Các mục tiêu hoạt động kinh doanh trong năm 2009:

Một phần của tài liệu kế toán huy động vốn tổ chức kinh tế cá nhân trong nước tại ngân hàng tmcp sài gòn – chi nhánh an giang (Trang 86)

- Chứng từ ghi sổ:

b) Nguyên nhân khách qua n:

4.1.1. Các mục tiêu hoạt động kinh doanh trong năm 2009:

Không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức kinh doanh theo hệ thống SCB, lấy hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đa năng, bán lẻ làm trọng tâm; đồng thời với việc đẩy mạnh các hoạt động đầu tư tài chính – thương mại liên doanh góp vốn đảm bảo tối đa hóa nguồn thu lợi nhuận; cùng với việc từng bước tạo dựng vững chắc các tở chức, công ty kinh doanh độc lập, trực thuộc theo phương thức đa sở hữu trong mối quan hệ hợp tác liên kết chiến lược thị trường với các cổ đông và khách hàng chiến lược là tổ chức kinh tế.

4.1.2. Biện pháp thực hiện :

Sự hoàn thiện hoạt động của SCB cần tập trung thực hiện các khâu chính sau : • Hoàn thiện quy chế quản trị điều hành hệ thống, đảm bảo tuân thủ mọi quy

định của pháp luật về hoạt động kinh doanh tiền tệ, đảm bảo thực hiện nhất quán, liên tục, trong mối liên kết hợp lý, hợp lệ giữa các chỉ tiêu, chỉ số hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế. • Hoàn thiện quy trình, quy tắc xử lý kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng trong

quan hệ phục vụ khách hàng, trên cơ sở hoàn thiện, nâng cấp nhanh chóng kỹ thuật công nghệ ngân hàng hiện đại áp dụng quan hệ tác nghiệp với khách hàng, thông qua trình độ tay nghề thành thạo, nghiệp vụ của cán bộ kế toán vững chắc, xử lý tinh thông thao tác, nghiệp vụ vi tính hóa cao trong hệ thống SCB. Khâu nào yếu kém, bộ phận hay vị trí nào yếu kém thì phải có giải pháp đào tạo; ai không đáp ứng được thì kiên quyết thay thế.

• Hoàn thiện trong chính sách thu hút, giữ vững chân khách hàng. Tích cực đẩy mạnh các công tác huy động vốn, vận dụng chính sách lãi suất và chính sách hợp lý, phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Duy trì đối tượng khách hàng truyền thống.

• Tăng cường số lượng và chất lượng các sản phẩm dịch vụ, tăng tiện ích tối đa cho các sản phẩm truyền thống. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động tín dụng, tài chính và kế toán. Thực hiện nghiêm túc công tác chấn chỉnh sau thanh tra, đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn.

4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán huy động vốn các tổ chức cá nhân trong nước tại chi nhánh AG: chức cá nhân trong nước tại chi nhánh AG:

Qua thời gian thực tập và tìm hiểu nghiên cứu thực tế tại phòng Kế Toán ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh AG, bản thân còn nhiều hạn chế về kiến thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong kế toán huy động vốn. Nhưng căn cứ vào những tồn tại và khó khăn hiện nay của chi nhánh, căn cứ vào chế độ kế toán ngân hàng của NHNN và Bộ Tài chính xin đưa ra một vài giải pháp nhằm nâng cao và góp phần hoàn thiện thêm công tác kế toán huy động vốn tại SCB AG nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn, tăng thu phí, đảm bảo cân đối vốn an toàn hiệu quả, đồng thời nâng cao vị thế của SCB là hết sức cần thiết. Vì thế việc xây dựng chương trình, giải pháp tăng trưởng công tác huy động nguồn vốn góp phần mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh ngày càng phát triển, góp phần tăng uy tín và lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trên địa bàn tỉnh An Giang là vấn đề cấp bách, dưới đây là một số biện pháp đề xuất nhằm giúp ngân hàng hoàn thiện tốt hơn trong công tác huy động vốn của mình.

