Đây là một nhiệm vụ vừ cấp bách, vừa lâu dài của Nhà nớc để phù hợp với sự vận hành của nền kinh tế mở đồng thời hoà nhập với xu thế chung của khu vực và thế giới.
- Dần dần tiến tới xoá bỏ chế độ cơ quan chủ quản. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ là các chủ thể kinh tế trong xã hội có đăng ký kinh doanh và thực hiện theo pháp luật và có đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nớc và chịu trách nhiệm trớc pháp luật về hành vi kinh doanh của họ.
+ Nhà nớc cần hạn chế tối đa các biện pháp điều hành bằng hành chính đối với các hoạt động xuất nhập khẩu. Khi cần thiết phải điều tiết lại, khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu thì nên sử dụng các biện pháp kinh tế là chủ yếu.
+ Loại bỏ chế độ hạn chế ngời trực tiếp tham gia xuất nhập khẩu. Cần nghiên cứu việc quản lý xuất khẩu các mặt hàng theo kế hoạch định hớng và chỉ nên áp dụng đối với hai mặt hàng là gạo và xăng dầu. Số còn lại nên sử dụng chính sách thuế. Đồng thời ấn định các mặt hàng cấm nhập, cấm xuất theo pháp luật.
- Cải tiến chế độ tài chính ngân hàng cho phù hợp với cơ chế mới: không nên căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch để cho vay vốn kinh doanh mà phải căn cứ vào kinh doanh có hiệu quả, đúng pháp luật và có khả năng hoàn trả vốn của các doanh nghiệp.
- Bộ Thơng mại cần nghiên cứu chế độ trợ cấp xuất khẩu và các quy chế về hình thành quỹ này để khi cần thiết có thể trợ cấp gián tiếp hoặc trực tiếp cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
- Bộ Thơng mại cần nghiên cứu thành lập “Trung tâm khuếch trơng thơng mại” (Trade promotion centre) để làm công tác thúc đẩy xuất khẩu và là đầu mối đặt quan hệ trao đổi kim nghiệm với tổ chức này ở một số nớc trong khu vực và trên thế giới.