Phân tích sự tác động của hàm hồi quy tương quan

Một phần của tài liệu nguyên nhân nghèo đói, tính đa dạng của nghèo đói, hàm hồi quy tương quan và giải pháp xđgn (Trang 49 - 51)

Biến phụ thuộc:

• TN: Thu nhập của hộ/tháng. Biến độc lập:

• TTLĐ: Số người trong tuổi lao động của hộ. • GT: Giới tính của chủ hộ.

• TD: Trình độ của chủ hộ. • NN: Nghề nghiệp của chủ hộ. • CT: Chi tiêu của hộ/tháng.

Bảng 4.1: Hệ số tương quan giữa các biến độc lập

tnhap chiphi ttld gioi tinh trdo nnghiep tnhap Pearson Correlation 1 .464(**) -.068 .417(**) .685(**) .561(**) Sig. (2- tailed) .000 .504 .000 .000 .000 N 100 100 100 100 100 100 chiphi Pearson Correlation .464(**) 1 .050 .175 .295(**) .185 Sig. (2- tailed) .000 .624 .081 .003 .065 N 100 100 100 100 100 100 ttld Pearson Correlation -.068 .050 1 -.210(*) -.045 -.041 Sig. (2- tailed) .504 .624 .036 .656 .686 N 100 100 100 100 100 100 gioi tinh Pearson Correlation .417(**) .175 -.210(*) 1 .388(**) .429(**) Sig. (2- tailed) .000 .081 .036 .000 .000 N 100 100 100 100 100 100 trdo Pearson Correlation .685(**) .295(**) -.045 .388(**) 1 .590(**) Sig. (2- tailed) .000 .003 .656 .000 .000 N 100 100 100 100 100 100 nnghie Pearson .561(**) .185 -.041 .429(**) .590(**) 1

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). * Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

Hệ số tương quan giữa thu nhập với chính nó là 1, giữa thu nhập với chi tiêu, giới tính, trình độ, nghề nghiệp lần lượt là: 0,464; 0,417; 0,685 và 0,561. Giá trị này cho thấy rằng thu nhập với chi tiêu, giới tính, trình độ, nghề nghiệp có mối quan hệ thuận khá chặt chẽ. Trong khi trên thực tế không có mối quan hệ tuyến tính nào trong tổng thể giữa thu nhập, chi tiêu, giới tính, trình độ, nghề nghiệp là 0,000 nhỏ hơn 0,01. Do vậy, ta sử dụng mức ý nghĩa 1% thì giả thiết hệ số tương quan của tổng thể bằng 0 bị bác bỏ. Có nghĩa là kết quả của các biến hiện có trong mô hình có thể giải thích được sự thay đổi của thu nhập, điều này cũng có nghĩa là mô hình ta xây dựng phù hợp với dữ liệu hiện có.

Kiểm định lại bằng phương trình: Trong qúa trình kiểm định được áp dụng phương pháp loại trừ dần những biến độc lập không có ý nghĩa với mô hình, giá trị mặc định của xác suất tối đa tương ứng kiểm định F ra là 2,71

Kết quả hàm hồi quy tương quan chạy lần 1

TN = 169324,42 – 24408,8*TTLD + 80587,42*GT + 357476,37*TD+186663,98

(0,191) (0,64) (0,183) (0,000) (0,018)

*NN + 0,395*CT

(0,000)

Theo kết quả chạy phương trình như trên cho thấy những giá trị nằm trong dấu ngoặc được in đậm dưới những biến số tương ứng đều nhỏ hơn 5%, cho kết luận những biến số này tồn tại và có quan hệ tuyến tính đối với biến phụ thuộc thu nhập (TN) ở mức tin cậy 95%, hoặc cũng có thể nói rằng

- Trình độ của chủ hộ (TD) có mối quan hệ tuyến tính đối với thu nhập của hộ. - Nghề nghiệp của hộ (NN) cũng có mối quan hệ tuyến tính với thu nhập của

hộ.

- Chi tiêu của hộ/tháng (CT) cũng có mối quan hệ tuyến tính với thu nhập của hộ.

Kết quả hàm hồi quy tương quan chạy lần 2

TN = 137085,96 + 374497,87*TD + 216,002,19*NN + 0,401*CT

(0,124) (0,000) (0,005) (0,000)

Dựa vào phương pháp loại trừ dần như trên, ta loại được 2 biến ra khỏi phương trình hồi quy đó là: Biến số người trong tuổi lao động của hộ (TTLD) và biến giới tính của chủ hộ (GT). Theo kết quả chạy phương trình lần thứ hai cho thấy, cũng chỉ có 3 biến độc lập có độ tin cậy cao đối với hàm thu nhập đó là: Trình độ, nghề nghiệp và chi tiêu.

Ta thấy hằng số của mô hình cho ta mức ý nghĩa quan sát Sig. > mức ý nghĩa ta chọn cho kiểm định 5% (phụ lục 7), ta không thể bác bỏ giả thiết hệ số tương quan của tổng thể bằng 0 nhưng “xét về mặt thống kê hằng số không lớn hơn 0 với mức ý nghĩa 5%”. Thực ra trong phương trình chỉ chạy những biến định lượng nên mô hình

không thể giải thích đầy đủ toàn bộ những biến động của thu nhập vì nó còn bao hàm cả những biến định tính chưa đưa vào phương trình.

Trên thực tế ba biến: Trình độ, nghề nghiệp và chi tiêu là những nhân tố ảnh hưởng lớn đến khoản thu nhập của người dân. Bởi vì, có trình độ thì người dân mới có được việc làm tạo ra thu nhập cao bên cạnh đó khi người dân sử dụng nhiều cho khoản chi tiêu thì thu nhập của họ cũng phải càng cao để cân bằng. Nếu thu nhập ít thì khoản chi tiêu cũng bị hạn chế lại.

Một phần của tài liệu nguyên nhân nghèo đói, tính đa dạng của nghèo đói, hàm hồi quy tương quan và giải pháp xđgn (Trang 49 - 51)