0
Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Kênh truyền thông chính thức

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC: GIAO TIẾP VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG QUẢN TRỊ (Trang 29 -30 )

(i) Truyền thông từ trên xuống (chiều dọc): thông tin từ cấp trên truyền xuống cấp dưới. Các thông tin này bao gồm: các mệnh lệnh, các hướng dẫn cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, các quy định, những giải thích về mục tiêu, nhiệm vụ, sự phản hồi về tình hình thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới,... Kênh truyền thông này thường không đi thẳng từ cấp cao nhất xuống cấp thấp nhất, mà được truyền qua các cấp trung gian.

Đối với kênh truyền thông này cần lưu ý là có thể có sai lệch nếu thông điệp không hoàn hảo bởi lỗi của người gửi. Đông thời, thông qua kênh giao tiếp này là thông tin khi đến người nhận (cấp dưới) có thể đã bị lọc theo chủ quan hoặc hoặc bị sai lệch khả năng truyền tải của các cấp quản lý trung gian. Trong những tổ chức chỉ có kênh giao tiếp loại này, tính sáng tạo sáng tạo của người lao động bị đông cứng. Do đó cần tránh việc lạm dụng quá mức loại giao tiếp từ trên xuống.

(ii) Truyền thông từ dưới lên (chiều dọc): thông tin phản hồi lên cấp trên về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao. Các thông tin này thường là các bản báo cáo, thư góp ý, biên bản họp nhóm, và cả những lời kêu ca, phàn nàn. Thông tin từ dưới lên cũng thường được chuyển qua các cấp quản lý trung gian.

Đối với kênh truyền thông này cần lưu ý là thông điệp có thể bị bóp méo nếu chỉ có những thông tin ưa thích, tích cực được gởi lên trên. Nhà quản trị cần khuyến khích dòng thông tin từ cấp dưới truyền lên. Theo các nhà tâm lý học, các thành viên có địa vị thấp trong nhóm thường cố gắng giao tiếp với những người có địa vị cao hơn. Khi các cơ hội giao tiếp như vậy bị han chế, các thành viên của tổ chức thường cảm thấy mình kém quan trọng hoặc bị loại ra khỏi sự vận động của nhóm và do đó có thái độ thờ ơ với hiệu quả hoạt động của tổ chức. Để khắc phục khiếm khuyết của những kênh giao tiếp đã được chính thức hóa, người quản lý giỏi phải tạo dựng thêm các giao tiếp vượt cấp và các giao tiếp không chính thức trong tổ chức. Sự khéo léo trong ứng xử

của người lãnh đạo tập hợp người lao động thành một khối thống nhất và khơi dậy được khả năng sáng tạo của họ.

(iii) Truyền thông theo chiều ngang: thông tin được truyền giữa những đơn vị, phòng ban, bộ phận ngang cấp hoặc giữa những người đồng cấp, được dùng để điều phối công việc, chia sẻ thông tin, để hỗ trợ lẫn nhau cùng giải quyết tốt công việc.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC: GIAO TIẾP VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG QUẢN TRỊ (Trang 29 -30 )

×