- Chứng từ ghi sổ:
2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn:
• Tên tổ chức : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn • Tên giao dịch đối ngoại : Sai Gon Commerical Bank • Tên viết tắt : SCB
• Địa chỉ trụ sở chính : 193-203 Trần Hưng Đạo, Phường Cô Giang,
Quận 1, Tp.HCM
• Giấy CN ĐKKD : Số 4103001562 • Giấy phép thành lập số :308/GP –UB • Giấy phép hoạt động số : 00018/NH-GP
• Vốn điều lệ :2.180.683.060.000 đồng ( tính đến ngày 20/08/2008) • Ngành nghề kinh doanh chủ yếu :
9 Huy động vốn : trung hạn, dài hạn, ngắn hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận
vốn đầu tư và phát triển, vay vốn các tổ chức tín dụng khác
trong nước và các định chế tài chính ngân hàng nước ngoài. 9 Cho vay : ngắn hạn, trung hạn, dài hạn mọi đối tượng sản xuất,
kinh doanh và tiêu dùng.
9 Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ mọi đối tượng khách hàng.
9 Kinh doanh ngoại tệ, vàng, bạc, dịch vụ thẻ.
9 Đầu tư trái phiếu vào chính phủ, góp vốn liên doanh, mua cổ
phần trên thị trường vốn ngắn hạn và dài hạn. 9 Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá. • Hệ thống mạng lưới của SCB :
Tính đến ngày 20/12/2008, mạng lưới của SCB bao gồm : Hội sở chính, Sở Giao dịch, hơn 85 chi nhánh và phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm tại các khu vực Hà Nội, miền Trung, Tp.HCM, miền Tây Nam Bộ, Đà Nẵng, Bình Định.
2.1.2.Quá trình hình thành và phát triển:
Ngân hàng TMCP Sài Gòn ( tiền thân là NH TMCP Quế Đô) được thành lập vào năm 1992 theo Giấy phép hoạt động số 00018/NH - GP, Giấy phép thành lập số : 308 / NH – GP , đăng ký kinh doanh số: Số 4103001562.
Trải qua 10 năm hoạt động không hiệu quả, đến cuối năm 2002, Ngân hàng Quế Đô hoạt động trong tình trạng tài chính thua lỗ trên 20 tỷ chưa có nguồn bù đắp, bộ máy quản trị suy sụp hoàn toàn , khách hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nợ quá hạn hơn 20 tỷ không có khả năng thu hồi; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam duy trì chế độ thanh tra – giám sát thường xuyên và quy định hạn mức huy động chỉ 160 tỷ đồng, hoạt động kinh doanh nghèo nàn, không có hệ thống quy trình quy chế hoạt động nghiệp vụ, đội ngũ nhân sự yếu về trình độ chuyên môn…
Nhận thức rõ những khó khăn đó, khi tiếp nhận Ngân hàng, các cổ đông mới đã tin tưởng giao phó cho Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám Đốc tiến hành các biện pháp cải cách toàn diện để giải quyết những mâu thuẫn nội tại, kiện toàn bộ máy tổ chức, làm sơ sở để tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động. Nhờ đó, NH TMCP Quế Đô chính thức được NH Nhà nước Việt Nam đổi tên gọi, đi vào hoạt động với thương hiệu mới : Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB kể từ ngày 08/04/2003 . Thương hiệu này đã dần định hình và ngày càng chiếm được sự tin tưởng của người dân và doanh nghiệp khắp cả nước.
Với quyết tâm đưa NH đi lên, từ sự cố gắng phát triển kinh doanh đầy hiệu quả trong năm 2003 ( SCB bắt đầu có lãi từ quý II/2003 ), SCB đã có những giải pháp rất thực tế, mang ý nghĩa đột phá, nhằm làm mạnh hóa tình hình tài chính của SCB, củng cố hệ thống quy trình , quy chế chuyên môn nghiệp vụ trong toàn hàng. Kết thúc năm 2006,
SCB được NH Nhà nước đánh giá xếp thứ 6 trong hệ thống các NHTM trên địa bàn
TP.HCM . Đến thời điểm 30/09/2007, tổng tài sản của SCB đạt 20.134,7 tỷ đồng, gấp hơn 1,8 lần so với năm 2006; Tổng nguồn vốn huy động đạt 18.107,6 đồng lần, tăng 8.172,2 tỷ đồng tương ứng 82,2% so với đầu năm; Tổng dư nợ tín dụng – đầu tư là 17.323 tỷ đồng, tăng 8.533 tỷ đồng tương ứng 97% so với cả năm 2006. Mạng lưới hoạt động từ 7 điểm năm 2002 tăng 32 điểm bao gồm Hội sở, Sở giao dịch, các chi nhánh và các phòng giao dịch tại khu vực Hà Nội, miền Trung, Tp.HCM , Miền Tây Nam Bộ.
