1. Các nhân tố ảnh hướng đến hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty
2.2.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Thị trường chính là nơi quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp, do đó khai thông và mở rộng thị trường trong và ngoài nước đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm đang là vấn đề then chốt đối với Công ty. Kể từ khi đất nước đi vào đổi mới, mở cửa hoà nhập với nền kinh tế thế giới, nông sản của Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước, thâm nhập được những thị trường mới.
Trước kia, Công ty Unimex HN chỉ xuất khẩu nông sản theo kế hoạch phân bổ của Bộ Thương Mại và UBND thành phố Hà Nội sang các nước XHCN như Liên Bang Nga, Bungari, Ba Lan, Cuba…Tuy nhiên, trong thời gian qua hoạt động mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại đã được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức như: tham gia các hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, quan hệ chặt chẽ với các tham tán nước
ngoài… Chính vì vậy, thị trường xuắt khẩu nông sản của Công ty ngày càng được mở rộng, sản phẩm của Công ty từng bước thâm nhập được vào một số thị trường khó tính như thị trường EU, Hoa Kỳ…Có thể nói bước đầu đã tạo được hình ảnh và uy tín trên các thị trường này. Có được những thành tựu này không phải là dễ, đó là một sự chuyển mình đi lên đầy chông gai.
- Thị trường Châu Á: Đây là thị trường chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Công ty trong những năm gần đây. Vì đây là thị trường gần gũi về địa lý, phong tục tập quán và có mối quan hệ làm ăn lâu dài và tương đối ổn định. Ví dụ như thị trường Trung Quốc chuyên nhập khẩu các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, lạc nhân với chi phí vận chuyển thấp do hai nước có đường biên giới chung. Tuy nhiên, trong những năm gần đây các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Công ty cũng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh có mặt hàng xuất khẩu giống Việt nam.
+ Malaysia: Việt Nam đặt quan hệ thương mại và đầu tư với Malaysia bắt đầu từ năm 1990 nhưng thực sự đang khởi sắc. Nhu cầu nhập khẩu lương thực thực phẩm với khối lượng lớn đặc biệt là gạo, cà phê…đây là nhóm hàng mà Công ty Unimex có thể đáp ứng cả về khối lượng và chất lượng.
+ Singapore: Là một nước có chính sách thương mại tự do, có thể không áp dụng thuế và hàng rào phi thuế quan để bảo vệ hàng nội địa. Unimex xuất khẩu lạc, hoa hồi, hạt sen , long nhãn sang thị trường này. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này có giảm do Công ty không chủ động được chân hàng, chất lượng không đảm bảo nên số lượng khách mua cũng giảm sút.
+ Ấn Độ: Đây là một thị trường đầy tiềm năng với dân số trên 1tỷ người và có nhu cầu tiêu thụ gia vị vào loại cao nhất thế giới. Hàng năm, Công ty Unimex xuất khẩu một khối lượng lớn quế, hoa hồi, hạt sen, chè vào thị trường này.
+ Nhật Bản: Trong vài năm trở lại đây tuy nhu cầu nội địa của Nhật Bản có giảm nhưng sức tiêu thụ các mặt hàng cho sinh hoạt hàng ngày vẫn ổn định. Trong khi đó các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này hầu hết là những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày do đó Việt Nam vẫn có thể thâm nhập vào thị trường
này. Unimex Hà Nội xuất khẩu sang thị trường này các mặt hàng như vừng, lạc, kê…
+ Philipine: là thị trường xuất khẩu gạo chính của Công ty với kim ngạch xuất khẩu hàng năm tương đối lớn với kim ngạch 929.593,5 đạt 20% năm 2005.
- Thị trường Nga: Đối với Việt Nam nói chung, trở ngại lớn nhất khi xuất hàng sang thị trường này là khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam còn kém trong khi thị trường này đã mở cửa, hàng hoá của nhiều nước khác đã tràn vào, có nhiều mặt hàng cung vượt quá cầu. Hàng xuất sang Nga thường phải qua một Công ty trung gian thêm vào đó đối với hàng xuất khách hàng thường yêu cầu thanh toán chậm từ 3 - 4 tháng. Công ty Unimex xuất sang thị trường này chủ yếu là gạo, chè…
- Thị trường Châu Âu (EU): Là thị trường thống nhất hải quan, có mức thuế quan chung cho các nước thành viên. Có thể nói đây là thị trường khổng lồ với 15 quốc gia thành viên với dân số 367 triệu người có thu nhập vào loại cao nhất thế giới hiện nay. Thị trường này bao gồm các quốc gia phát triển có yêu cầu rất chặt chẽ về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm bảo vệ người tiêu dùng. Unimex xuất khẩu chè sang Hà Lan, Đức, Anh. ..Tuy nhiên, vì đây là thị trường khó tính và có nhiều rào cản phi thuế quan nên kim ngạch xuất khẩu của Công ty vào thị trường này còn rất khiêm tốn nguyên nhân là do chất lượng hàng hoá còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường, thông tin về thị trường còn hạn chế.
- Thị trường Mỹ: Đây là một quốc gia có sức mua lớn với giá trị nhập khẩu khoảng 1200 tỷ USD/năm. Như chúng ta đều biết, Mỹ có cơ cấu dân cư đa sắc tộc, chủng loại màu da với số dân gần 280 triệu người với thị hiếu và thu nhập khác nhau. Chính vì đặc điểm này đã khiến Mỹ trở thành một nước có sức mua lớn nhất thế giới, với nhiều phân đoạn thị trường khác nhau, nhu cầu cũng khác nhau. Có thể nói đây là thị trường đầy tiềm năng cho hoạt động xuất khẩu đối với nhiều nước. Tuy nhiên, thị trường này rất khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng đặc biệt là hệ thống luật thị trường của Mỹ rất phức tạp với sự tồn tại song song của luật pháp Liên Bang và luật pháp tiểu bang. Nhưng không phải vì thế mà Công ty Unimex không tham gia vào thị
trường này. Trong mấy năm gần đây, nhờ sự khởi sắc trong quan hệ giữa hai nước, kim ngạch xuất khẩu của Công ty vào thị trường này tăng lên rõ rệt.
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ có xu hướng tăng nhưng không đều giữa các năm. Điều này cho thấy Công ty chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường bên ngoài. Như đã nói ở trên Mỹ là thị trường rất khắt khe về chất lượng nên có những hợp đồng mà Công ty không đáp ứng được các yêu cầu. Ta có thể thấy qua số liệu kim ngạch xuất khẩu của Công ty qua bảng dưới đây:
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Công ty Unimex (năm 2003 – 2006)
ĐVT:1000 USD
Năm 2003 2004 2005 2006
Giá trị 882 910 950 995
Tốc độ tăng trưởng hàng năm (%) - 22,8% 3.2% 4,4% 4,7%
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp Công ty Unimex)
Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của Công ty Unimex (năm 2003 – 2006) Đơn vị: 1000 USD Thị trường 2003 2004 2005 2006 Kim ngạch xuất khẩu % Kim ngạch xuất khẩu % Kim ngạch xuất khẩu % Kim ngạch xuất khẩu % Châu Á 18779 78 11553 80 15908 82 15306 78 Nga 482 2 303 2,1 427 2,2 445 2,3 Mỹ 89 13,7 910 6,3 951 4,9 1052 5,4 Thị trường khác 3924 16,3 1675 11,6 2115 10,9 2698 14,3 Tổng 24075 100 14441 100 19400 100 19501 100
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp Công ty Unimex)
(năm 2003-2006)
ĐVT: 1000USD