Kết quả hoạt động môi giới bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động môi giới bảo hiểm xe cơ giới tại việt quốc (Trang 34 - 38)

IV. Thực trạng hoạt động Môi giới bảo hiểm tại Việt Nam trong thời gian qua

2.2 Kết quả hoạt động môi giới bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam

Năm 1993, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã chính thức ghi nhận mô hình môi giới bảo hiểm bằng việc ra đời công ty môi giới bảo hiểm Aon Inchibrok, đây là công ty liên doanh giữa tập đoàn Aon toàn cầu và Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam ( Bảo Việt), Aon là một tập đoàn lớn đã có kinh nghiệm về hoạt động môi giới bảo hiểm, đồng thời là công ty có tiềm năng tài chính vững mạnh, cho nên hoạt động môi giới tại Việt Nam Aon nhanh chóng thể hiện khả năng làm việc và được thị trường ghi nhận. Tới năm 2001, thị trường bảo hiểm Việt Nam có thêm một công ty môi giới bảo hiểm trong nước là Việt Quốc, đến năm 2003 có thêm 3 công ty môi giới: Đại Việt, Á Đông và Marsh. Năm 2004, Sarvoy cũng đã được cấp phép hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam. Năm 2005, công ty môi giới bảo hiểm Thái Bình Dương chính thức đi vào hoạt động. Tháng 4/ 2006 công ty môi giới bảo hiểm Cimeco được cấp phép đi vào hoạt động. Tính đến năm 2006 thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có 8 công ty môi giới bảo hiểm, trong đó có 3 công ty môi giới nước ngoài và 5 công ty môi giới trong nước.

Thời gian đầu, khi môi giới bảo hiểm mới tham gia vào thị trường, doanh thu phí môi giới bảo hiểm thu được vẫn còn thấp, chỉ tập trung vào Aon. Tuy nhiên, theo luật pháp Việt Nam quy định thì công ty môi giới bảo hiểm nước ngoài chỉ được thực hiện môi giới bảo hiểm cho các đơn vị sản xuất kinh doanh nước ngoài, dẫn đến một số hạn chế cho kết quả hoạt đông kinh doanh của công ty.

Tới thời điểm hiện tại, các công ty môi giới đang bắt đầu thể hiện tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình, doanh thu phí môi giới bảo hiểm vẫn tập trung vào công ty môi giới bảo hiểm nước ngoài. Các công ty môi giới bảo hiểm trong nước vẫn đang trong quá trình làm quen với thị trường và bắt đầu thể hiện vai trò của mình đối với sự phát triển của thị trường bảo hiểm nói chung.

Bảng 3: Thị phần các công ty môi giới bảo hiểm tại Việt Nam năm 2005

Stt Công ty môi giới bảo hiểm Thị phần (%) 1 Công ty môi giới bảo hiểm Aon Inchi Brok 60,6%

2 Công ty môi giới bảo hiểm Marsh 17,6%

3 Công ty môi giới bảo hiểm Sarvoy 6,07% 4 Công ty môi giới bảo hiểm Đại Việt 6,7% 5 Công ty môi giới bảo hiểm Việt Quốc 5,7% 6 Công ty môi giới bảo hiểm Á Đông 4,01%

( Nguồn: Tổng kết kinh doanh thị trường bảo hiểm năm 2005- Bộ Tài chính)

Dẫn đầu trong các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là công ty môi giới bảo hiểm Aon với thị phần chiếm 60,1%. Tổng phí bảo hiểm thu xếp qua các công ty môi giới bảo hiểm năm 2005 đạt 908 tỷ đồng tăng 57% so với năm 2004, chiếm 16,41% tổng phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường trong năm.

Trong đó bảo hiểm trong nước chiếm 16,23% tổng phí bảo hiểm thu xếp được qua môi giới, các công ty môi giới bảo hiểm nước ngoài chiếm tới 83,77% tổng phí bảo hiểm thu xếp qua các công ty môi giới bảo hiểm.

Bảng 4: Tình hình kinh doanh môi giới bảo hiểm năm 2005

Loại hình bảo hiểm % trong môi giới bảo hiểm

1. Bảo hiểm hàng không 27,34%

2. Bảo hiểm tài sản và thiệt hại 24,63%

3. Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người

7,91%

4. Bảo hiểm xe cơ giới 4,48%

5. Bảo hiểm trách nhiệm chung 3,36%

6. Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển 3,08%

7. Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu

1,84%

8. Bảo hiểm cháy 1,25%

9. Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh 1,54%

10. Nghiệp vụ khác 24,45%

( Nguồn: Tổng kết tình hình kinh doanh môi giới bảo hiểm Việt Nam năm 2005- Bộ Tài chính)

Nhìn vào bảng trên ta thấy trong năm 2005, môi giới bảo hiểm trong nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng tương đối thấp 4,48%, trong khi nghiệp vụ bảo hiểm hàng không 27,34%, bảo hiểm tài sản và thiệt hại là 24,63%. Điều này cho thấy môi giới trong nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường. Số lượng xe trên thị trường ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhưng số lượng xe tham gia bảo hiểm thông qua các công ty môi giới chưa nhiều, phần lớn là ký kết hợp đồng trực tiếp với các công ty bảo hiểm. Một thực tế cho thấy mặc dù số lượng xe cơ giới tham gia bảo hiểm ngày càng tăng, nhưng số tiền bảo hiểm cho mỗi hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới đặc biệt là xe máy là không lớn nên thường là người tham gia bảo hiểm không thông qua tư vấn của của các công ty môi giới.

Các công ty môi giới thường tham gia tư vấn cho những đoàn xe ô tô tham gia bảo hiểm có số tiền bảo hiểm cao, chủ yếu là xe của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, hay những đoàn xe lớn của tổ chức thuộc Chính phủ…

Hoa hồng môi giới trong năm 2005 đạt 68,9 tỷ đồng tăng 74% so với năm 2004. Trong đó hoa hồng môi giới trong nghiệp vụ xe cơ giới chiếm 8,7% so với

tổng số hoa hồng môi giới thu được toàn thị trường, xếp thứ 3 sau hoa hồng môi giới của nghiệp vụ Bảo hiểm tài sản và thiệt hại (37,2%), Bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người (17,1%). Như vậy so với tổng hoa hồng môi giới thu được của toàn thị trường thì hoa hồng môi giới trong nghiệp vụ xe cơ giới cũng khá hơn các nghiệp vụ bảo hiểm khác. Ví dụ như Bảo hiểm hàng không, mặc dù tình hình khai thác môi giới đứng đầu các nghiệp khác chiếm 27,34% nhưng hoa hồng môi giới trong nghiệp vụ này chỉ đạt 1,88% so với tổng hoa hồng môi giới thu được của toàn thị trường trong năm.

Chương II. Thực trạng hoạt động môi giới bảo hiểm xe cơ giới tại Việt Quốc

I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần môi giới Bảo hiểm Việt quốc.

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động môi giới bảo hiểm xe cơ giới tại việt quốc (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w