4.2.1. Đưa phần mềm kế toán mới vào hạch toán :

Hiện nay, phần mềm chương trình dùng trong hoạt động của ngân hàng đã lỗi thời, thường xuyên bị lỗi, tốc độ chậm, làm cho khách hàng phải đợi lâu, do đó cần có kế hoạch nghiên cứu, triển khai phần mềm mới, ứng dụng công nghệ mới để hoạt động huy động vốn của ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn. Cùng với việc thay đổi công nghệ, ngân hàng cần phải mở lớp đào tạo, để cán bộ thích nghi với cái mới, tránh làm việc theo lối mòn, phải thường xuyên cập nhật cái mới. Mở lớp đào tạo cán bộ nhất là GDV về kỹ năng giao tiếp với khách hàng, kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng để GDV có thể tư vấn khách hàng một cách tốt nhất. Có như vậy mới đem lại hiệu quả cao cho ngân hàng, vì chính GDV là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

4.2.2. Lắp đặt thêm máy ATM :

Hiện nay trên địa bàn tỉnh An Giang chỉ có 3 máy ATM của SCB đặt tại chi nhánh, PGD Mỹ Phước và PGD Châu Đốc, mặc dù SCB đã liên minh với 24 máy ATM của ngân hàng khác trong nước như VCB, Techcombank, VIB, Incombank….nhưng vẫn gây khó khăn cho khách hàng khi muốn giao dịch qua thẻ và sử dụng các tiện ích từ thẻ ATM của SCB. Như tình trạng giao dịch không thành công số dư tài khoản bị trừ. Vì vậy muốn huy động tốt TGTT, ngân hàng cần đặt thêm nhiều máy ATM nữa tại các địa điểm đông người như trường Đại học An Giang, Trung tâm giáo dục thường xuyên, các cơ quan, siêu thị….Tiếp tục tư vấn các đơn vị sử dụng thẻ ATM cho việc chi trả lương của đơn vị mình,

đưa sản phẩm thẻ của SCB đến với các trường học kể trên nhằm mục đích vừa huy động được TGTT vừa quảng bá thương hiệu của ngân hàng mình.

4.2.3. Giảm bớt thủ tục khi khách hàng đến tất toán sổ tiết kiệm để việc hạch toán tất toán và mở lại sổ mới khi khách hàng muốn gửi lại được nhanh chóng. toán tất toán và mở lại sổ mới khi khách hàng muốn gửi lại được nhanh chóng.

Khi KH đến SCB AG yêu cầu tất toán sổ TK cũ và mở lại sổ TK thì GDV hạch toán 2 bút toán và lập Phiếu Chi chi tiền cho KH.

Bút toán 1 : Chi trả vốn gốc và lãi cho KH :

Nợ TK 130.4232.00.100: TGTK VND dưới 12 tháng Nợ TK 130.4913.00.100: Lãi phải trả cho KH:

Có TK 130.4599.00.900: các khoản chờ thanh toán Khi chi lãi bằng tiền mặt cho KH thì hạch toán :

Nợ TK 130.4599.00.900: các khoản chờ thanh toán: số tiền lãi phải trả Có TK 130.1011.00.100: TM tại quỹ

Bút toán 2 : Mở sổ tiết kiệm mới

Nợ TK 130.4599.00.900: các khoản chờ thanh toán : số tiền mở sổ TK Có TK 130.4232.00.100: TGTK VND dưới 12T : số tiền mở sổ TK

Về mặt giấy tờ thì có thể ghi chép rạch ròi phần tất toán, rồi gửi lại. Nhưng về mặt hạch toán thì có thể ghi chép sao cho đơn giản và các chứng từ trên là bằng chứng cho bút toán này. Bởi vì xét về bản chất thì cũng giống trường hợp KH đến rút vốn 1 phần và lãnh lãi khi đến hạn. Tờ Phiếu Chi đã thể hiện điều đó. Mặt khác việc sử dụng TK 4599 là không phù hợp lắm, trong khi các nghiệp vụ được xử lý ngay tại thời điểm giao dịch với KH thì kế toán không cần thiết phải hạch toán vào TK 4599 mà chỉ cần hạch toán 1 bút toán chi tiền mặt là được :

Nợ TK 130.4232.00.100: TGTK VND dưới 12 tháng: số tiền vốn gốc chi ra Nợ TK 130.8010.00.330 : Chi phí trả lãi TGTK: tiền lãi chi trả cho KH

