, 187 đã nhanh chóng đi vào thực tế tức khắc có ngay hiệu quả.

Năm 2004, thị trường chứng khoán có sự phát triển khá nhanh so với năm 2003:

-Tổng giá trị giao dịch trên thị trường tính đến 31/12/2004 đã tăng 659.81% so với cả năm 2003.

-Đến 31/12/2004 đã có 234 loại chứng khoán được niêm yết, tăng 180% về số lượng chứng khoán niêm yết và tăng 184.38% về giá trị niêm yết so với đầu năm 2004.

Về cạnh tranh, hiện nay có tới 13 công ty chứng khoán tham gia hoạt động trên thị trường dưới hai mô hình tổ chức là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Cụ thể:

Bản số 2.2

Các công ty chứng khoán trên thị trường Việt Nam hiện nay:

STT Tên công ty chứng khoán Trụ sở chính Vốn điều lệ (tỷ đồng)

Các loại hình kinh doanh được phép

1 Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC)

Hà Nội 43 Môi giới, Tự doanh, Quản lý danh mục đầu tư, Bảo lãnh phát hành chứng khoán.

2 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BSC)

Hà Nội 100 Môi giới, Tự doanh, Quản lý danh mục đầu tư, Bảo lãnh phát hành, Tư vấn đầu tư chứng khoán.

3 Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI)

Tp.HCM 20 Môi giới, tự doanh, Tư vấn đầu tư chứng khoán. 4 Công ty cổ phần Chứng khoán Đệ Nhất (FSC) Bình Dương

43 Môi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, Bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán. 5 Công ty TNHH Chứng

khoán Thăng Long (TSC)

Hà Nội 43 Môi giới, Tự doanh, Quản lý danh mục đầu tư, Bảo lãnh phát hành, Tư vấn đầu tư chứng khoán.

6 Công ty TNHH Chứng khoán Á Châu (ACBS)

Tp.HCM 43 Môi giới, Tự doanh, Quản lý danh mục đầu tư, Bảo lãnh phát hành, Tư vấn đầu tư chứng khoán.

7 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (IBS)

Hà Nội 55 Môi giới, Tự doanh, Quản lý danh mục đầu tư, Bảo lãnh phát hành, Tư vấn đầu tư chứng khoán.

8 Công ty TNHH Chứng khoán NHNO&PTNT Việt Nam (ARSC)

Hà Nội 100 Môi giới, Tự doanh, Quản lý danh mục đầu tư, Bảo lãnh phát hành, Tư vấn đầu tư chứng khoán.

9 Công ty Chứng khoán Mê Kông (MSC)

Hà Nội 6 Môi giới, Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán.

10 Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCBS)

Hà Nội 60 Môi giới, Tự doanh, Quản lý danh mục đầu tư, Bảo lãnh phát hành, Tư vấn đầu tư chứng khoán. 11 Công ty cổ phần Chứng khoán Hải Phòng (HASECO) Hải Phòng

21,75 Môi giới, tự doanh, Tư vấn đầu tư chứng khoán.

12 Công ty cổ phần Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HSC)

Tp.HCM 50 Môi giới, Tự doanh, Quản lý danh mục đầu tư, Bảo lãnh phát hành, Tư vấn đầu tư chứng khoán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13 Công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Á

Tp. HCM

21 Môi giới, tự doanh, Tư vấn đầu tư chứng khoán.

(Nguồn: Ủy ban chứng khoán Nhà nước)

Do phạm vi hoạt động khác nhau đồng thời mỗi công ty lại học tập cách thức tổ chức từ các nước khác nhau trên thế giới nên gần như không có điểm chung nào trong tổ chức của các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, tất cả các công ty chứng khoán đều thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán vì hoạt động này ít rủi ro, mức vốn pháp định không cao và được coi là hiệu quả nhất trong thời gian đầu. Hơn nữa, theo thực tế ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển thì đây là hoạt động mang lại thu nhập rất tốt có thể nói là tốt nhất trong các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán ngay cả khi thị trường rơi vào tình trạng khủng hoảng. Vì vậy, sự canh tranh trên lĩnh vực môi giới của các công ty chứng khoán trên thị trường Việt Nam là rất sôi động trong thời kỳ đầu của thị trường chứng khoán Việt

Nam.

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động tạo lập thị trường chứng khoán tại công ty chứng khoán ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 32 - 35)