Tổng mức đầu tư và nguồn vốn

Một phần của tài liệu công tác lập dự án trong hoạt động đầu tư năng cao năng lực thi công tại công ty cổ phần sông đà 9 (Trang 26 - 27)

II. Thực trạng công tác lập dự án

5. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn

5.1 Tổng mức vốn đầu tư

Tổng mức vốn đầu tư: 84,9 tỷ đồng Việt Nam

Trong đó: Trang thiết bị xe máy đầu tư mới: 84,9 tỷ đồng Việt Nam Chia làm 3 đợt:

Đợt 1 năm 2002: 41,7 tỷ VNĐ Đợt 2 năm 2003: 20,2 tỷ VNĐ Đợt 3 năm 2004: 23 tỷ VNĐ

5.2 Nguồn vốn đầu tư

Vốn vay tín dụng thương mại trong nước bằng tiền Việt Nam với lãi suất 7,8% / năm.

Nhận xét: Dự án này được thực hiện mua sắm máy móc đến năm 2004 nhưng toàn bộ máy móc này phát huy tác dụng đến nhiều năm sau

nữa của dự án do đó giai đoạn thực hiện đầu tư là từ năm 2002-2004, máy móc mua từ năm nào thì bắt đầu phát huy tác dụng từ năm đó và bắt đầu tính các chi phí và doanh thu của dự án từ các máy móc đó. Việc đầu tư chia làm 3 giai đoạn dựa trên thực tế nhu cầu thiết bị thi công của công ty trong những năm đó, đồng thời chia vốn đầu tư ra thành 3 đợt tránh việc vay liền một lúc dẫn đến vốn bị tồn đọng không sinh lãi trong khi lại phải chịu lãi suất của ngân hàng đồng thời cũng làm giảm sức ép cho ngân hàng khi phải huy động liền một lúc 84,9 tỷ VNĐ.

Lãi suất là 7,8% / năm là lãi suất khá cao vì vậy đòi hỏi công ty phải phát huy được năng suất của các máy móc như đã đưa ra trong dự án mới có thể đảm bảo được việc trả nợ và thanh toán lãi đúng hạn(các phân tích tài chính của dự án sẽ nói rõ hơn về lịch trình thanh toán lãi và trả nợ). Đây là nhiệm vụ của công tác quản lý vận hành dự án.

Một phần của tài liệu công tác lập dự án trong hoạt động đầu tư năng cao năng lực thi công tại công ty cổ phần sông đà 9 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w