Trong quá trình hoạt động, SCB đã vinh dự đón nhận các giải thưởng: • Cúp vàng thương hiệu Việt Nam 2005 và 2006
• Cúp vàng thương hiệu Mạnh năm 2006
• Ba Cúp vàng sản phẩm uy tín chất lượng năm 2006 dành cho 3 sản phẩm : “Tiết kiệm tích lũy, tặng thêm lãi suất cho khách hàng tuổi 50 tuổi”; “Tín dụng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”; “Tín dụng tiêu dùng”.
• Danh hiệu “ Doanh nghiệp Việt Nam uy tín, chất lượng năm 2006” • Bằng khen do Hiệp hội Ngân hàng trao tặng năm 2005 và 2006
• Kỷ lục Việt Nam là “Ngân hàng TMCP lần đầu tiên phát hành trái phiếu chuyển đổi năm 2007”
• Cúp vàng Vàng Việt Nam năm 2007” Trong ngành Ngân hàng do NHNN VN, Hiệp hội DN vừa và nhỏ VN, Hiệp hội Bảo hiểm VN và hiệp hội kinh doanh Chứng khoán VN trao tặng.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý :
• Sơ đồ cơ cấu tổ chức :
ĐẠI HỘI ĐỒNG ĐỒNG CỔĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT BAN THƯ KÝ HĐQT BAN TƯ VẤN BAN THƯ KÝ HĐH Kế toán trưởng khối KTTC P.TGĐ Khối Nghiệp vụ hỗtrợ P.TGĐ khối Quản trị rủi ro P.TGĐ khối vận hành Phòng Tổ chức nhân sự Phòng Kiểm soát nội bộ Phòng KDDN nhỏ P.KDDN vừa và lớn Phòng TD tiêu dùng P.Tiết kiệm và HĐV Phòng KT, TC tổng hợp Phòng CNTT Phòng HC Quản trị Phòng pháp chế Phòng Quản lý rủi ro TD Phòng QL rủi ro thị trường Phòng QL rủi ro vận hành P.KD ngoại hối và nguồn vốn Trung tâm thanh toán P.Quản lý thẻ P.Ngân quỹ P.NV NH Quốc tế P.TGĐ khối bán lẻ Phòng phát triển mạng lưới P.KD bán sỉ, đầu tư trực tiếp, KD chứng khoán P.Dịch vụ KH&PT P.TGĐ khối DN Sở GD, CN, CT trực thuộc Phòng Giao Dịch
• Diễn giải sơ đồ cơ cấu tổ chức :
9 Đại hội cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của SCB, quyết định
những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Luật pháp và điều lệ SCB quy định.
9 Hội đồng Quản trị: là cơ quan quản lý có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của NH trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông.
9 Ban kiểm soát: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan có trách nhiệm kiểm tra hoạtt động tài chính của Ngân hàng, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng SCB.
9 Ban Tư Vấn: là bộ phận có trách nhiêm cho Hội đồng Quản trị các vấn đề liên quan đến mọi hoạt động kinh doanh, quản lý và điều hành ngân hàng. 9 Ban Thư ký Hội đồng Quản trị: là bộ phận thực hiện chức năng thư ký
của Hội đồng quản trị, quản lý cổ đông, cổ phần, cổ phiếu.
9 Ban thư ký Ban Điều Hành: là bộ phận thực hiện chức năng thư ký của Ban Điều Hành bao gồm : Tổng hợp chương trình, kế hoạch công tác của toàn hệ thống SCB; Đôn đốc, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch và nhiệm vụ do Ban Điều hành giao cho các cá nhân, đơn vị; hỗ trợ, tham mưu tư vấn pháp luật cho Ban điều hành.
9 Tổng Giám Đốc : là người có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động theo đúng pháp luật Nhà nước, các quy định của ngành, điều lệ, quy chế, quy định của Ngân hàng, đồng thời là người tham mưu cho Hội đồng Quản trị về mặt hoạch định các mục tiêu, chính sách. Ban điều hành còn bao gồm các Phó Tổng Giám Đốc, Kế toán trưởng và các bộ máy chuyên môn nghiệp vụ là những người hỗ trợ Tổng Giám Đốc về mặt điều hành. 9 Phó Tổng Giám Đốc phụ trách khối: là người có trách nhiệm điều hành tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ của khối được phân công phụ trách chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Tổng Giám Đốc về mọi mặt hoạt động của khối được phân công phụ trách.
