M c tiêu ụ
K t lu nế ậ
3.2. Những giải pháp chủ yếu
3.2.1. Những giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán BCTC nói chung
Để thực hiện được mục tiêu: "cung cấp các dịch vụ vượt sự mong đợi của khách hàng" và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế hiện đại, AASC phải luôn hoàn thiện các dịch vụ tư vấn kế toán và kiểm toán theo xu thế hội nhập và tăng cường phát triển hợp tác quốc tế tuy nhiên cũng phải phù hợp với tình hình thực trạng trong nước.
Qua quá trình tìm hiểu về thực tế quy trình kiểm toán của AASC, em xin đưa ra một số đề xuất sau nhằm nâng cao và hoàn thiện quy trình kiểm toán đó:
3.2.1.1. Đề xuất về việc áp dụng CNTT vào hoạt động kiểm toán của AASC
Để đáp ứng xu hướng hội nhập quốc tế của thị trường kế toán và kiểm toán Việt Nam và sự bùng nổ của khoa học công nghệ trên thế giới, việc áp dụng CNTT vào hoạt động kiểm toán của các công ty kiểm toán Việt Nam trong đó có AASC là một điều tất yếu.
Hiện nay, hầu hết các công việc trong cuộc kiểm toán của AASC đều được thực hiện với sự trợ giúp đắc lực của CNTT. Các KTV được trang bị máy tính xách tay và thực hiện các công việc tính toán bảng biểu trên Excel. Với việc áp dụng CNTT trong kiểm toán như vậy có thể giúp tăng cường hiệu quả kiểm toán, tiết kiệm thời gian và công sức của KTV. Tuy nhiên, nhiều công việc và các dữ liệu, thông tin cần thu thập vẫn chủ yếu được trình bày và thực hiện trên Giấy tờ làm việc của KTV. Còn ở trên máy vi tính thì chỉ dừng lại ở các file Excel. Ngoài ra với chương trình Excel sử dụng, việc theo dõi, giám sát công việc và chia sẻ thông tin giữa các KTV với nhau và giữa trưởng nhóm kiểm toán và các thành viên kiểm toán gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, có thể dẫn đến hiện tượng trùng lắp công việc và giấy tờ làm việc quá nhiều.
Để giảm bớt được giấy tờ làm việc và để quản lý, thực hiện công việc một cách khoa học hơn, AASC nên sử dụng phần mềm kiểm toán cho công tác kiểm toán của mình.
Điều kiện thực hiện: Để có được phần mềm kiểm toán, Công ty cần phải bỏ ra một khoản chi phí lớn. Tuy nhiên với hiệu quả cao của việc đồng bộ CNTT đặc biệt là việc áp dụng phần mềm kiểm toán vào các hoạt động kiểm toán và sự quan tâm đặc biệt của Ban giám đốc công ty AASC với việc áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ, phần mềm kiểm toán sẽ được nhanh chóng triển khai và sử dụng ở AASC.
3.2.1.2. Đề xuất với phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán BCTC do AASC thực hiện
Theo chuẩn mực kiểm toán số 530: "Lấy mẫu kiểm toán là áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một số dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ, sao cho mọi phần tử đều có cơ hội để được chọn.
Lấy mẫu sẽ giúp KTV thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán về đặc trưng của các phần tử được chọn, nhằm hình thành hay củng cố kết luận về tổng thể" (Điểm 04), và "Căn cứ vào chuẩn mực này, công ty kiểm toán có trách nhiệm qui định cụ thể về chính sách và qui trình lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác để thực hiện tại đơn vị mình" (Điểm 03).
Trên thực tế, do số lượng các nghiệp vụ xảy ra tại các doanh nghiệp là rất lớn nên khi thực hiện các thử nghiệm kiểm toán, KTV thường sử dụng phương pháp chọn mẫu. Điều này hoàn toàn hợp lý nhằm giảm thời gian và công sức và cũng hoàn toàn phù hợp với lý luận và thực tế kiểm toán. Tuy nhiên, chọn mẫu thế nào cho hiệu quả vẫn là vấn đề còn phải đề cập cho các công ty kiểm toán Việt Nam trong đó có cả AASC.
