Thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản tại công ty tnhh nhà nước một thành viên xuất nhập khẩu & đầu tư hà nội - unimex (Trang 39)

1. Các nhân tố ảnh hướng đến hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty

3.1.3. Thị trường xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty trong thời gian qua có nhiều biến đổi do Việt Nam ngày càng tham gia chặt chẽ hơn vào các quan hệ kinh tế quốc tế như ASEAN, APEC, và mới đây là WTO. Các thị trường truyền thống vẫn được đảm bảo và duy trì như: thị trường Châu Á.. Ngoài ra,Công ty tiếp tục thâm nhập vào các thị trường mới và khó tính như thị trường Mỹ, EU (tham khảo thống kê tại bảng 7).

Sự biến đổi thị trường thể hiện cụ thể ở: nếu như trước kia Công ty chỉ xuất khẩu sang các thị trường Đông Âu, Nga theo các nghị định thư thì nay kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này giảm 2,2% năm 2005 (xem bảng 7) trong khi đó kim ngạch này đối với thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng rất khắt khe như thị trường Mỹ lại tăng cao (6,3% năm 2004 và 4,9% năm 2005) ta có thể tham khảo số liệu trong bảng tỷ trọng xuất khẩu của Công ty Unimex sang thị trường Mỹ làm ví dụ. Điều này thể hiện Công ty đã thoát ra khỏi tình trạng bao cấp và đã năng động hơn đặc biệt khi quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đang ngày càng phát triển.

Bảng 9: Tỷ trọng xuất khẩu hàng nông sản của Công ty sang thị trường Mỹ từ 2003 - 2006

Đơn vị: 1000 USD

Năm 2003 2004 2005 2006

Kim ngạch xuất khẩu

nông sản sang Mỹ 205.91 753.42 303.71 495.66 Tổng kim ngạch

xuất khẩu nông sản 5565.1 11959.1 6198.2 9178.8

Tỷ trọng (%) 3.7 6.3 4.9 5.4

(Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh) 3.1.4. Giải quyết việc làm, thu nhập

Hiện toàn bộ Công ty có khoảng 700 cán bộ công nhân viên với thu nhập từ 1,7 triệu trở lên. Ngoài ra, tất cả các cán bộ công nhân viên trong Công ty đều được hưởng đầy đủ các khoản bảo hiểm y tế, các chế độ đãi ngộ khác. Công ty cũng thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ và cử một số cán bộ chủ chốt ra nước ngoài học tập kinh nghiệm. Ngoài việc nâng cao trình độ nghiệp vụ Công ty còn quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên như: thành lập quỹ khen thưởng, tổ chức thăm quan dã ngoại, đại hội công nhân viên…Như vậy, hàng năm Công ty đã đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên đồng thời không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Trong thời gian tới, đây cũng là một trong những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.

3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

3.2.1. Những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty Unimex

Mặc dù đã gặt hái được một số thành tựu nhất định trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu mặt hàng nông sản nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế mà Công ty Unimex cần phải khắc phục trong thời gian tới:

Thứ nhất, trong thời gian qua hàng nông sản xuất khẩu của Công ty chủ yếu ở dạng thô hoặc mới qua sơ chế nên hiệu quả xuất khẩu chưa cao (trên 80% qua các năm).

Thứ hai, Công ty là một đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, do vậy Unimex không phải là đơn vị chuyên kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản. Phần lớn hàng nông sản phải mua qua các cơ sở sản xuất, chưa có kho thu mua hàng và dự trữ hàng dẫn tới giá thành cao, không chủ động được nguồn hàng, nên để thu gom được một lượng hàng lớn là rất khó vì vậy dẫn đến kim ngạch xuất khẩu chưa thật ổn định. Dẫn tới hàng năm công tác hoàn thuế VAT ở Công ty bị kéo dài.

Công ty chỉ có các chi nhánh ở cảng Hải phòng, thành phố HCM tiện cho việc giao dịch, thu mua và xuất khẩu. Khi có hàng tới hoặc là xuất đi ngay, hoặc là Công ty phải thuê kho để hàng. Vì vậy chi phí kho bãi lớn vì các mặt hàng nông sản chiếm diện tích lớn.

