Những trở ngại

Một phần của tài liệu nguyên nhân nghèo đói, tính đa dạng của nghèo đói, hàm hồi quy tương quan và giải pháp xđgn (Trang 42 - 45)

a. Tình hình giáo dục

Thu nhập của người dân còn rất thấp, có được thu nhập ngày hôm nay họ phải nghĩ cách để lo cho ngày mai. Cho nên con cái của họ cũng là nguồn để tạo ra thu nhập, mặc dù còn dưới tuổi lao động nhưng các em cũng phải phụ cho gia đình để kiếm cái ăn, cái mặc nên đành phải bỏ học giữa chừng, làm cho tỷ lệ trẻ em dưới 16 tuổi tham gia lao động chiếm đến 18,6% trên tổng số hộ nghèo. Nếu chính quyền địa phương thật sự có quan tâm thì hỗ trợ thật nhiều về mặt học phí để không phải chạy tiền khắp nơi cho con đi ăn học. Bên cạnh đó, gia đình có quá nhiều người ăn theo nên họ không có khả năng cho con đi học tiếp. Họ cần có những lớp học đêm mở gần khóm ấp để cho con em họ có thể tham gia vì buổi sáng phải đi kiếm tiền.

Trong khi trình độ học vấn là chìa khóa để giúp người dân thoát nghèo thì chính quyền địa phương chưa thật sự giúp đỡ hết sức mình. Do đó, tình trạng này vẫn cứ tiếp tục tiếp diễn thì người nghèo khó có khả năng thoát nghèo bền vững.

b. Nước sạch và điện thấp sáng

Khi được phỏng vấn thì gần như 100/100 hộ cho rằng mặt này chưa có tác động lớn đến đời sống của họ. Bởi vì, họ sử dụng thường là nước sông rạch, phải xách hoặc gánh từ dưới sông rạch lên để sinh hoạt và khi họ tắm giặt cũng trên con sông và con rạch đó.

Còn điện thấp sáng thì các hộ quá nghèo không có điện để sử dụng vì câu điện tư bên ngoài nên chi phí điện hàng tháng rất cao (2.500/1 kw), có khi nhà nghèo quá người ta sợ không có tiền trả nên không cho câu điện. Nếu người dân nghèo phải tiếp tục chịu cảnh như thế này thì họ sẽ không có được số tiền tiết kiệm từ khoảng thu nhập và họ sẽ dễ bị nhiễm bệnh khi sinh hoạt bằng nước sông rạch, nhất là phụ nữ rất dễ bị bệnh phụ khoa.

Trên thực tế, chính quyền xã cũng đã thừa nhận chưa quản lý chặt chẽ vấn đề này. Bởi vì họ chưa năng động trong việc tìm cách hỗ trợ cho người dân nghèo nằm ngoài vùng điện khí hóa, nước sạch vệ sinh môi trường. Họ còn để cho người dân tự xoay sở lấy. Tuy nhiên, người dân nghèo lại không có khả năng để thực hiện, nên rất cần có sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền của địa phương.

c. Sự quan tâm và kết hợp của chính quyền địa phương với người dân.

Theo số liệu điều tra 100 hộ cho thấy, có đến 61% ý kiến cho rằng họ không được thụ hưởng nhiều từ chương trình này. Các hộ này cho biết, chính quyền địa phương khi thực hiện chương trình hay kế hoạch gì họ ít khi thông báo cho người dân biết. Cũng chính vì tư tưởng độc đoán này sẽ làm cho người dân nghèo có cảm giác không ai quan tâm đến họ, nên họ rất bất cần khi được hỏi về sự quan tâm của chính quyền. Do đó, chính quyền địa phương cần phải nỗ lực phát huy hơn nữa tinh thần “tương thân tương ái”, đoàn kết giúp đỡ nhau để họ thoát nghèo bền vững.

d. Được học nghề và giới thiệu việc làm

Số liệu điều tra cho thấy có đến 80% hộ cho rằng họ không được địa phương tổ chức dạy nghề hay giới thiệu việc làm cho nên có đến 47% hộ nghèo đi làm thuê, mướn để kiếm sống. Số hộ còn lại thì thấy rằng họ được học nghề nhưng không tìm được việc làm đúng nghề mà mình đã học và cuối cùng cũng làm thuê, mướn vì không được chính quyền địa phương giới thiệu nơi làm. Trong năm qua, địa phương đã tổ chức cho được 150 – 200 người dân được học các nghề như sữa xe, thêu, may,…tuy nhiên, chỉ giải quyết được 0,65% - 0,86% tổng số dân của địa phương để có việc làm. Nhìn chung, đây cũng là nguyên nhân sâu xa làm cho người dân vẫn nghèo vì không được đào tạo nghề nên việc làm không ổn định.

e. Các tổ chức (CLB khuyến nông, hội phụ nữ, đoàn thanh niên,…) quan tâm.