9 Chức năng 1 số phòng nghiệp vụ Hội sở : - Khối doanh nghiệp :
+ Phòng kinh doanh doanh nghiệp nhỏ :Tham mưu cho BĐH về việc xây dựng chính sách tín dụng, chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn và kế hoạch hắng năm của SCB đối với khách hàng là DN vừa và nhỏ ( hộ kinh doanh cá thể, DNTN, HTX..) Phối hợp các Phòng,ban xác định các danh mục cho vay, định mức tiêu chuẩn ngành, sản phẩm đối với doanh nghiệp nhỏ. Tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh, tập huấn, quản lý, giám sát, các đơn vị trực thuộc SCB thực hiện
chính sách tín dụng, quy chế, quy trình tín dụng nhằm bảo đảm tính thống nhất, minh bạch trong toàn ngân hàng…
+ Phòng kinh doanh doanh nghiệp vừa và nhỏ :Lập kế hoạch hằng năm của SCB đối với khách hàng là DN vừa và nhỏ, trong đó bao gồm cả tỷ trọng cho vay, theo mục đích vay.Tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh, quản lý hỗ trợ cho vay DN vừa và lớn trong toàn hệ thống nhằm đạt chỉ tiêu tăng trưởng , hiệu quả an toàn theo kế hoạch BĐH giao.
+ Phòng kinh doanh bán sỉ, đầu tư trực tiếp và kinh doanh chứng khoán : quản lý, thực hiện hoạt động kinh doanh bán sỉ, đầu tư trực tiếp và kinh doanh chứng khoán trong toàn hệ thốngSCB nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận, tăng trưởng bền vững và an toàn.
- Khối bán lẻ :
+ Phòng tín dụng tiêu dùng : tổ chức quản lý, triển khai và hỗ trợ hoạt động tín dụng tiêu dùng trong toàn hệ thống SCB nhằm đạt chỉ tiêu doanh thu lợi nhuận tăng trưởng, hoạt động kinh doanh hiệu quả và an toàn theo kế hoạch BĐH giao…
+ Phòng tiết kiệm và huy động vốn : Tham mưu cho BĐH về việc xây dựng, thực hiện các chiến lược, các biện pháp phát triển nguồn vốn huy động từ dân cư và doanh nghiệp, bao gồm cả huy động vốn bằng giấy tờ có giá. Phát triển, triển khai các sản phẩm huy động vốn từ dân cư và doanh nghiệp cho toàn hàng, triển khai thực hiện dịch vụ kiều hối cho toàn ngân hàng. Phối hợp triển khai các sản phẩm ngân hàng điện tử.
- Sở giao dịch / Chi nhánh và đơn vị trực thuộc :
+ Sở giao dịch/Chi nhánh : là đơn vị trực thuộc ngân hàng, có con dấu riêng, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ - ngân hàng theo quy định của pháp luật của NH TMCP Sài Gòn.
+ Phòng Giao Dịch : là đơn vị hạch toán báo sổ và có con dấu riêng, được phép thực hiện 1 phần các nội dung hoạt động của Sở giao dịch/Chi nhánh theo các quy định của pháp luật, của NHNN và của NH TMCP Sài Gòn.
2.1.4. Những nét nổi bật của kết quả hoạt động của ngân hàng trong 2 năm 2007, 2008:
Trong 2 năm 2007, 2008 hoạt động kinh doanh của SCB phát triển tốt. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh luôn tăng trưởng.
Các chỉ tiêu của ÐHÐCÐ và HÐQT giao đều được hoàn thành vượt mức kế hoạch và đảm bảo cho SCB sự tăng trưởng bền vững.
Thành quả lớn nhất trong hoạt động kinh doanh năm 2007 là cơ cấu nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động của SCB đã đảo chiều một cách ngoạn mục,
Các chỉ số an toàn và chất lượng hoạt động luôn được kiểm soát một cách chặt chẽ. Hệ số an toàn vốn (CAR) luôn đảm bảo tuân thủ theo quy định của nhà nước và SCB luôn duy trì tỷ lệ này trên 9%. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trên tổng dư nợ chỉ còn 0,41% ( bằng ½ so với đầu năm ). Tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ chỉ còn 0,34% ( bằng 1/3 so với đầu năm ). Tình hình thanh khoản luôn được đảm bảo ổn định , tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch.
Vào ngày 31/12/2007, SCB đã phát hành thành công Trái phiếu chuyển đổi đợt 2 với 1.400 tỷ đồng.