Thứ ba, thông tin về thị trường bên ngoài còn nhiều hạn chế, thiếu chính xác và không cập nhật do đặc điểm kinh doanh của Công ty là giao khoán chỉ tiêu về kim ngạch xuất khẩu cho các phòng nghiệp vụ và chi nhánh. Ngoài ra, Công ty chưa có phòng Marketing đảm nhận công tác nghiên cứu thị trường và thiết kế các kế hoạch kinh doanh do đó dẫn tới sự cạnh tranh không cần thiết trong nội bộ Công ty, đồng thời không kịp phản ứng trước những biến động khi thị trường giá nông sản biến động.

Thứ tư, cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu nghèo nàn, tỷ trọng hàng xuất khẩu thô và sơ chế vẫn còn khá cao, chưa có nhiều mặt hàng đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới chủ yếu là do giá thành sản xuất cao, chất lượng, mẫu mã bao bì chưa phù hợp với đòi hỏi của thị trường nên hiệu quả xuất khẩu chưa cao. Công ty hiện chưa có văn phòng đại diện ở nước ngoài nên chưa có hệ thống phân phối sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng.

Thứ năm, công tác thu mua tạo nguồn hàng còn gặp nhiều khó khăn, nguyên liệu tại chỗ chưa đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu cả về chủng loại, chất lượng và số lượng. Do vậy, Công ty phải nhập nguyên liệu từ các nước khác nên kim ngạch nhập khẩu hàng năm của Công ty thường cao hơn kim ngạch xuất. Nhà máy chế biến của Công ty thường phải hoạt động cầm chừng do thiếu nguyên liệu.

Thứ sáu, hoạt động xuất khẩu của Công ty còn rất bị động, mặc dù vốn kinh doanh của Công ty không phải là ít nhưng do còn phải kinh doanh nhiều mặt hàng

khác do vậy nguồn vốn dành cho hoạt động xuất khẩu nông sản còn ít. Vì vậy, Công ty thường thực hiện các hợp đồng có giá trị nhỏ, số lượng ít chưa thu hút được những hợp đồng có tính dài hạn, lâu dài.

Thứ bẩy, thủ tục quản lý trong nội bộ Công ty còn phiền hà, chậm trong phối hợp công việc đôi lúc dẫn đến khó khăn và mất khách hàng trong khi những thủ tục xuất khẩu cần nhanh gọn chính xác.

3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại

3.2.2.1 Nguyên nhân chủ quan a. Từ phía Công ty

- Cơ chế làm việc của cán bộ công nhân viên còn mang nặng tính bao cấp nên trong quá trình làm việc còn nhiều lúng túng. Đội ngũ lãnh đạo còn thiếu. Nguyên nhân là do công tác đào tạo bồi dưỡng chưa được tăng cường, đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, thành thạo ngoại ngữ rất mỏng.

- Có sự chồng chéo trong công việc. Hiện nay do cơ sở hạ tầng còn thiếu, chưa có phòng marketing nên phòng Kế hoạch tổng hợp phải kiêm chức năng này. Vì vậy, cùng một lúc phòng phải đảm nhận nhiều công việc từ thu thập thông tin, xử lý, phân tích, lên phương án, lập báo cáo nên không thể tránh khỏi những thiếu xót. Ngoài ra, trong nội bộ Công ty chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các phòng nghiệp vụ do các phòng đều bảo mật thông tin… nên chưa tạo được thế mạnh tổng thể.

- Nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là vốn vay Ngân hàng nên Công ty chưa mở rộng được quy mô sản xuất kinh doanh, chưa đầu tư mua sắm được trang thiết bị tiên tiến, chưa xây dựng được kho bãi bảo quản hàng hoá theo đúng tiêu chuẩn làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.

- Nguồn nguyên liệu tại chỗ thiếu do Công ty chưa quan tâm, hỗ trợ người nông dân trong sản xuất. Việc thu mua, chế biến sản phẩm của Công ty hoàn toàn tự phát, bị động theo thị trường nước ngoài. Ngoài ra, hiện tượng nông dân chạy theo năng suất, số lượng, phun thuốc sâu, thuốc tăng trọng một cách bừa bãi thiếu hướng dẫn của cơ quan chức năng, cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng nông sản xuất khẩu của Công ty.

b. Từ phía Nhà nước

- Cơ chế của Nhà nước không nhất quán và thiếu ổn định có thể thấy qua công tác phân bổ hạn ngạch đôi khi còn nhiều bất cập, tiêu cực gây tâm lý không ổn định cho doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu dân đến hiệu quả chưa cao. Mặt khác sự thay đổi trong cơ chế quản lý, bổ sung những chính sách mới đã mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu cho các đơn vị kinh doanh đã làm tăng số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Điều này tuy hợp lý song đã làm giảm vai trò của các Công ty chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu như Unimex.