Thực tế cho thấy khi thực hiện kiểm toán, KTV thường sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất bao gồm chọn mẫu theo lô và chọn mẫu theo nhận định nhà nghề. Các mẫu được chọn thường là các nghiệp vụ trong một tháng nào đó hoặc những nghiệp vụ có quy mô lớn, hoặc theo KTV là có khả năng xảy ra gian lận sai sót. Phương pháp này cũng có một số ưu điểm là tiết kiệm được thời gian, tập trung được vào các phần trọng yếu. Tuy nhiên, việc chọn mẫu phi xác suất phụ thuộc nhiều vào chủ quan, trình độ của KTV nên chứa đựng rất nhiều rủi ro và có thể không chính xác. Việc kiểm tra các nghiệp vụ có quy mô lớn là hoàn toàn cần thiết vì trong các nghiệp vụ này dễ xảy ra các sai phạm trọng yếu nhưng thực tế thì các nghiệp vụ này lại được các doanh nghiệp hạch toán, kiểm soát rất kỹ. Còn với các sai sót nhỏ rất khó phát hiện nhưng nếu là sai sót mang tính hệ thống thì tổng hợp lại sẽ là sai sót trọng yếu. Mặt khác, với các KTV mới vào nghề còn thiếu kinh nghiệm việc lựa chọn các nghiệp vụ dễ xảy ra sai sót, gian lận để kiểm tra mẫu rất khó chính xác.
Để khắc phục tình trạng này, AASC nên kết hợp nhiều phương pháp chọn mẫu khác nhau trong cuộc kiểm toán để làm giảm rủi ro khi thực hiện phương pháp chọn mẫu thường dùng. Cụ thể, có thể sử dụng thêm các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo bảng số ngẫu nhiên, chọn mẫu hệ thống... hoặc chọn
máy vi tính. Các chương trình, phần mềm chọn mẫu ngẫu nhiên hiện này được rất nhiều các hãng kiểm toán thuế thiết kế và mang lại hiệu quả cao do giảm được thời gian và giảm sai sót trong mẫu.
Về cơ bản, chương trình chọn mẫu dưới sự hỗ trợ của phần mềm chọn mẫu ngẫu nhiên vẫn tôn trọng hai bước đầu tiên trong quá trình chọn mẫu ngẫu nhiên theo Bảng số ngẫu nhiên:
Bước 1: Định lượng đối tượng kiểm toán bằng hệ thống con số duy nhất.
Mục tiêu của bước này là gắn cho mỗi phần tử của tổng thể với con số duy nhất. Chẳng hạn với đối tượng là chọn mẫu thuế GTGT thì thông thường thuế GTGT đầu vào và đầu ra được liệt kê trên Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào bán ra. Mỗi hoá đơn hàng hoá, dịch vụ đi kèm với khoản thuế GTGT sẽ được mã hoá (đánh số) bằng một con số duy nhất.
Bước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa đối tượng kiểm toán đã được định
lượng với Bảng số ngẫu nhiên.
Các đối tượng sau khi được định lượng bằng một số cụ thể sẽ phải thiết lập mối quan hệ với các số ngẫu nhiên do máy tạo ra. Ví dụ, các số ngẫu nhiên do máy tạo ra có 5 chữ số thì có 3 trường hợp xảy ra:
Các số định lượng có 5 chữ số: thì khi đó có sự tương quan 1-1 giữa số ngẫu nhiên và số định lượng.
Các số định lượng có ít hơn 5 chữ số: chẳng hạn số định lượng có 4 chữ số thì có thể xây dựng mối quan hệ với số ngẫu nhiên bằng cách chọn 4 chữ số đầu, cuối hoặc giữa của số ngẫu nhiên.
Các số định lượng có nhiều hơn 5 chữ số: chẳng hạn số định lượng có 7 chữ số có thể xây dựng mối quan hệ với số ngấu nhiên bằng cách lấy cả 5 chữ số của số ngẫu nhiên và lấy thêm 2 chữ số ở cột phụ của bảng.
Bước 3: nhập số liệu đầu vào phần mềm bằng cách nhập số nhỏ nhất và số
lớn nhất của dãy số thứ tự định lượng, quy mô mẫu cần chọn và chọn một số ngẫu nhiên làm điểm xuất phát.
Đầu ra của phần mềm là một Bảng số ngẫu nhiên được lựa chọn để kiểm tra đối tượng kiểm toán (chẳng hạn thuế GTGT) theo trật tự lựa chọn hoặc theo dãy số tăng dần.