Năm 2008, SCB đã tuyển dụng và đào tạo được một đội ngũ nhân sự trẻ, năng động, nhiệt tình. Chính sách đãi ngộ rất tốt đối với CBNV đã thu hút được một lực lượng những người giỏi, có đạo đức, có tâm huyết với SCB.
Năm 2008, các quy trình, quy chế của SCB đã liên tục được hoàn thiện và bổ sung. Các văn bản hướng dẫn tác nghiệp cũng nhanh chóng được đưa ra nhằm tạo điều kiện cho hoạt động kinh hiệu quả nhất. Bên cạnh đó có rất nhiều đề tài khoa học đã bảo vệ thành công trước hội đồng nghiên cứu khoa học và đã được đưa vào ứng dụng trong thực tế kinh doanh.
Các chi nhánh và phòng giao dịch mới thành lập bước đầu đã dừng lỗ và đi vào hoạt động ổn định tạo đà phát triển cho năm 2009 và các năm tiếp theo.
2.1.5. Cơ hội và thách thức đối với ngành ngân hàng Việt Nam :
2.1.5.1. Lợi thế:
9 Năng lực tài chính thuộc loại trung bình nhưng ngân hàng rất chú trọng công tác huy động vốn nên hiện nay vốn hoạt động của SCB được xếp vào loại bậc khá trong nhóm các ngân hàng TMCP đô thị. Lợi thế về năng lực tài chính cho phép SCB giữ vững và nâng cao hệ số an toàn vốn, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và mở rộng các hoạt động dịch vụ khác.
9 SCB có mạng lưới các chi nhánh và điểm giao dịch ở nhiều địa điểm trong thành phố HCM cũng như các địa phương khác trên toàn quốc. Quan điểm của SCB là không mở rầm rộ các chi nhánh khi chưa cân đối được nguồn nhân lực điều hành, việc mở rộng mạng lưới đảm bảo, chắc chắn và hiệu quả.
9 Chất lượng kinh doanh của SCB khá tốt và được cải thiện liên tục. Các nhóm chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán và mức độ tăng trưởng đều được ở mức trung bình và đều có xu hướng biến động tích cực với tốc độ khả quan.
9 Hệ thống quản trị, điều hành và bộ máy kiểm soát luôn được cải tiến phù hợp các qui định, chính sách và chuẩn mực của ngành NH cũng như phù hợp các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
9 Đội ngũ cán bộ điều hành của SCB phần lớn là những cán bộ chủ
chốt từ NH Đầu tư và Phát triển VN chuyển sang giàu kinh nghiệm, nhạy bén trong kinh doanh cũng như trong công tác quản lý. Đội ngũ nhân viên có độ tuổi bình quân 26.
9 SCB đã xây dựng được phương án chiến lược thích hợp trong tình hình kinh doanh hiện đại và tính khả thi cao.
9 Kết quả hoạt đông kinh doanh trong năm 2007, 2008 của NH TMCP Sài Gòn là cơ sở, động lực để toàn thể CBCNV nỗ lực vì sự tăng trưởng và phát triển của NH trong môi trường mới.
2.1.4.2. Thách thức:
9 Tuy đã cố gắng cải thiện tình hình nhưng tỷ trọng nguồn vốn huy
động được từ các tổ chức kinh tế trong cơ cấu huy động vốn của ngân hàng vẫn chưa cao. Đa phần nguồn vốn huy động được là nguồn vốn huy động ngắn hạn, tỷ trọng vốn dài hạn trên 3 năm huy động được khá thấp. Đây cũng là tình trạng chung của các NH TMCP tại VN hiện nay.
9 Danh mục sản phẩm của SCB chưa đa dạng, chủ yếu tập trung vào hoạt động tín dụng. Tình trạng này làm cho cơ cấu hoạt động, cơ cấu sử dụng vốn của SCB chưa được toàn diện và cân bằng dẫn đến việc hạn chế sự phát huy hiệu quả cũng như giảm thiểu rủi ro của đông vốn. 9 Phân công, phân cấp chưa rõ, còn có sự tập trung cao, hầu hết mọi quyết định trong điều hành do Tổng Giám Đốc quyết định. Trong tương lai, khi hoạt động của SCB phát triển với quy mô lớn hơn, việc quản lý theo mô hình này sẽ không còn phù hợp; Chính vì vậy trong chương trình tái cơ cấu tổ chức SCB từ năm 2007, vấn đề phân cấp, phân quyền cũng được chú trọng đẩy mạnh.
2.1.6. Định hướng của SCB :
Phát triển đi kèm với bền vững, xây dựng SCB thành NHTM đa năng, tiện