- Các văn bản về quản lý vừa thiếu vừa không ổn định thiếu nhất quán, thường xuyên thay đổi ví dụ như việc kiểm dịch hàng qua biên giới còn kéo dài gây cản trở nhiều cho hoạt động xuất khẩu, làm chậm tiến độ giao hàng đặc biệt với hàng nông sản rất dễ bị thối hỏng, dập nát khi vận chuyển đường dài.

- Thủ tục hải quan, giấy tờ gây chậm trễ làm cho công tác giao chuyển hàng mất thời gian, dễ gây hỏng hóc cho sản phẩm nông sản.

- Thủ tục hành chính, vay vốn và việc thực thi quy định ưu đãi của chính phủ còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ.

3.2.2.2. Nguyên nhân khách quan

Trong những năm qua, Công ty Unimex cũng như nhiều doanh nghiệp khác trong cả nước đều chịu ảnh hưởng của các biến động thị trường như: thị trường nông sản biến động xấu như cúm gia cầm, sâu bệnh, thiên tai, lũ lụt, thị hiếu của khách thay đổi khó tính hơn…

Mặt khác, hàng nông sản xuất khẩu của Công ty còn phải đối mặt với những hàng rào phi thuế quan, bảo hộ khi thâm nhập vào các thị trường tiềm năng nhưng rất khó tính như EU và Mỹ. Đó là những quy định về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhiều trường hợp người ta có thể gọi đó là hình thức bảo hộ trá hình nhằm ngăn cản hàng hoá nước ngoài tràn vào nước mình. Chính vì vậy, Công ty không những phải cạnh tranh với các đối thủ trong nước mà còn phải cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài trong khi trình độ sản xuất và năng suất lao động của ta còn thấp, khả năng chế biến nông sản còn nhiều hạn chế.

Một nguyên nhân nữa là do giá cánh kéo giữa hàng nông sản dạng thô, sơ chế và hàng nông sản xuất khẩu đã qua chế biến ngày càng giãn ra. Trong khi các nước phát triển chủ yếu xuất khẩu hàng nông sản đã qua chế biến. Do đó, mặc dù các nước đang phát triển như Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản chủ yếu, sản lượng nông sản của các nước phát triển có xu hướng giảm nhẹ và không cao hơn sản lượng của các nước đang phát triển trong những năm qua nhưng tỷ trọng tổng giá xuất khẩu nông sản của các nước phát triển trong tổng trị giá xuất khẩu của thế giới vẫn giữ vai trò chi phối thị trường nông sản thế giới.

Trong những năm gần đây thời tiết, khí hậu thế giới có những biến động rất xấu không theo quy luật tự nhiên. Thiên tai, lũ lụt, hạn hán đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông sản của Công ty.

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN TẠI CÔNG TY UNIMEX

1. Định hướng xuất khẩu nông sản của Công ty Unimex trong thời gian tới

1.1. Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty trong thời gian tới

1.1.1 Thuận lợi

Cơ chế xuất khẩu của Nhà nước ngày càng thông thoáng, những cải tiến trong chính sách thuế, các chính sách khuyến khích xuất khẩu…Nền kinh tế trong nước cũng tiếp tục ổn định và phát triển với môi trường chính trị ổn định. Việt Nam được nhiều bè bạn quốc tế đánh giá cao, là một quốc gia có an ninh vào loại tốt nhất thế giới.