Có TK 130.1011.00.100: TM tại quỹ

4.2.4. Phản ánh lãi dự trả hàng kỳ cho KH và việc sử dụng tài khoản cho từng đối tượng KH :

- Hàng kỳ, vào ngày 25 hàng tháng ngân hàng tính lãi nhập vốn cho mỗi KH có tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, còn đối với tài khoản là TGTK có kỳ hạn( lĩnh lãi cuối kỳ ) từ 100 triệu đồng trở xuống thì ngân hàng không tính lãi dự trả cho KH mà chỉ tính dự chi lãi đối với KH có TKTG lớn hơn 100 triệu ( kể cả kỳ hạn gửi 1 tháng ). Như thế tổ chức hạch toán kế toán tại ngân hàng đã vi phạm nguyên tắc phù hợp trong kế toán; kế toán viên không ghi nhận các chi phí phát sinh trong kỳ để đối ứng với số tiền gửi của KH trong cùng kỳ kế toán. Ngân hàng đã không thực hiện tính lãi dự trả cho khách hàng theo nguyên tắc kế toán dồn tích (hay gọi ngắn lại là Lãi dự chi) mà chỉ tính lãi phải trả khi KH đến tất toán. Do vậy, nếu KH đến rút vốn trước hạn thì ngân hàng không hoàn

nhập lại khoản chi phí đã dự chi lãi trước đó, điều này làm cho chi phí phát sinh trong kỳ tăng lên sai lệch trọng yếu về các khoản chi phí trong kỳ làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán đó. Do đó, kế toán nên tính lãi dự trả cho tất cả các KH có TKTG kỳ hạn từ 2 tháng trở lên tại SCB AG để đảm bảo nguyên tắc phù hợp trong kế toán và phản ánh đúng và chính xác chi phí phát sinh trong kỳ kế toán.

- Ngân hàng nên xem xét lại việc sử dụng tài khoản cho phù hợp với từng đối tượng KH cụ thể và nên có quy định cụ thể về việc sử dụng TK khi hạch toán cho KH là cá nhân và các TCTD để việc hạch toán, quản lý, theo dõi các chỉ tiêu dễ dàng hơn. Không nên lấy TK sử dụng cho các đối tượng là TCTD hạch toán chung cho đối tượng KH là cá nhân.

4.2.5. Tổ chức lại bộ phận kế toán cho khoa học :

Bộ phận kế toán tại đơn vị đã có sự phân công trách nhiệm cụ thể nhưng vẫn chưa thật sự khoa học. Một kế toán viên kiêm nhiệm 2, 3 chức vụ, do đó chưa hoàn thành được nhu cầu công việc được giao theo đúng thời hạn. Quầy giao dịch tại phòng kế toán tổ chức chưa khoa học, chưa phân công lao động cụ thể cho các GDV khi tiếp xúc với KH, cụ thể là khi KH đến giao dịch tại quầy không thể biết được GDV nào phụ trách về lĩnh vực gì ( tiền gửi, trả lãi, vay vốn tín dụng, ATM….) nên thường gây trở ngại cho KH khi đến giao dịch. Vấn đề này làm ảnh hưởng đến phong cách phục vụ của GDV đối với KH. Ngân hàng nên xem xét và tổ chức lại cụ thể công tác kế toán tại đơn vị. Giải pháp cụ thể là phân chia ranh giới nhiệm vụ rõ ràng cho từng GDV, và nên có logo, bảng hiệu về nhiệm vụ và quyền hạn của GDV cho KH biết để tiện cho việc giao dịch.

4.2.6. Tổ chức bộ phận chăm sóc khách hàng :

Chi nhánh nên tổ chức bộ phận chăm sóc khách hàng, tạo cho các KH cảm giác được tôn trọng mỗi khi đến ngân hàng. Bộ phận này có chức năng hướng dẫn khách hàng lân đầu đến giao dịch khai báo thông tin, trả lời các thắc mắc của KH, tư vấn, giới thiệu về các sản phẩm của ngân hàng cho KH, xây dựng văn hóa giao dịch của NHTMCP Sài Gòn. Nét văn hóa đó thể hiện qua phong cách, thái độ văn minh, lịch sự của đội ngũ nhân viên bán lẻ, cách trang phục riêng, mang nét đặc trưng của NHTMCP Sài Gòn.

4.2.7. Chính sách giữ chân khách hàng cũ, lôi kéo thêm khách hàng mới :

Trong tình hình hiện nay, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất, đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi nhằm thu hút nhiều khách hàng, do vậy một số khách hàng đã rút tiền ở SCB và chuyển sang gửi tiền ở các ngân hàng khác. Vì vậy SCB cần tìm hiểu nguyên nhân khách hàng ngừng giao dịch, rút tiền gửi chuyển sang ngân hàng khác để có biện pháp thích hợp nhằm khôi phục lại và duy trì quan hệ tốt với khách hàng. Xem xét ngoài yếu tố lãi suất, còn yếu tố nào khác ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng, làm dao động khách hàng không. Ngân hàng cần xây dựng chính sách khách hàng hấp dẫn linh hoạt, ưu tiên cho khách hàng cũ để giữ chân họ, đồng thời phải có những chính sách khuyến mãi khác nhằm lôi kéo khách hàng mới.

