hữu hạn trong giai đoạn hiện nay.
1. Một số ý kiến về địa vị pháp lý của công ty TNHH trong giai đoạn hiện nay. hiện nay.
Khuyến khích sự phát triển của thành phần kinh tế trên cơ sở nâng cao hiệu quả của khu vực doanh nghiệp nhà nớc đảm bảo vững chắc vai trò chủ đạo của khu vực doanh nghiệp này trong nền kinh tế đợc coi là một trong những yêu cầu quan trọng của quá trình chuyển đổi nền ở nớc ta. Tuy nhiên, sự hình thành độc quyền của doanh nghiệp nhà nớc trong một số lĩnh vực, xoá
bỏ sự phân biệt đối xử giữa các thành viên kinh tế là yêu cầu tất yếu của quá trình phát triển kinh tế. Chẳng hạn, trong ngành điện và phân phối điện có thể mở rộng cho các thành phần kinh tế khác tham gia nh công ty TNHH theo hình thức đấu thầu. Việc ban hành luật chống độc quyền, khuyến khích cạnh tranh là cần thiết cho các doanh nghiệp nh công ty, công ty TNHH có điều kiện tự do tham gia vào mọi lĩnh vực trong nền kinh tế thị trờng kinh doanh theo hớng bằng mọi cách sáng lập cho đợc một môi trờng kinh doanh lành mạnh và sôi động. Nhng đến nay, nhiều ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ví dụ nh ngành môi trờng cha xác định đợc thế nào là ô nhiễm, các chỉ số khói, khí thải, tiếng ồn, dẫn đến một số công ty TNHH muốn đăng ký kinh doanh những ngành nghề mới mẻ thì gặp phải rất nhiều khó khăn vì cần phải có những văn bản hay chứng chỉ hành nghề của ngành chủ quản.
Vậy, để tạo điều kiện cho công ty hoạt động một cách năng động và linh hoạt, tận dụng đợc các cơ hội kinh doanh hợp pháp, để chính các nhà đầu t tự quyết định kinh doanh cái gì và tạo điều kiện cho họ thực hiện điều đó một cách nhanh chóng thì việc đặt ra những tiêu chuẩn rõ ràng, dễ hiểu, khả thi và định lợng đợc là rất cần thiết, đây là việc cần phải làm sớm để cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nh công ty TNHH không còn phải lúng túng khi đăng ký kinh doanh.
Cần quy định những phạm vi về kinh tế, ý nghĩa quan trọng nhất của Luật doanh nghiệp khi áp dụng vào thực tế đó là tạo lập một hành lang pháp lý an toàn cho các nhà đầu t.
Luật doanh nghiệp sẽ quy định rõ ràng, quyền lợi, nghĩa vụ của các thành viên trong công ty. Khi nảy sinh tranh chấp thì đây sẽ là cơ sở rất quan trọng để xử lý, giải quyết các vụ án tranh chấp mà lâu nay chúng ta vẫn cha giải quyết đợc. Luật cha quy định cụ thể về những vi phạm về kinh tế không rõ ràng dẫn đến hình sự hoá nhiều vụ án kinh tế gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Từ những phân tích trên ta thấy là pháp nhân nhng công ty TNHH chịu trách nhiệm nh một thể nhân. Nghĩa là công ty có đủ năng lực để thực hiện mua bán, cho thuê, sở hữu tài sản, ký kết hợp đồng, nguyên đơn hay bị đơn tr-
ớc toà án nghĩa là có toàn quyền nhân danh công ty để làm lĩnh vực mà pháp luật không cấm và tự chịu trách nhiệm hành vi đó trong khuôn khổ pháp luật quy định.
2. Các giải pháp bảo đảm cho hoạt động của công ty TNHH.
Trong những năm qua, khung pháp lý nói chung và khung pháp lý về doanh nghiệp nói riêng đã không ngừng đợc hoàn thiện và phát triển. Bộ luật dân sự, Bộ luật thơng mại, Luật khuyến khích đầu t trong nớc, Luật hợp tác xã... đã đợc ban hành nhng phải kể đến đó là Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp này thay thế cho Luật công ty, Luật doanh nghiệp t nhân cũ nó đã đợc sử đổi, bổ sung một số điều một cách căn bản để thực sự đi vào cuộc sống theo hớng từng bớc thu hẹp sự khác biệt tiến tới hình thành một khung pháp lý bình đẳng đối với doanh nghiệp khi họ góp vốn vào thành lập công ty TNHH. Luật doanh nghiệp vừa đợc ban hành, đợc coi là thông thoáng, thậm chí đã đạt đến một chuẩn mực nhất định nhng để thực hiện đợc những nội dung của luật này là việc không đơn giản do còn có sự không tơng thích với một số luật khác. Thực tế nó đang tạo ra sự không nhất quán về việc giải thích và thi hành luật, hạn chế hiệu lực của các quy định pháp luật có liên quan.
