Đánh giá hiệu quả đầu tư trong Công ty

Một phần của tài liệu thực trạng đầu tư tại công ty cổ phần xây dựng hạ tầng sông đà (Trang 32 - 35)

Trong ba năm từ năm 2003 đến năm 2005 Công ty đã thực hiện đầu tư nhiều máy móc thiết bị cũng như xây dựng các nhà xưởng phục vụ thi công …… và kết quả của việc đầu tư này là từ năm 2003 đến năm 2005 doanh thu của Công ty liên tục tăng với tốc độ tăng trưởng khá cao, lợi nhuận cũng không ngừng gia tăng, thu nhập của cán bộ công nhân viên cũng tăng lên đáng kể. Cụ thể được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.22: Tổng hợp đánh giá hiệu quả đầu tư của Công ty giai đoạn 2003 - 2005 (đơn vị: VNĐ)

Năm Vốn đầu tư Kết quả sản xuất kinh doanh

Doanh thu LNST Thu nhập b/q

CBCNV/tháng /người 2002 16.200.000.000 648.000.000 1.000.000 2003 5.259.124.288 26.528.000.000 1.027.000.000 1.352.000 2004 14.426.268.19 8 60.173.007.000 2.285.026.000 1.532.000 2005 1.653.196.967 85.718.000.000 3.073.000.000 2.200.000

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thực hiện tài chính 2002-2005)

Dựa vào bảng tổng hợp trên chúng ta có thể thấy rằng cùng với sự gia tăng lượng vốn đầu tư trong các năm thì tổng doanh thu, lợi nhuận sau thuế, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên của Công ty cũng tăng theo.

Về doanh thu: doanh thu của năm sau luôn lớn hơn năm trước. Năm 2003

doanh thu tăng 10.328.000.000VNĐ (tăng 63.75%) so với năm 2002. Năm 2004 là năm có doanh thu tăng cao nhất trong 3 năm, trong năm 2004 doanh thu của Công ty tăng 35.645.007.000VNĐ (tăng 134.4%) so với năm 2003, năm 2004 là năm có doanh thu tăng cao nhất bởi vì không chỉ do trong năm này Công ty đã thực hiện đầu tư nhiều nhất trong 3 năm mà còn do độ trễ của hoạt động đầu tư, các thành quả của hoạt động đầu tư của các năm trước đã có thể đưa vào sử dụng và khai thác. Đến năm 2005 mặc dù là năm mà Công ty đầu tư ít nhất nhưng doanh thu cũng tăng rất cao, doanh thu của năm 2005 tăng 25.544.993.000 VNĐ (tăng 42.45%) so với năm 2004.

Về lợi nhuận sau thuế: Cùng với sự gia tăng của doanh thu thì lợi nhuận

sau thuế của Công ty cũng không ngừng gia tăng. Năm 2003 lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng 379.000.000VNĐ (tăng 58.4%) so với năm 2002. Năm 2004 lợi nhuận sau thuế tăng 1.258.026.000VNĐ (tăng 122.5%) so với năm 2003 và năm 2005 lợi nhuận sau thuế tăng 787.974.000VNĐ (tăng 34.48%) so với năm 2004. Tuy lợi nhuận sau thuế của Công ty luôn tăng với tỷ lệ tương đối cao nhưng mức tăng còn bị hạn chế chính vì vậy mà các hệ số tài chính của Công ty còn thấp.

Bảng 1.23: Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty giai đoạn 2002 – 2005

Năm Doanh thu

(VNĐ) LNST LNST (VNĐ) VCSH (VNĐ) LNST/Doanh thu LNST/VCSH 2002 16.200.000.000 648.000.000 2.000.000.000 0.04 0.324

2003 26.528.000.000 1.027.000.000 3.269.348.913 0.039 0.3142004 60.173.007.000 2.285.026.000 11.212.184.145 0.038 0.204 2004 60.173.007.000 2.285.026.000 11.212.184.145 0.038 0.204 2005 85.718.000.000 3.073.000.000 18.012.184.145 0.036 0.171

Dựa vào bảng tính toán trên chúng ta có thể thấy rằng các chỉ tiêu tài chính của Công ty không những thấp mà còn đang có xu hướng giảm.

Về thu nhập bình quân đầu người: Trong những năm qua thu nhập bình

quân đầu người của Công ty không ngừng gia tăng, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. Năm 2003 thu nhập bình quân đầu người/tháng của Công ty tăng 352.000VNĐ so với năm 2002. Năm 2004 tăng 180.000VNĐ so với năm 2003 và năm 2005 tăng 668.000VNĐ so với năm 2004.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được ở trên thì tại Công ty vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc đầu tư. Cụ thể:

 Tình trạng yếu kém trong sản xuất vẫn còn tồn tại, sự quản lý thiếu chặt chẽ của cấp quản lý gây ra tình trạng lãng phí trong sản xuất dẫn đến chi phí cho sản xuất vượt quá định mức, hơn thế nữa cơ chế quản lý chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo của các đơn vị.

 Công tác thị trường vẫn chưa được Công ty chú trọng và vẫn còn bị coi nhẹ như công tác tiếp thị tiêu thụ sản phẩm, công tác phát triển thương hiệu của các sản phẩm, chính vì vậy mà các sản phẩm sản xuất ra bị tồn kho rất nhiều như que hàn.

 Vốn chủ sở hữu của Công ty vẫn còn nhỏ, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu tự mua sắm của Công ty. Do đó khi tiến hành đầu tư, Công ty vẫn phải đi thuê mua tài chính với giá trị rất lớn.

 Nguồn lực con người của Công ty vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh, có nhiều loại máy móc chưa thể khai thác được hết công suất do không có công nhân có đủ tay nghề và trình độ để sử dụng.

 Việc cập nhật các thông tin về thị trường khoa học – công nghệ trong nước và trên thế giới vẫn chưa được Công ty chú ý dẫn đến tình trạng khi mua sắm Công ty đã mua phải các loại máy móc đã cũ so với sự phát công nghệ trên thế giới.

Một phần của tài liệu thực trạng đầu tư tại công ty cổ phần xây dựng hạ tầng sông đà (Trang 32 - 35)