IV. Thay đổi tổ chức và Quản trị công nghệ
3. Hướng dẫn để thành công với công nghệ thông tin:
Khởi đầu bằng hoạch định. Công nghệ thông tin cần chỉ ra bằng cách
nào mà cơ sở hội nhập các ứng dụng của nó vào một hệ thống lớn hơn. Hoạch định cho phép việc thực hiện có sự điều biến, giảm thiểu rủi ro, tăng cường tính linh hoạt, phân tán phí tổn và đưa ra thời gian phản ứng và điều chỉnh.
Bố trí công nghệ thông tin vào một bộ phận riêng ở cấp cao và dựa vào thiết kế cung cấp dịch vụ cho thân chủ. Bởi vì xuyên suốt qua các phòng
ban và tổ chức do đó bộ phận công nghệ thông tin phải nằm riêng, là bộ phận cấp cao.
Lôi cuốn và chuẩn bị cho những người cùng lợi ích. Một cơ sở cần
được chuẩn bị về tâm lý và tài chính cho việc thiết kế và thực hiện một ứng dụng công nghệ thông tin.
Chứng tỏ sự tham gia và cam kết của cấp cao nhất. Sự thành công hay
thất bại của hầu hết các ứng dụng công nghệ thông tin có thể được truy nguyên từ sự tham gia kiên định và rõ ràng của một nhà lãnh đạo chủ chốt. Nhân viên sẽ không ủng hộ một ứng dụng nếu các nhà lãnh đạo trong tổ chức không coi đó là việc làm nghiêm túc, quan trọng.
Xem xét sự tinh tế của cơ sở. Bởi vì một ứng dụng công nghệ thông tin
thường phức tạp hơn vật tương ứng điều hành thủ công, do đó nó cần một trình độ tinh tế cao hơn từ phía các hoạt động tác vụ của cơ sở và người sử dụng.
Tránh quá tin cậy vào một vài chuyên gia kỹ thuật độc nhất. Cơ sở
cần đảm bảo tính liên tục trong 2 - 3 năm mà một ứng dụng quan trọng cần đến, không tính đến nhân sự có thay đổi. Xây dựng một đội đặc nhiệm ứng dụng mạnh và tập hợp nhóm các nhà tư vấn với nhân viên tại chỗ đảm bảo các nhà tư vấn không gây ra sự lệ thuộc của cơ sở.
Chọn lựa phần mềm trước khi chọn phần cứng. Khi phát triển một ứng
dụng thì phần cứng là yếu tố ít quan trọng hơn phần mềm. Nếu phần cứng và phần mềm được mua bán riêng rẽ thì nên chọn phần mềm trước khi mua phần cứng và lựa chọn phần mềm cơ bản trên cơ sở phân tích các nhu cầu.
Bảo đảm sự an toàn và bí mật ngay từ đầu. Các ứng dụng công nghệ
thông tin có thể an toàn và bảo vệ bí mật cùng với thông tin khách hàng cũng như giấy và bút chì.
Xây dựng các cơ chế cải tiến liên tục. Giám sát liên tục và chia sẻ phản
hồi mở về những hoạt động chủ yếu và những kết quả với những người có cùng lợi ích là đặc biệt có lợi với những ứng dụng phức tạp. Nhiều biện pháp phản hồi có thể bắt nguồn từ mục đích và mục tiêu của ứng dụng.
Kỳ vọng vào sự phát triển nỗ lực làm nản lòng và tốn thời gian. Thiết
kế và thực hiện những ứng dụng công nghệ thông tin là một tiến trình không dễ dàng. Những vấn đề tăng lên như quy mô của ứng dụng và tính phức tạp của những công việc được hỗ trợ gia tăng.
KẾT LUẬN
Tóm lại, ra quyết định là một quá trình bao gồm các bước sau: 1. Xác định vấn đề.
2. Thu thập thông tin. 3. Đưa ra các giải pháp. 4. Chọn giải pháp tối ưu. 5. Thực thi quyết định
6. Đánh giá kết quả.
Một quyết định đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả với các cân nhắc về phí tổn, sức lực và các hậu quả có liên quan thì nhà quản trị cần phải có năng lực chuyên môn, nắm bắt được vấn đề, cơ hội và thực hiện đúng trình tự của quá trình ra quyết định thì sẽ tránh được những sai lầm không đáng có.
Mặc dù ra quyết định không chỉ là nhiệm vụ duy nhất của nhà quản lý, nhưng đó là nhiệm vụ quan trọng và sẽ được nhớ rất lâu. Những lời khen tặng dành cho nhà quản lý rất hiếm khi họ đưa ra được quyết định hiệu quả. Có lẽ đó là bởi vì nhà quản lý được trả tiền để phải đưa ra quyết định tốt. Những quyết định tồi, trái lại, đều được biết đến và tạo ra “truyền thuyết”. Chúng sẽ sống mãi mãi. Ít có nhà quản lý nào chịu đựng được cho cái danh tiếng đó! Để nhà quản lý đặt mình vào vị trí tốt nhất để ra quyết định hiệu quả, nhà quản trị nên nhận ra những sai lầm để tránh và hành động để ngăn ngừa việc đưa ra những quyết định tồi. Một quyết định nếu như chỉ hoàn hảo về mặt kĩ thuật mà lại không có tính xã hội thì sẽ không hiệu quả. Chỉ có những quyết định đựơc thực hiện một cách cẩn thận và tỉ mỉ thì mới có hiệu quả như cách chúng được mong đợi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu môn học Quản trị công tác xã hội – chính sách và hoạch định, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa;
2. Giáo trình Quản trị ngành công tác xã hội, biên dịch Lê Chí An, NXB Thanh Hóa;
3. Giáo trình Quản trị ngành công tác xã hội, trường Đại học Lao động xã hội, chủ biên Nguyễn Thị Chinh;
4. Giáo trình Công tác xã hội – lý thuyết và thực hành, tác giả Trần Đình Tuấn, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2010;