Vì vậy, việc tạo ra một khung pháp lý đồng bộ và thống nhất thành môi trờng pháp lý thuận lợi cho hoạt động của các loại hình doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH nói riêng cần thiết và không thể thiếu đợc trong hoạt động kinh doanh.
Kết luận
Luật công ty đợc Quốc hội thông qua ngày 21/12/1990 đã tạo ra cơ sở pháp lý cho sự phát triển của công ty nói chung và loại hình công ty TNHH nói riêng ở Việt Nam. Qua chín năm thực hiện Luật công ty đã tác động tích cực đến sự phát triển của khu vực kinh tế t nhân nói riêng và nền kinh tế nói chung trong bối cảnh chuyển sang nền kinh tế thị trờng vận động theo cơ chế thị trờng có sự quản lý của Nhà nớc theo định hớng xã hội chủ nghĩa. Sự gia tăng và phát triển của công ty nói chung là đòi hỏi tất yếu khách quan của sự phát triển của lực lợng quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất đồng thời nó cũng góp một phần đáng kể vào ngân sách nhà nớc, tạo ra một lực lợng lớn sản phẩm xã hội và làm giảm bớt vấn đề lao động cũng là một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay vì nó đã tạo ra một số lợng lớn công ăn việc làm cho ngời lao động. Sự phát triển và gia tăng số lợng các công ty TNHH tham gia trên thị trờng kinh doanh nớc ta đã góp phần làm cho nền kinh tế nớc ta sôi động và linh hoạt hơn, đáp ứng nhu cầu đa dạng của cuộc sống.
Chính do sự gia tăng và phát triển này đòi hỏi phải có các quy phạm pháp luật về công ty mới. Luật doanh nghiệp đợc Quốc hội nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X kỳ họp thứ V thông qua ngày 12/6/1999 có hiệu lực từ ngày 1/1/2000 để sửa đổi, bổ sung những thiếu sót của pháp luật về công ty cũ và đáp ứng nhu cầu về những vấn đề pháp lý mới nảy sinh và về pháp luật công ty trong thời gian mới của nền kinh tế nớc ta.
ở Việt Nam, địa vị pháp lý của công ty TNHH đợc quy định lần đầu tiên trong Luật công ty năm 1990. Có thể nói, công ty TNHH là loại hình công ty phù hợp nhất với trình độ phát triển của nền kinh tế nớc ta hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nhanh chóng của các điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay Luật công ty đã bộc lộ một số khuyết điểm và hạn chế cần phải đợc sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của các quan hệ pháp luật kinh tế. Việc ban hành Luật doanh nghiệp năm 1999 với những sửa đổi, hoàn thiện về pháp luật doanh nghiệp nói chung và địa vị pháp lý của công ty TNHH nói riêng là một trong những biện pháp mà Chính phủ đề ra nhằm tăng cờng khả năng tạo ra của cải vật chất của nền kinh tế qua đó nâng cao tính
cạnh tranh và sức năng động sản xuất trong nớc. Đồng thời nhằm tạo ra những tiền đề pháp lý vững chắc giúp cho mọi thành phần kinh tế, công dân yên tâm, chủ động phát huy tiềm năng sáng tạo và tiềm lực kinh tế vào sản xuất kinh doanh, tạo ra một cơ chế pháp lý đảm bảo một cách có hiệu quả sự bình đẳng của các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh thực hiện quyền tự do kinh doanh một cách thuận tiện, dễ dàng.
Vì vậy, để nhanh chóng phát huy thế mạnh và sự u việt của các loại hình công ty, đồng thời hớng nó đi đúng quỹ đạo mà Nhà nớc mong muốn tạo cho nó một thế đứng vững chắc trong nền kinh tế thị trờng Luật doanh nghiệp cũng cần phải có định hớng đúng đắn hơn nữa. Phạm vi điều chỉnh mở rộng hơn, linh hoạt hơn, phù hợp với yêu cầu đa dạng hoá hình thức kinh doanh và thúc đẩy phát huy nội lực phát triển kinh tế trong giai đoạn mới.
Tài liệu tham khảo
1. Luật công ty (ban hành năm 1990).
2. Luật doanh nghiệp t nhân(ban hành năm 1990).
3. Luật doanh nghiệp và các văn bản hớng dẫn thi hành mới. Nhà xuất bản Lao động- Hà Nội 2000.
4. Hiến pháp của nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam(năm 1992). 5. Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03/2/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
6. Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của Chính phủ hớng dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp.
7. Giáo trình Luật kinh tế - Trờng Đại học Luật Hà Nội năm 2000 8. Báo lao động.