Khái quát về thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ việt nam trên thị trường nhật bản (Trang 31 - 33)

5. Kết cấu đề tài

2.1.3. Khái quát về thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những nước có nền công nghiệp phát triển mạnh và đứng hàng đầu thế giới. Nhưng do đặc điểm về địa lý, Nhật Bản là một trong số những nước rất hiếm về tài nguyên thiên nhiên, ngoại trừ nguồn hải sản, do đó hầu hết các sản phẩm gia dụng, trang trí nội ngoại thất đều phải nhập khẩu.

Xu hướng tiêu dùng và sính đồ ngoại của người Nhật Bản ngày càng gia tăng và sức tiêu thụ của thị trường này rất lớn, vào khoảng 3,000 tỷ Yên, bao gồm cả hàng gia dụng, trong đó đồ gỗ nhập khẩu chiếm 37% thị phần tại thị trường Nhật. Nhật Bản là thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ lớn nhất trên thế giới,

đặc biệt trong xã hội công nghiệp với mức độ rất cao như hiện này, người Nhật ngày càng có nhu cầu sử dụng đồ vật bằng chất liệu gỗ thay thế các vật liệu sắt, nhôm… Nhập khẩu các mặt hàng đồ gỗ nội thất có xu hướng tăng trưởng khá nhanh ở Nhật còn do qúa trình chuyển sản xuất các đồ gỗ giá rẻ sang khu vực Đông Nam Á là nơi có nhân công rẻ, nguồn nguyên liệu dồi dào, chi phí nhập khẩu thấp và đặc biệt là nỗ lực của các nhà nhập khẩu Nhật Bản giảm chi phí trong khâu phân phối đã cho phép giảm giá bán đồ gỗ nhập khẩu.

Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, mặt hàng ghế gỗ chiếm 28,6% tổng giá trị đồ gỗ nhập khẩu, đồ gỗ sử dụng trong văn phòng, đồ gỗ sử dụng trong nhà bếp, đồ gỗ sử dụng trong phòng ngủ và cho mục đích khác chiếm 71,4% (năm 2002). Trong các loại ghế gỗ, các loại ghế nệm khung gỗ bọc da, ghế nệm khung gỗ bọc vải chiếm tỷ trọng 94%.

Đồ gỗ nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản chủ yếu bao gồm đồ gỗ cao cấp nhập từ Châu Âu (Italia, Đức, Áo, Đan Mạch), Mỹ và một khối lượng từ các nước ASEAN. Đồ nội thất của Mỹ và Châu Âu (đặc biệt là Italia và Đức) thu hút người tiêu dùng Nhật Bản do kiểu cách đẹp, chất lượng tốt và uy tín nhãn hiệu hàng hoá cao. Nhiều sản phẩm nhập từ châu Á là sản phẩm sản xuất dưới dạng OEM (còn gọi là "mặt hàng nhập khẩu phát triển") từ các cơ sở của Nhật đóng gói tại nước ngoài. Các sản phẩm này thay đổi ít nhiều về thiết kế so với các sản phẩm sản xuất tại Nhật.

Trong những năm gần đây hàng đồ gỗ xuất xứ Trung Quốc và Mỹ tăng đáng kể ở Nhật Bản. Đài Loan chuyển từ việc xuất khẩu đồ mây tre sang xuất khẩu đồ gỗ và đồ kim loại. Philipine đã thay đổi việc xuất khẩu mây tre sang Nhật bằng các hàng nội thất đắt tiền có chất lượng cao do nguồn mây tre trong nước giảm. Thái Lan chủ yếu cung cấp hàng đồ gỗ cao su. Các nước ASEAN đã có tiến bộ rất nhiều về chất lượng và kiểu dáng, tuy nhiên các sản phẩm của các nước ASEAN trước khi nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản vẫn phải trải qua các cuộc kiểm tra khắt khe.

Nói chung, đồ gỗ giá rẻ được nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan và các nước ASEAN, trong khi đó đồ gỗ cao cấp được nhập từ Châu Âu, Mỹ. Nhập

Trung Quốc đứng đầu các nước xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật. Nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia và các nước ASEAN khác cũng tăng. Trong số các nước, lãnh thổ xuất khẩu hàng đầu đồ gỗ vào Nhật Bản, chỉ có Đài Loan xuất khẩu giảm đáng kể về trị giá (trung bình 15,7%/năm trong khoảng 5 năm gần đây). Điều này phản ánh thực tế rằng các nhà xuất khẩu gỗ Đài Loan cũng đang chuyển dần các cơ sở sản xuất sang Trung Quốc để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Trong số các nước Châu Á xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật, Trung Quốc chiếm 28,7%, Thái Lan 20,3%, Malaysia 13,8% và Indonesia 11,8%.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ việt nam trên thị trường nhật bản (Trang 31 - 33)

w