Ngân hàng cần có những biện pháp cụ thể để quảng bá hình ảnh thương hiệu nhằm giúp người dân phân biệt rõ ràng giữa SCB và Sacombank vì đa phần khách hàng còn nhầm lẫn tên giữa hai ngân hàng này.

Mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập thêm nhiều phòng giao dịch ở các huyện xã, thu hút tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi ở các vùng này…., tận dụng mọi hình thức huy động hiện có để gia tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng.

4.3. Các kiến nghị :

4.3.1. Đối với NHNN và cơ quan hữu quan :

Việc tạo lập môi trường xã hội cũng như môi trường pháp luật ổn định cũng chỉ nhằm mục đích cuối cùng là tạo sự tin tưởng và nâng cao hiểu biết của người dân đối với hoạt động ngân hàng. Hay nói cách khác, yếu tố tâm lý, trình độ văn hóa có ảnh hưởng đến cách thức và tập quán huy động vốn.

Ở nước ta hiện nay, việc huy động vốn của các NHTM bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý của người dân. Đó là thói quen tâm lý giữ tiền tiết kiệm ở nhà và họ cho rằng vẫn đảm bảo an toàn hơn, có thể sử dụng tiền mặt bất cứ khi nào. Người dân có thói quen sử dụng tiền mặt trong chi tiêu hàng ngày. Chính vì vậy, tầm hiểu biết về các công cụ thanh toán hiện đại và ý nghĩa thực tế của các công cụ thanh toán vẫn còn hạn chế ở mỗi người dân. Để tác động vào tâm lý, thói quen của người dân thì biện pháp tốt nhất về phía Chính phủ, Nhà nước. Chính phủ và Nhà nước cần có biện pháp tích cực phối hợp với các NHTM để thu hút được mọi nguồn vốn nhàn rỗi đang được người dân để dành trong nhà. Làm cho người dân hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của nguồn vốn “ nội lực” đối với thời hội nhập.

Điều quan trọng trước tiên mà Nhà nước cần làm gì đó là tăng cường các giải pháp giải quyết công ăn việc làm cho người dân để họ có thu nhập ổn định, sớm tiếp cận với nền kinh tế phát triển. Một khi đời sống của người dân được nâng cao thì họ sẽ tiếp cận với các thể thức thanh toán qua ngân hàng, thay đổi tâm lý tiêu dùng tiết kiệm cũ. Từ đó tạo điều kiện cho NHTM nói chung và SCB AG nói riêng dễ dàng thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi từ mọi tầng lớp dân cư và các tổ chức kinh tế.

4.3.2. Đối với NHTMCP Sài Gòn :

¾ Hiện nay nhu cầu nơi làm việc tại chi nhánh rất cao, cán bộ thì đông mà trụ sở thì hẹp, không có bãi gửi xe cho nhân viên, mùa mưa nước ngập lên cả chỗ làm việc vì vậy chi nhánh rất mong Ngân hàng TMCP Sài Gòn xem xét và tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh chuẩn bị mọi bước trong đầu tư xây dựng trụ sở mới để cán bộ yên tâm làm việc.

¾ Công tác báo cáo thống kê rất nhiều mà hiện nay các cán bộ vừa làm nghiệp vụ chuyên môn vừa làm báo cáo nên không thể hoàn thành đúng thời hạn nhiệm vụ được giao và độ chính xác chưa cao. Vì vậy, đề nghị NHTMCP Sài Gòn thành lập phòng chuyên trách làm báo cáo thống kê cho chi nhánh để công tác kế toán tại chi nhánh có hiệu quả hơn.

¾ Xây dựng chiến lược cụ thể để thu hút vốn từ hộ dân cư. Vì nguồn vốn này mang tính ổn định từng thời kỳ tạo cho ngân hàng chủ động cân đối vốn đầu tư cho các

đối tượng thích hợp và ổn định lâu dài. Thực hiện đa dạng hóa các nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ngân hàng, cần có chiến lược phát triển lâu dài nhằm tạo được ưu thế trong cạnh tranh.

¾ Mở cuộc điều tra, thăm dò ý kiến KH về thái độ phục vụ KH của nhân viên, về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng…để họ đóng góp ý kiến cho ngân hàng để ngân hàng rút kinh nghiệm nhằm phát triển hơn. Để công việc này đạt được hiệu quả cần có giải

Một phần của tài liệu kế toán huy động vốn tổ chức kinh tế cá nhân trong nước tại ngân hàng tmcp sài gòn – chi nhánh an giang (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)