Ưu điểm của phần mềm chọn mẫu ngẫu nhiên là chọn được những phần tử thích hợp, mang tính chất đại diện cao, loại bỏ những số trùng lắp, tự động lựa chọn và phản ánh kết quả vào giấy tờ làm việc.
Điều kiện thực hiện: Do hiện nay các phần mềm chọn mẫu ngẫu nhiên được các công ty tin học thiết kế rất nhiều và rất sẵn trên thị trường. Hơn nữa, do AASC luôn quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả kiểm toán và áp dụng các phương pháp kiểm toán tiên tiến. Ngoài ra việc sử dụng phần mềm chọn mẫu ngẫu nhiên cũng phù hợp với xu hướng đồng bộ công nghệ thông tin trong công tác kiểm toán. Vì vậy có thể tin tưởng rằng phần mềm chọn mẫu ngẫu nhiên sẽ sớm được áp dụng trong các cuộc kiểm toán của AASC.
3.2.2. Những giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán thuế GTGT
Mặc dù được xây dựng khá công phu nhưng chương trình kiểm toán thuế GTGT vẫn có một số hạn chế. Sau đây, em xin trình bày một số nhược điểm và đề xuất để khắc phục nhược điểm đó:
3.2.2.1. Giải pháp về việc sử dụng Bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát áp dụng cho khoản mục thuế GTGT
Trong chuẩn mực kiểm toán số 400 (Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đợt 3) có quy định " KTV phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả".
Mặc dù trong quá trình kiểm toán thuế GTGT, các KTV của AASC có sử dụng Bảng câu hỏi về thuế nhưng Bảng câu hỏi này mới chỉ mang tính chất đánh giá việc tuân thủ các quy định về thuế của doanh nghiệp khách hàng. Thực tế AASC có sử dụng Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB nhưng mới chỉ thiết kế cho các phần ngân quỹ, kho, bán hàng, mua hàng, nhân sự, đầu tư, vay, quản lý sản xuất, các phần này chưa bao quát được tất cả các nghiệp vụ và gây
khoản mục thuế GTGT, do không có Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB nên việc đánh giá rủi ro kiểm soát và lựa chọn các thủ tục kiểm toán thích hợp gặp khó khăn. Do vậy, để có những hiểu biết sâu sắc về hệ thống KSNB và để đánh giá chính xác rủi ro phát hiện đối với khoản mục thuế GTGT và các khoản mục khác, AASC nên thiết kế bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB theo từng khoản mục nói chung và khoản mục thuế GTGT nói riêng. Cụ thể có thể thiết kế theo dạng sau:
Bảng 8:Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB áp dụng với khoản mục thuế GTGT
Câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB đối với thuế GTGT Có Không Không áp dụng
Ghi chú
Việc hạch toán thuế GTGT có phải do một người thực hiện trong suốt kỳ kế toán hay không?
Kế toán hạch toán thuế GTGT có sự am hiểu sâu sắc về kiến thức thuế hay không?
Việc hạch toán, khấu trừ, nộp thuế có được giám sát bởi kế toán trưởng, lãnh đạo hoặc bộ phận KSNB của công ty hay không?
Kế toán thuế GTGT có thường xuyên đối chiếu giữa sổ sách với Bảng kê khai thuế GTGT, với tờ khai thuế GTGT hàng tháng hay không?
Kế toán thuế GTGT có thông báo với cơ quan thuế về các hoá đơn kê khai thiếu và kê khai bổ sung kịp thời hay không?
Đơn vị có đối chiếu với cơ quan thuế về các khoản đã thuế đã nộp, nộp thiếu hoặc được hoàn lại hay không? Các hoá đơn GTGT có được viết thành 3 liên, được luân chuyển và lưu trữ theo quy định và có được rà soát , kiểm tra lại không?
Bộ phận mua hàng khi nhận hoá đơn GTGT có yêu cầu người bán ghi đầy đủ các yếu tố trên hoá đơn đặc biệt là MST và có giao lại kịp thời cho kế toán để kê khai đúng thời hạn hay không?
Đơn vị có ước tính khoản thuế GTGT phải nộp hàng năm để có thể tìm ra sai sót khi có biến động bất thường và có kế hoạch ngân sách để nộp thuế hay không?
Các hoá đơn GTGT có đầy đủ dấu của đơn vị hay không?
