NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠ

Một phần của tài liệu định hướng phát triển tring tương lai của ngành dệt may nói chung và công ty may 10 nói riêng (Trang 57 - 58)

1.hầu hết nguyên vật liệu (vải, phụ liệu…) vẫn phải nhập khẩu là chính. Điều này cho thấy tỷ lệ nội địa hoá trong ngành dệt may còn rất thấp, phần gia công còn cao (khoảng 65%).

2.Khâu thiết kế, tạo mốt, tạo dáng sản phẩm của Việt Nam còn rất yếu, chưa chủ động nắm bắt nhu cầu của thị trường, người tiêu dùng.

3 vấn đề về thương hiệu. Việt Nam xuất khẩu năm 2007 là 7,8 tỷ USD, nhưng thương hiệu chính của Việt Nam là chưa đáng kể, những doanh nghiệp mạnh như Thành Công, Việt Tiến, May 10, Nhà Bè, Thái Tuấn… mặc dù đích thân sản xuất nhưng thương hiệu lại là nước ngoài. Việt Nam chưa có đủ điều kiện cạnh tranh vì thương hiệu chiếm vị trí rất quan trọng. Cũng sản phẩm như vậy, thời gian sản xuất như vậy nhưng với thương hiệu nổi tiếng, uy tín, giá cả có thể gấp 3 lần so cùng sản phẩm kém về thương hiệu nhưng vẫn có khả năng cạnh tranh cao. Điểm này Việt Nam còn yếu.

4.Việt Nam có đội ngũ lao động dồi dào, có kỷ luật, có tay nghề nhưng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật còn thiếu, những giám đốc giỏi, doanh nhân giỏi trong ngành dệt may rất thiếu. Đây là điểm khó khăn cũng như bất lợi của dệt may Việt Nam, bởi chính con người sẽ tạo nên giá trị và mong muốn trong việc phát triển ngành dệt may.

5Khả năng cạnh tranh. Tình thời trang, nhanh nhạy của thị trường dệt may, giá cả…Chính vì Việt Nam không có nguyên liệu tại chỗ, không có thương hiệu…nên khả năng cạnh tranh của dệt may Việt Nam bất lợi so các cường quốc xuất khẩu hàng dệt may khác. Với Trung Quốc, Việt Nam

chỉ có thể cạnh tranh bằng những sản phẩm cao cấp hoặc từ trung bình trở lên.

Một phần của tài liệu định hướng phát triển tring tương lai của ngành dệt may nói chung và công ty may 10 nói riêng (Trang 57 - 58)