Tình hình chuyển đổi và phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới theo Luật hợp tác xã

Một phần của tài liệu phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 56 - 59)

- Tiềm năng phát triển kinh tế:

2.2.2.Tình hình chuyển đổi và phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới theo Luật hợp tác xã

kiểu mới theo Luật hợp tác xã 1996

+ Đối với các địa phương đã giải thể hợp tác xã yếu kém:

Các địa phương sau khi giải thể các HTX khó khăn, yếu kém, nhìn chung tình hình sản xuất, đời sống nhân dân, tình hình KT-XH vẫn ổn định. Các địa phương này đã giải quyết cơ bản những tồn tại của HTX cũ như: bàn giao UBND xã các tài sản phục vụ sản xuất chung (trạm hạ thế điện, cơng trình thuỷ lợi… tồn bộ hồ sơ về công nợ để tiếp tục theo dõi, quản lý. Đồng thời UBND các xã củng cố ban Nông-Lâm hoặc Ban kinh tế xã để chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất và thực hiện các chương trình khuyến nơng, khuyến lâm…Một số nơi xây dựng các tổ hợp tác chuyên khâu, chuyên nghề, tổ dịch vụ điện, thuỷ nông để quản lý, sử dụng các mơ hình HTX do HTX cũ bàn giao. Nơi có đủ điều kiện thì thành lập HTX mới như ở huyện Núi Thành (3 HTX), Đại Lộc (3 HTX)…Bên cạnh đó cũng có địa phương chưa kiện tồn bộ phận chỉ đạo sản xuất nông nghiệp ở xã; từ đó việc tiếp nhận thơng tin về sản xuất, triển khai việc chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất gặp khó khăn làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nơng dân.

+ Các hợp tác xã có điều kiện chuyển đổi:

Đến tháng 1/2001 tồn tỉnh Quảng Nam có 135 HTX. Tuỳ thuộc vào khả năng về vốn liếng, năng lực quản lý điều hành của cán bộ, tài sản phục vụ

sản xuất và yêu cầu dịch vụ của hộ, các HTXNN trên địa bàn tỉnh hoạt động theo 2 loại hình sau:

HTX dịch vụ nông nghiệp- Kinh doanh tổng hợp: 92 HTX. HTX dịch vụ một số khâu cơ bản cho sản xuất nông nghiệp: 43 HTX. * Đối với các HTXNN chuyển đổi khá đạt được kết quả sau:

Các HTX tích cực cải tiến cơng tác quản lý, như áp dụng chế độ khoán, gắn trách nhiệm cho từng bộ phận, gắn thù lao với kết quả từng khâu cơng việc, thực hiện giao khốn vốn, một số HTX thực hiện tranh cử chủ nhiệm…

Tập trung xây dựng, tu bổ cơ sở vật chất phục vụ sản xuất để tạo điều kiện cho sự phát triển HTX như xây dựng mới và nâng cấp các cơng trình điện trạm bơm, kiên cố hố kênh mương, phát triển ngành nghề… Điển hình như HTX Duy Sơn 2 huyện Duy Xuyên.Tháng 6/1996, Duy Sơn 2 là HTX điểm của tỉnh thực hiện chuyển đổi HTXNN từ mơ hình cũ sang mơ hình mới, Duy sơn 2 là đơn vị đầu tiên được chọn làm điểm của tỉnh về chuyển đổi đăng ký HTX theo Nghị định 16/CP của Chính phủ và Luật HTX. Dịch vụ nơng nghiệp của HTX ln chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tồn bộ hoạt động của HTX. Năm 1999 tổng doanh thu của HTX Duy Sơn 2 là 21,19 tỷ đồng, tổng lãi trên 256 triệu đồng, trong đó doanh thu từ dịch vụ nơng nghiệp năm 1999 chiếm 1,7% doanh thu của HTX. Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý HTX đã có 14 đại học, 16 Cao đẳng và Trung cấp thuộc các ngành chun mơn và hàng trăm lao động có tay nghề.

Các HTX đổi mới phương thức hoạt động tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế hộ phát triển. Có thể nói, hộ tự chủ trong sản xuất là nhân tố làm sống động tình hình phát triển KT-XH ở nơng thơn trong những năm đổi mới, qua thực tế, những HTXNN khi chuyển sang cơ chế mới mà không thay đổi phương thức hoạt động để phục vụ kinh tế hộ phát triển thì sớm muộn cũng tan rã hoặc chỉ tồn tại trên danh nghĩa.

