Giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của công ty cổ phần tin học bưu điên ( ct-in (Trang 68 - 70)

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty cổ phấn tin học bưu điện :

2.2.4.Giải pháp về thị trường

1. Thuận lợi và khó khăn Thuận lợ

2.2.4.Giải pháp về thị trường

Có thể nói thị trường là nhân tố chủ yếu quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Thị trường không những tác động đến việc cung ứng các yếu tố đầu vào mà còn là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp hướng tới, do đó quyết định việc thực hiện quá trình sản xuất và phân bổ vốn đầu tư của doanh nghiệp. Chính vì vậy tăng cường vốn đầu tư phát triển thị trường là cần thiết. Trong những năm qua phần lớn các sản phẩm của Công ty chỉ tiêu thụ chủ yếu ở trong nước thông qua việc cung cấp cho các đơn vị trong ngành, chỉ có một phần nhỏ sản phẩm ,dịch vụ được bán trên thị trường quốc tế chính vì vậy mà uy tín ,thương hiệu của CT-IN chưa lớn. Trong những năm tới, cùng với sự phát triển của đất nước là sự phát triển của các công ty, các tập đoàn lớn mạnh cả trong và ngoài nước xâm nhập vào nền kinh tế của chúng ta, bên cạnh đó là quá trình cổ phần hoá của nhiều công ty trực thuộc Bộ Bưu Chính chính vì vậy mà thị trường trong nước ngày càng bị thu giảm do các công ty đã cổ phần hoá sẽ được tự do lựa chọn đầu vào và đầu ra cho sản phẩm mà không chịu sự chi phối ràng buộc như trước đây nữa và hoạt động của họ cũng được cải thiện nhiều là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với CT-IN. Do vậy để nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì trong những năm tiếp theo Công ty cần tiếp tục triển khai các giải pháp sau:

- Xây dựng hệ thống thông tin, đảm bảo khả năng nghiên cứu và nắm bắt thông tin về thị trường để đầu tư – kinh doanh xây lắp, tiêu thụ sản phẩm công nghiệp và các dịch vụ khác

- Công ty cần dành một số vốn đầu tư nhất định cho việc nghiên cứu, xác định thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng về quy mô, cơ cấu và sự vận động của các loại thị trường này, từ đó xác định quy mô và cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như quy mô và cơ cấu đầu tư cho phù hợp

- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, những chính sách đang áp dụng và tiềm năng phát triển của họ, từ đó kịp thời đưa ra các biện pháp ứng phó nhằm duy trì và phát triển thị phần

- Tìm kiếm và ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp lớn có khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào lâu dài, đủ chủng loại đảm bảo ổn định sản xuất.

- Nghiên cứu, thiết kế, phát triển sản phẩm mới, đáp ứng những thay đổi nhanh chóng về thị hiếu, công nghệ và tình hình cạnh tranh, bảo đảm sự liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng lợi nhuận. Cần thiết phải nắm bắt được chu kỳ sống của sản phẩm để có chính sách đầu tư, kinh doanh và Marketing thích hợp cho mỗi giai đoạn

- Tuỳ thuộc vào mục tiêu trong từng thời kỳ để xác định chiến lược giá cả. Tiến hành ký kết các hợp đồng với các nhà phân phối chính thức trên cơ sở cam kết khối lượng tiêu thụ tối thiểu; có chính sách hỗ trợ tín dụng hợp lý cho các nhà phân phối trong giai đoạn đầu; xây dựng chính sách chiết khấu tăng dần theo khối lượng tiêu thụ, làm công cụ điều phối hoạt động bán hàng và vùng thị trường.

- Xây dựng hệ thống các đại lý cấp II, cửa hàng bán lẻ trực tiếp thuộc Công ty hoặc các đơn vị thành viên để cung cấp sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.

- Có chính sách chăm sóc khách hàng tốt để tiếp cận, thiết lập và duy trì quan hệ lâu dài với các bạn hàng.

- Tiếp tục thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại: quảng cáo trên báo chí, truyền thanh, truyền hình, trên mạng Internet, in ấn tờ rơi, sử dụng pano, bảng hiệu, thiết kế biểu tượng và logo, tổ chức hội nghị khách hàng, tham gia hội chợ và triển lãm thương mại dành cho các sản phẩm của ngành xây dựng …

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của công ty cổ phần tin học bưu điên ( ct-in (Trang 68 - 70)