Dự báo về khả năng xuất khẩu và sức cạnh tranh của các sản phẩm

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ việt nam trên thị trường nhật bản (Trang 57 - 60)

5. Kết cấu đề tài

3.1. Dự báo về khả năng xuất khẩu và sức cạnh tranh của các sản phẩm

phẩm đồ gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản trong thời gian tới

Ngành chế biến xuất khẩu đồ gỗ đang hướng đến mục tiêu đến năm 2010 phải đạt kim ngạch xuất khẩu 5,5 tỷ USD với điều kiện ngành gỗ phải khắc phục nhanh được những nhược điểm như sự tăng trưởng thiếu bền vững, sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu và nhân công, tăng thị phần từ 0,78% lên trên 2% trên thị trường thế giới, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam dự báo xuất khẩu đồ gỗ sẽ tiếp tục tăng cao trong những năm tới, do các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Pháp, Đức và Hoa Kỳ đang ưa chuộng các mặt hàng đồ gỗ nội thất của Việt Nam trong khi các doanh nghiệp trong nước đã có xu hướng hợp tác để giữ vững thị trường xuất khẩu .

Riêng với thị trường Nhật Bản mỗi năm thị trường này có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng đồ gỗ này mỗi năm khoảng 8,7 tỷ USD, nhưng mặt hàng Việt Nam mỗi năm trung bình chỉ đáp ứng được gần 100 triệu USD, như vậy thị trường của Việt Nam trên thị trường này là rất nhỏ. Theo Theo Bộ Thương mại, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật năm 2006 đạt khoảng 150-175 triệu USD và có thể tăng gấp đôi, đạt 250-300 triệu USD vào 2010. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) cũng sẽ tăng từ 70-75 triệu USD năm 2006, lên 170-220 triệu USD vào 2010. Tăng từ 8,1 năm 2006 lên trên khoảng 11,7% năm 2010. Để đạt mục tiêu trên, Bộ Thương mại khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng cải tiến mẫu mã, chuyên nghiệp hoá khâu thiết kế, đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị hiếu và tiêu chuẩn quy định của thị trường Nhật Bản. Nhất là phát triển các loại sản phẩm làm bằng tay, tạo ra nét độc đáo riêng, có giá trị cao.

Có thể nói năm 2006 là một năm thành công rực rỡ đối với ngành chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam, thành công đó đã đưa ngành gỗ xuất khẩu được xếp vào danh mục các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam. Để chuẩn bị cho sự phát triển cua ngành trong những năm tới, Bộ thương mại, hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam cùng với các doanh nghiệp trong nước cần có sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất trong việc định hướng phát triển của ngành một cách rõ ràng. Các doanh nghiệp cần tỏ rõ thiệnn chí của mình trong quá trình hợp tác, sẵn sàng cung cấp cho hiệp hội những thông tin cần thiết để xây dựng kế hoạch trong dài hạn. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, bộ cũng cần căn cứ vào những thế mạnh và điểm yếu của các doanh nghiệp trong nước, lấy đó làm cơ sở cho việc ra kế hoạch phù hợp với khả năng của doanh nghiệp.

Theo Bộ thương mại, Bộ vừa công bố quyết định số 30/2006/QĐ-BTM về việc phê duyệt chương trình xúc tiến thương mại quốc gia - 2007. Dưới đây là nội dung chi tiết chương trình xúc tiến thương mại quốc gia - 2007 do hiệp hội gỗ và lâm sản chủ trì.

STT Chương trình Thời gian triển khai triển khaiĐịa điểm của Nhà nước Phần hỗ trợ (triệu đồng)

Ghi chú

1 Thông tin thương mại chuyên ngành gỗ 8.40 Chỉ hỗ trợ mua tạp chí

2

Nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế

quốc tế cho các doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm

sản sau khi Việt Nam gia nhập WTO Tháng 4, 7 và 10/2007 Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng hoặc Quy Nhơn 37.80 3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong giao dịch thương mại điện tử đối với

mặt hàng gỗ và lâm sản

Tháng 6-

10/2007 20.05

4

Tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại tổng hợp

lâm-nông sản Việt Nam và xúc tiến hội nhập kinh

tế quốc tế 2007 tại Frankfurt Am main CHLB Đức 10-21/9/2007Frankfurt am main- Đức 2,206.00 Với DN chỉ hỗ trợ theo chi phí quảng cáo, chi phí phiên dịch vì có 4 cán bộ

dẫn đoàn kèm phiên dịch. Đi lại của đoàn khảo sát chỉ hỗ trợ vế từ địa

điểm hội chợ đến địa điểm khảo sát, không hỗ trợ đi lại

hàng ngày

5 lãm - Hội thảo tại Chicago Tham gia hội chợ triển – Hoa Kỳ

10-25/6/2007 Chicago –

Hoa Kỳ 1,005.00

6

Tham gia hội chợ triển lãm-Hội thảo tại Thượng

Hải-Trung Quốc 9-20/9/2007

Thượng Hải,

Trung Quốc 478.00

Không hỗ trợ: chi phí khảo sát, quảng

cáo trên truyền hình, phiên dịch. Tính lại chi phí các

khoản (biển bảng, cataloge, biên soạn dịch, chi phí đi lại

7 lãm-Hội thảo tại Tokyo - Tham gia hôi chợ triển Nhật Bản 19- 30/11/2007 Tokyo - Nhật Bản 902.00 Không hỗ trợ: chi phí khảo sát, quảng

cáo trên truyền hình, chi phí phiên dịch. Giảm chi phí bảng biểu, biên soạn và dịch tài liệu, đĩa CD Nguồn: (Vinanet)

Đây là những cơ hội cho các doanh nghiệp giới thiệu và quảng bá san phẩm của mình với bận hàng quốc tế và ký kết những hợp đồng quan trọng. Các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam lên chuẩn bị kế hoạch cho các chương trình mà hiệp hội. Để cho các hoạt động xuc tiến đạt hiệu quả cao. Nhà nước cần có những tác động nhất định nhằm hỗ trợ cho các daonh nghiệp. Nhà nước sẽ hỗ trợ xúc tiến thương mạic ho các doanh nghiệp, duy trì và mở rộng thị trường, tháo gỡ những khó khăn trong xuất khẩu; Có những biện pháp giúp các doanh nghiệp tiết kiệm nguyên liệu, giảm chi phí, đứng ra tổ chức cho các doanh nghiệp tập trung sản xuất các mặt hàng mũi nhọn; Phát huy tối đa khả năng của mọi doanh nghiệp thông qua phong trào thi đua yêu nước toàn ngành động viên mọi nguồn lực và các cơ sở sản xuất cùng tham gia.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ việt nam trên thị trường nhật bản (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w