Có thể nói Hội phụ nữ là một tổ chức quan trọng giúp cho các chị em phụ nữ nghèo không có việc làm hay làm việc vào thời gian nhàn rỗi rất hiệu quả. Thế nhưng, khi được hỏi về các mặt này thì chị em cho biết họ không nhận được gì từ hội phụ nữ như không cho vay vốn, không được tiết kiệm cho hội,…thực tế Hội chỉ xem mối quan hệ thân thích mà hỗ trợ cho nhau, còn các hộ “nghèo rớt mồng tơi” thì chẳng được gì. Người dân quá bức xúc trước tình trạng này nhưng họ là người “thấp cổ bé họng” thì không có khả năng để phản ánh. Nếu có nhiều mặt tiêu cực ảnh hưởng đến người nghèo như thế thì không bao giờ họ thoát được cái nghèo luôn đeo bám họ.

f. Vay vốn và sử dụng vốn

Khi nói đến vay vốn người dân nghèo rất bất mãn, họ cho rằng vay vốn là việc khó khăn nhất vì có đến 29% hộ cho biết họ không có tài sản thế chấp nên họ không thể vay được vốn. Bên cạnh đó chính quyền địa phương không tuyên truyền cho họ biết hình thức và những điều kiện ưu đãi cho người nghèo. Chính quyền nơi đây khi cho vay đã không xét duyệt tường tận hoàn cảnh khó khăn của từng hộ, họ cho vay theo quán tính, cho người thân và những gia đình không khó khăn để vay, khi hộ nghèo hỏi đến thì họ bảo là: “Không còn đơn để cho vay nữa”. Một nghịch cảnh quá vô lý, cũng chính vì thế các hộ nghèo họ mong sao chính quyền địa phương có cái nhìn xa và nhìn rộng hơn.

nhà trả chậm và không cho người dân có được nơi ở ổn định. Tất cả người nghèo phải sống chen chút nhau trong một xóm chỉ toàn mồ mã chưa khai quật hết. Có hộ khi bị di dời cho đến nay đã 4-5 năm mà chưa có được chỗ ở, họ phải thuê nhà của người khác hàng tháng phải trả đến 200.000 đồng 8 tiền thuê, có hộ phải ở đậu với gia đình người khác.

8 Số liệu điều tra

Người dân không an cư thì không thể lập được nghiệp, điều quan trọng bây giờ là giải quyết cho người nghèo có được nơi ở ổn định để họ yên tâm làm việc lo cho cuộc sống gia đình để có cơ hội thoát nghèo.

h. Cấp hộ khẩu

Số liệu điều tra cho thấy, có đến 20% hộ nghèo đến địa phương sinh sống lâu năm nhưng không có hộ khẩu, khi được hỏi nguyên nhân họ cho biết vì không có đủ tiền để làm, mỗi lần làm phải mất đến cả triệu bạc, trong khi thu nhập của họ thì rất thấp. Một khi không có hộ khẩu thì người dân không được xem là người của nơi đây và do đó, những điều kiện ưu đãi cho người nghèo họ cũng không được hưởng.

Họ mong chính quyền địa phương có thể hỗ trợ họ giảm bớt khoảng tiền làm hộ khẩu để họ có khả năng làm, từ đó họ có thể thụ hưởng những chính sách hỗ trợ cho người nghèo như những người dân tại địa phương.

Chương 4. NGUYÊN NHÂN NGHÈO, TÍNH ĐA DẠNG CỦA NGHÈO ĐÓI, HÀM HỒI

QUY TƯƠNG QUAN VÀ GIẢI PHÁP XĐGN

Một phần của tài liệu nguyên nhân nghèo đói, tính đa dạng của nghèo đói, hàm hồi quy tương quan và giải pháp xđgn (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)