Một số kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu thực trạng đầu tư tại công ty cổ phần xây dựng hạ tầng sông đà (Trang 57 - 61)

II. Một số giải pháp cho hoạt động đầu tư của Công ty CPXDHT Sông Đà trong thời gian tớ

3.Một số kiến nghị đối với Nhà nước

- Trước hết Nhà nước cần thiết phải tạo ra môi trường kinh tế - xã hội, chính trị ổn định và thuận lợi cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp, đảm bảo sự bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, thi hành pháp luật nghiêm minh và không nên có sự điều chỉnh lớn các thể chế trong thời gian ngắn, không để gây ảnh hưởng đến tâm lý và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

- Nhà nước cần tiến hành lập các kế hoạch và quy hoạch phát triển nói chung, chiến lược và kế hoạch đầu tư nói riêng làm cơ sở để hoạt động đầu tư và sản xuấ kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện đúng hướng và đạt được kết quả như mong muốn.

- Đối với Công ty cổ phân xây dựng hạ tầng Sông Đà nhu cầu vốn đầu tư trong thời gian tới là rất lớn vì vậy, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn cho Công ty: cho vay tín dụng với lãi suất thấp. Với sự hỗ trợ này của Nhà nước, Công ty sẽ mạnh dạn hơn trong việc huy động các nguồn khác để thực hiện hoạt động đầu tư.

- Vốn vay thương mại có vị trí quan trọng trong cơ cấu vốn đầu tư của Công ty, nhưng điều cơ bản của nguồn này là phải huy động được nguôn tiết kiệm từ dân cư. Hiện nay, có rất nhiều khoản tiết kiệm được tích luỹ tại các hộ gia đình do đời sống và thu nhập của người dân Việt Nam đã tăng lên đáng kể khi kinh tế phát triển. Vì vậy, Nhà nước cần cải thiện và nâng cao năng lực cho ngành Ngân hàng để huy động tốt nhất các khoản tiền nhàn rỗi này, đồng thời cũng xây dựng chính sách lãi suất hợp lý để vừa đảm bảo các Ngân hàng kinh

doanh có lãi, vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có đủ vốn mình cần mà không phải chịu sức ép vay nợ quá lớn.

- Các ngân hàng cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận một cách thuận lợi nguồn vốn tín dụng để đầu tư theo hướng cải tiến quy trình đơn giản hoá thủ tục, hồ sơ cho vay, rút ngắn thời gian giải quyết cho vay nhưng vẫn đảm bảo thựac hiện đúng quy định của pháp luật, chẳng hạn các ngân hàng nêm yết công khai và tiếp cận trực tiếp với các doanh nghiệp để hướng dẫn thủ tục vay vốn, quy trình, thời gian tối đa giải quyết vốn vay và kịp thời thẩm định, quyết định cho vay đối với các nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp có đủ điều kiện. Những trường hợp không cho vay được ngân hàng phải thông báo rõ cho doanh nghiệp bằng văn bản để giảm bớt thời gian doanh nghiệp phải chờ đợi, các ngân hàng có thể xem xét cho doanh nghiệp được áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản được hình thành từ vốn vay hoặc được vay không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định, đồng thời chú trọng công tác đào tạo cán bộ, nhất là cán bộ tín dụng để nắm chắc cơ chế tín dụng, nâng cao khả năng thẩm định khoản vay, đảm bảo giải ngân vốn đúng tiến độ và làm tốt công tác tư vấn cho doanh nghiệp trong việc vay vốn, sử dụng vốn vay có hiệu quả …

- Bên cạnh đó, Nhà nước cần tiếp tục phát triển thị trường chứng khoán mạnh mẽ hơn nữa, thiết lập các điều kiện thuận lợi cho sự thâm nhập và vận động của dòng vốn nước ngoài và đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn nước ngoài nhằm đa dạng hoá các kênh huy động vốn của doanh nghiệp.

- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất máy móc thiết bị trong nước, đảm bảo cung cấp cho Công ty những chủng loại xe

máy, thiết bị chất lượng tương đương để tiết kiệm ngoại tệ, mặt khác có thể xét giảm thuế nhập khẩu cho Công ty trong việc nhập khẩu máy móc thiết bị, từ đó giúp cho Công ty giảm chi phí, hạ giá thành và tăng sức cạnh tranh.

Một phần của tài liệu thực trạng đầu tư tại công ty cổ phần xây dựng hạ tầng sông đà (Trang 57 - 61)