Một số HTX mở rộng được hình thức liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp nhà nước nhằm tăng lực vốn,

giải quyết việc làm, tiêu thụ sản phẩm… Các HTX khá đã biết dựa vào sự giúp đỡ của Nhà nước về tài chính và biết huy động bổ sung vốn thơng qua tích luỹ, liên doanh, liên kết, từ đó đầu tư những lĩnh vực như cơng trình điện, thuỷ lợi, mở mang ngành nghề, công nghiệp nông thôn… làm điểm tựa để mở rộng dần nội dung hoạt động của HTX.

Các HTX khá vừa tập trung làm tốt các dịch vụ nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu của xã viên, vừa khơng những tìm kiếm mở rộng ngành nghề thu hút lao động, tạo việc làm và thu nhập cho xã viên, tăng tích luỹ tập thể. Đã góp phần cùng với chính quyền xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn như: giao thông, hệ thống cung cấp nước sạch… đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn ở nhiều làng nghề; việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng thuận lợi hơn ở các nơi khác.

Hoạt động kinh tế, dịch vụ các HTX cũng đạt hiệu quả. Trên địa bàn tỉnh, sau thời gian xử lý những tồn tại, tổ chức hoạt động theo các nội dung đổi mới, có nhiều HTX liên doanh và dịch vụ có hiệu quả. Qua quyết tốn tài chính 4 năm 1997-2001 cho thấy, nhiều HTX có lãi, một số HTX lãi trên 100 triệu đồng, điển hình như: [Liên minh HTX Quảng Nam-Báo cáo tổng kết phong trào thi đua khối kinh tế hợp tác và HTX tỉnh Quảng Nam 2000-2004]

+ HTX Duy Sơn 2 năm 1999 lãi 256 triệu đồng, năm 2000 lãi 372,979 triệu đồng;

+ HTX Duy Thành năm 1998 lãi 300 triệu đồng, năm 1999 lãi 207,8 triệu đồng, năm 2001 lãi 151,392 triệu đồng;

+ HTX Điện An 1 năm 1998 lãi 157 triệu đồng, năm 1999 lãi 167 triệu đồng… các HTX lãi trên 20 triệu đồng trở lên chiếm 75,5%; tài sản, vốn được bảo tồn sinh lợi, cơ sở vật chất phục vụ sản xuất được quản lý sử dụng tốt hơn. Ở những địa phương này, HTXNN đã góp phần có hiệu quả vào việc khắc phục hậu quả lũ lụt, nắng hạn, phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp. Một số HTX thực hiện được phân phối lãi theo vốn góp và theo mức độ sử dụng dịch vụ.

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, qua 4 năm chuyển đổi cịn khơng ít HTXNN vẫn lúng túng và tồn tại nhiều mặt làm hạn chế sự phát triển sản xuất của địa phương, như: Quy mô hoạt động một số khâu dịch vụ giảm dần và thiếu ổn định, chủ yếu là dịch vụ thuỷ lợi và điện; những dịch vụ thiết yếu cho sản xuất như: bảo vệ thực vật, làm đất. Cung ứng vật tư nông nghiệp cịn nhiều HTX khơng đảm nhận được. Hầu hết các HTX chưa mở rộng dịch vụ cho các cây công nghiệp, cây rau, màu, chăn nuôi, kinh tế vườn… Nội dung hoạt động các dịch vụ chủ yếu là dịch vụ “Đầu vào” một cách đơn giản, mang tính chất cơng ích; chưa mở ra được các khâu chế biến, tiêu thụ nông sản nhằm hỗ trợ cho kinh tế hộ phát triển.

Một số HTX chuyển đổi cịn mang tính hình thức, chưa có sự chuyển biến về nội dung, phương thức hoạt động; những quy chế về tài sản, vốn, công quỹ, công nợ, xã viên, phân phối trong HTX chưa thực hiện theo luật HTX. Có HTX nội dung hoạt động hạn chế, thiếu vốn, cơ sở vật chất phục vụ sản xuất yếu kém, cán bộ lại thiếu và yếu; do đó sau khi chuyển đổi một thời gian đã không tiếp tục hoạt động được, phải giải thể.

Những năm gần đây, các HTX khá thực hiện tốt cơng tác giao khốn vốn nhờ đó vốn quỹ được bảo tồn và tăng trưởng, tài sản sử dụng có hiệu quả. Song vấn đề đáng quan tâm hiện nay là tình hình cơng nợ, đặc biệt là xã viên nợ HTX ngày càng tăng, chỉ có số ít HTX thu hồi được nợ cũ, hạn chế được nợ mới phát sinh, cịn lại đa số HTX tình hình cơng nợ rất khó giải quyết. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế nâng cao chất lượng dịch vụ sản xuất, kinh doanh.

Một phần của tài liệu phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 56 - 59)