Một số quan niệm về nghèo đói

Một phần của tài liệu nguyên nhân nghèo đói, tính đa dạng của nghèo đói, hàm hồi quy tương quan và giải pháp xđgn (Trang 25 - 27)

Quan niệm về nghèo đói của từng quốc gia, từng vùng, từng nhóm dân cư nhìn chung không có sự khác biệt đáng kể, tiêu chí chung nhất để xác định nghèo đói vẫn là mức thu nhập hay chi tiêu để thõa mãn những nhu cầu cơ bản của con người về: ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội. Sự khác nhau chung nhất là thỏa mãn ở mức cao hay thấp mà thôi, điều này phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế-xã hội cũng như phong tục tập quán của từng vùng, từng quốc gia.

Tại Hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban Kinh tế xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok - Thái Lan vào tháng 09 năm 1993, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao và cho rằng: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận.”

Triệu đồng 16,00 13,28 10,23 9,07 7,86 7,14 7,00 0,00 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00 12,00 14,00 16,00 18,00 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Triệu đồng

Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về nghèo đói như sau:

“Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại.”

Tuy vậy, cũng có quan niêm khác về nghèo đói mang tính kinh điển hơn, triết lý hơn của chuyên gia hàng đầu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)- ông Abapia Sen, người được giải thưởng Nôben về kinh tế năm 1998, cho rằng: “nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng”. Xét cho cùng sự tồn tại của con người nói chung và người giàu, người nghèo nói riêng, cái khác nhau cơ bản để phân biệt họ chính là cơ hội lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống, thông thường người giàu có cơ hội lựa chọn nhiều hơn, người nghèo có cơ hội lựa chọn ít hơn.

Quan niệm của chính người nghèo ở nước ta cũng như một số quốc gia khác trên thế giới về nghèo đói đơn giản hơn, trực diện hơn. Một số cuộc tham vấn có sự tham gia của người dân miền núi, họ cho rằng: “nghèo đói là gì ư ? là hôm nay con tôi ăn khoai, ngày mai không biết con tôi ăn gì ? Bạn nhìn nhà ở của tôi thì biết, trong nhà nhìn thấy mặt trời, khi mưa thì trong nhà cũng như ngoài sân”. Một số người Hà Tĩnh thì trả lời: “nghèo đói đồng nghĩa với nhà ở bằng tranh, tre, nứa, lá tạm bợ, xiêu vẹo, dột nát; không đủ đất đai sản xuất, không có trâu bò, không có ti vi, con cái thất học, ốm đau không có tiền đi khám chữa bệnh,…”.

Các quan niệm về nghèo đói nêu trên phản ánh 3 khía cạnh chủ yếu của người nghèo:

- Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người.

- Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư. - Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng.

Biểu đồ 7: Vòng luẩn quẩn của nghèo đói và mối quan hệ của nó với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội

Nghèo đói

Bệnh tật Gia tăng dân số

Môi trường sống Suy dinh dưỡng

Tệ nạn xã hội Thất học

Nghèo đói dẫn đến

- Cản trở tăng trưởng kinh tế - Bất bình đẳng xã hội - Kìm hãm phát triển con người - Phá hủy môi trường - Nguy cơ mất ổn định xã hội và phát triển bền vững

(Nguồn: Tài liệu tập huấn cán bộ XĐGN cấp xã)

Một phần của tài liệu nguyên nhân nghèo đói, tính đa dạng của nghèo đói, hàm hồi quy tương quan và giải pháp xđgn (Trang 25 - 27)