... ….. ……. ……
Kết luận hệ thống KSNB của khách hàng Khá Trung bình Yếu KTV sử dụng Bảng câu hỏi trên bằng cách phỏng vấn các cá nhân liên quan (những nhân sự chịu trách nhiệm quản lý hoặc ban hành các quy định của khách hàng). Các câu trả lời "có" cho biết thủ tục kiểm soát đó có được áp dụng. Các câu
trả lời "không" cho thấy sự thiếu vắng của các thủ tục kiểm soát cần thiết. Còn "không áp dụng" là thể hiện không áp dụng câu hỏi này với khách hàng đó.
Điều kiện thực hiện: Ở AASC thường xuyên có sự cập nhật và thay đổi và bổ sung chương trình kiểm toán cho phù hợp. Mặt khác việc thực hiện Bảng câu hỏi hệ thống KSNB đối với khoản mục thuế GTGT là tương đối đơn giản và qua đó có thể tìm hiểu về các hoạt động kiểm soát một cách hiệu quả. Do vậy, việc sử dụng Bảng câu hỏi này có thể thực hiện được.
3.2.2.2. Giải pháp hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán thuế GTGT
Theo khoản 05, 06 Chuẩn mực kiểm toán số 520 về nội dung và mục đích quy trình phân tích: "Quy trình phân tích bao gồm việc so sánh các thông tin tài chính, như:
So sánh thông tin tương ứng trong kỳ này với các kỳ trước:
So sánh giữa thực tế với kế hoạch của đơn vị;
So sánh giữa thực tế của đơn vị với các đơn vị trong cùng ngành có cùng quy mô hoạt động, hoặc với số liệu thống kê, định mức cùng ngành;
Quy trình phân tích cũng bao gồm việc xem xét mối quan hệ:
Giữa các thông tin tài chính với nhau.
Giữa các thông tin tài chính với các thông tin phi tài chính"
Trong quy trình kiểm toán thuế GTGT mà AASC thực hiện có áp dụng các thủ tục phân tích trong các giai đoạn kiểm toán. Tuy nhiên các thủ tục phân tích áp dụng vẫn chưa đa dạng nên chưa phát huy hết hiệu quả của thủ tục phân tích là nhằm khoanh vùng rủi ro và giảm bớt các thủ tục kiểm tra chi tiết. Cụ thể: Trong việc so sánh thông tin tài chính: KTV chỉ thực hiện so sánh các số liệu, các tỷ suất của thuế GTGT đầu ra, đầu vào giữa kỳ này với kỳ trước mà chưa so sánh số với số liệu bình quân của toàn ngành và so sánh giữa số thực tế so với kế hoạch dự toán của đơn vị. Trong khi xem xét các mối quan hệ, KTV mới chỉ quan tâm đến các thông tin tài chính mà chưa xem xét đến mối quan hệ giữa thông tin phi tài chính và thông tin tài chính.
− Thực hiện so sánh số liệu thực tế thuế GTGT đầu vào, đầu ra với kế hoạch và dự toán của khách hàng. Đây là một phương pháp để kiểm tra tính hợp lý của thông tin. Từ số thuế GTGT phải nộp và khấu trừ do khách hàng lập kế hoạch cho năm tài chính, KTV so sánh với số thuế GTGT phải nộp và khấu trừ thực tế. Nếu có sự sai lệch lớn thì phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra biến động.
− Thực hiện so sánh các chỉ tiêu về thuế GTGT đầu vào, đầu ra với số liệu bình quân ngành, hoặc các đơn vị khác cùng loại hình kinh doanh, cùng lãnh thổ hoặc quy mô tương đương. Các chỉ tiêu này do các cơ quan thống kê và các đơn vị khác tính toán. Thông thường có thể sử dụng tỷ suất: số thuế GTGT phải nộp/tổng doanh thu để so sánh với số liệu bình quân của toàn ngành. Tuy nhiên, trước khi thực hiện thủ tục này nên tìm hiểu, rà soát một cách sơ lược về ngành nghề khách hàng để nắm bắt được tình hình thực tế và xu hướng của toàn ngành từ đó có sự phân tích đúng đắn. Chẳng hạn nếu có quy định của Nhà nước về tăng mức thuế suất GTGT cho sản phẩm của toàn ngành thì tỷ suất: số thuế GTGT phải nộp/tổng doanh thu của đơn vị được kiểm toán cũng phải tăng cùng