Nền kinh tế thế giới cũng có dấu hiệu phát triển ổn định hơn, đặc biệt là sự phục hồi kinh tế của các khu vực sau khủng hoảng, dịch bệnh…

Công ty đã và sẽ được phép tham gia một số chương trình của Bộ Thương Mại như nhận vốn ODA, đi nghiên cứu và xúc tiến thị trường nước ngoài…

Sau hơn 40 năm xây dựng và phát triển, đội ngũ cán bộ của Công ty đã trải qua nhiều khó khăn thử thách, thăng trầm nên đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, có khả năng xử lý tình huống nhạy bén đáp ứng đòi hỏi của khách hàng. Hiện nay Công ty Unimex đã trực tiếp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu với 30 thị trường, có quan hệ với trên nhiều Công ty ở Châu Á, Đông Âu, và Trung Đông. Ngoài ra, Công ty cũng có hai chi nhánh ở hai thành phố lớn có cảng biển rất thuận lợi cho việc xuất khẩu đó là thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Đồng thời Công ty cũng xây dựng được một mạng lưới cơ sở tương đối tin cậy.

Hệ thống cơ sở vật chất của Công ty đã được liên tục thay đổi trong những năm gần đây như dự án xây mới khu Văn phòng 41 Ngô Quyền, dự án 172 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội…sẽ giúp cho quá trình kinh doanh diễn ra nhanh chóng thuận tiện hơn.

1.1.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi kể trên là những thách thức mà Công ty phải vượt qua trong thời gian tới như: quá trình hội nhập đã đặt doanh nghiệp vào tình thế tồn tại hay tiêu vong trong bối cảnh cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ chưa thực sự thích nghi với cơ chế thị trường, năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu còn kém, thiếu thông tin về thị trường, thiếu chân hàng và cơ chế quản lý đồng bộ trong Công ty.

Khâu chế biến sản phẩm vẫn là một gánh nặng. Việc mở rộng và phát triển kinh doanh đầu tư cho khâu chế biến và bảo quản sản phẩm đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và một đội ngũ cán bộ kỹ thuật có tay nghề cao, được đào tạo bài bản.

Thời tiết, khí hậu trong những năm gần đây có những biến động xấu do hậu quả của sự tàn phá môi trường cũng ảnh hưởng đến chất lượng của mặt hàng nông sản.

Một khó khăn nữa mà Công ty sẽ gặp phải trong thời gian tới đó là cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới - WTO vào tháng 11/2006, theo hiệp định nông nghiệp, Việt Nam sẽ phải cắt giảm trợ cấp xuất khẩu bao gồm:

+ Trợ cấp trực tiếp của Chính phủ hoặc các cơ quan Chính phủ có liên quan đến kết quả thực hiện xuất khẩu như: thưởng xuất khẩu, tín dụng xuất khẩu…

+ Trợ cấp cho nông sản với điều kiện tham gia vào xuất khẩu

+ Các khoản thanh toán xuất khẩu nông sản do Chính phủ thực hiện

+ Việc bán và thanh lý dự trữ nông sản phi thương mại của Chính phủ với giá thấp hơn giá so sánh trên thị trường nội địa.

Điều đáng nói ở đây là lộ trình cắt giảm trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam diễn ra trong một thời gian tương đối ngắn (3 năm), mức độ cắt giảm cũng tương đối lớn nên không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ. Đặc biệt là khi nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam là sản xuất manh mún ở trình độ thấp, tính cạnh tranh không cao nên khó có thể đứng vững trên thị trường mà không có sự trợ giúp của Chính phủ.

1.2. Định hướng phát triển xuất khẩu nông sản của nước ta

Hiện nay nhóm hàng nông sản xuất khẩu chiếm một tỷ trọng lớn với các mặt hàng chủ đạo như: gạo, chè, cà phê, quế, hoa hồi, hạt điều…Do sản xuất nông

nghiệp phải chịu những hạn chế về công nghệ kỹ thuật, bên cạnh đó thì nhu cầu có hạn, giá không ổn định.

Để khắc phục những hạn chế kỹ thuật, cơ cấu, hướng phát triển chủ đạo của nhóm hàng này trong thời gian tới là chuyển dịch cơ cấu, nâng cao năng suất, chất lượng. Cần có sự đầu tư thích đáng hơn nữa về cây giống, chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển để tạo ra những đột phá về năng suất, chất lượng.

- Về gạo: Cần đa dạng hoá chủng loại gạo, cấp loại gạo xuất khẩu nhằm đáp ứng

Một phần của tài liệu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản tại công ty tnhh nhà nước một thành viên xuất nhập khẩu & đầu tư hà nội - unimex (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w