Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên)
2.3.3. Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. cuối kỳ.
2.2.3.1. Tổng hợp chi phí sản xuất.
Cuối kỳ, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành. Các chi phí sản xuất đã được tập hợp theo từng khoản mục ở trên sẽ được tập hợp vào bên Nợ TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. TK 154 được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình để thuận tiện cho công tác tính giá thành. Mẫu sổ chi tiết TK 154 được trình bày tại biểu số 2.21.
Biểu số 2.21
SỔ CHI TIẾT TK 154
Tháng 11 năm 2005
Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh xây lắp dở dang Tên công trình: Khu Trung Yên
Chứng từ
Diễn giải TK đối
ứng
Số tiền
SH NT Nợ Có
Dư đầu kỳ - -
65lt 30/11 Chi phí NVL trực tiếp 621 1.056.201.280 65lt 30/11 Chi phí nhân công trực tiếp 622 320.200.800 65lt 30/11 Chi phí sử dụng máy thi công 623 90.257.035 65lt 30/11 Chi phí sản xuất chung 627 30.201.031
k/c 30/11 Kết chuyển vào giá vốn 632 1.496.860.146
Cộng 1.496.860.146 1.496.860.146 Dư cuối kỳ - - Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên)
Trong năm 2005 giá trị các công trình hoàn thành bàn giao tính theo giá thành là 109.259.137.264 đồng; Sổ cái TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cho năm 2005 có nội dung như sau (Biểu số 2.22):
Biểu số 2.22
SỔ CÁI
Tài khoản 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Năm 2005
Chứng từ Diễn giải TK đối
ứng
Số tiền
SH NT Nợ Có
Số dư đầu kỳ 49.210.126.979
k/c 30/11 Chi phí NVL trực tiếp 621 87.831.346.367 k/c 30/11 Chi phí nhân công trực tiếp 622 27.025.029.651 k/c 30/11 Chi phí sử dụng máy thi công 623 12.161.263.343 k/c 30/11 Chi phí sản xuất chung 627 8.107.508.895
k/c 30/11 Kết chuyển vào giá vốn 632 109.259.137.264 Cộng phát sinh 135.125.148.256 109.259.137.264 Dư cuối kỳ 75.076.137.971 Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) 2.2.3.2. Xác định giá trị sản phẩm dở dang.
Do sản phẩm xây lắp có thời gian thi công kéo dài có khi nên đến vài năm nên việc việc xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ là không thể tránh khỏi. Sản phẩm dở dang trong sản xuất xây lắp được xác định bằng phương pháp kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang, từ đó kế toán xác định mức độ hoàn thành và dùng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang thích hợp. Để phù hợp với yêu cầu quản lý Công ty tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp giá thành dự toán. Theo phương pháp này giá trị
xây lắp dở dang sẽ được ước lượng dựa trên giá thành dự toán và mức độ hoàn thành của công trình, hạng mục công trình. Công ty tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang vào cuối năm tài chính thức là ngày 31/12 hàng năm. Đại diện phòng Kinh tế kế hoạch, phòng kỹ thuật cùng chủ nhiệm công trình có trách nhiệm xác định giá trị sản phẩm dở dang cho từng công tình, hạng mục công trình trong kỳ trong đó ghi rõ từng khoản mục tương ứng. Sau đó chuyển xuống phòng tài vụ để làm công tác hạch toán.
Công thức tính khối lượng sản phẩm dở dang như sau:
Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Giá trị của
=
kinh doanh + kinh doanh
khối lượng dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ Giá trị khối lượng
xây lắp x xây lắp dở dang
dở dang Giá trị khối lượng Giá trị khối lượng cuối kỳ theo dự toán cuối kỳ xây lắp hoàn thành + xây lắp dở dang
theo dự toán cuối kỳ theo dự toán
Công trình Khu Trung Yên hoàn thành vào cuối năm 2005, giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán bằng 0 do đó giá trị thực tế khối lượng xây lắp dở dang đang cuối kỳ bằng 0.
2.3.4. Tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty.
2.3.4.1. Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm.
Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp là có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc nên đối tượng tính giá thành được xác định trên cơ sở đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Đối tượng tính giá thành sản phẩm của Công ty là từng công trình, hạng mục công trình.
Hàng năm Công ty thi công rất nhiều công trình ở nhiều địa điểm khác nhau, thời gian hoàn thành cũng khác nhau. Khi công trình hoàn thành bàn giao, chủ đầu tư và Công ty quyết toán nghiệm thu công trình. Trên cơ sở đó kỳ tính giá thành được xác định theo năm, vào ngày 31/12 hàng năm.
2.3.4.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Tính giá thành sản phẩm là công tác cuối cùng của quá trình tập hợp chi phí sản xuất. Giá thành sản phẩm là cơ sở để xác định giá vốn, từ đó tính ra lãi của doanh nghiệp. Giá thành các hạng mục công trình xây lắp đã hoàn thành được xác định trên cơ sở tổng cộng chi phí phát sinh trừ lúc khởi điểm đến khi hoàn thành. Các chi phí này được hạch toán trên các sổ (thẻ) kế toán chi tiết chi phí sản xuất. Tuy nhiên do đặc điểm của sản xuất xây lắp và phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành, trong kỳ báo cáo có thể có một bộ phận công trình hoặc khối lượng xây lắp hoàn thành được thanh toán với chủ đầu tư. Vì vậy trong kỳ báo cáo ngoài việc tính giá thành của các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành kế toán phải tính giá thành khối lượng công tác xây lắp hoàn thành và bàn giao trong kỳ. Giá thành công tác xây lắp trong kỳ báo cáo được tính theo công thức:
2.3.4.3. Tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Cuối năm căn cứ vào tổng chi phí thực tế phát sinh trong năm, căn cứ vào giá trị chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ và cuối kỳ, kế toán lập Thẻ tính giá thành, rồi tính ra giá thành thực tế của công trình. Do sản phẩm xây lắp hoàn thành được bán ngay nên giá thành thực tế được kết chuyển ngay sang TK 632 - Giá vốn hàng bán, được chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình.
Ví dụ, Thẻ tính giá thành công trình Khu Trung Yên của Xí nghiệp xây lắp số 1 năm 2005 được trình bày tại biểu số 2.23:
Biểu số 2.23
THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP
Công trình: Khu Trung Yên Xí nghiệp xây lắp số 1 Giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ của công trình, hạng mục công trình Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ của công trình, hạng mục công trình Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ của từng công trình, hạng mục công trình Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ của công trình, hạng mục công trình = + -
Khoản mục chi phí Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ Giá thành sản phẩm xây lắp 1. Chi phí NVL trực tiếp 0 1.056.201.280 0 1.056.201.280
2. Chi phí nhân công trực tiếp
0 320.200.800 0 32.200.800
3. Chi phí sử dụng máy thi công
0 90.257.035 0 90.257.035 4. Chi phí sản xuất chung 0 30.201.031 0 30.201.031 Cộng 0 1.496.860.146 0 1.496.860.146 Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên)
Sau khi kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm lập Thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp của từng công trình, hạng mục công trình sẽ tổng hợp thành Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của từng xí nghiệp để tập hợp giá thành các công trình trong năm. Từ đó, kế toán đối chiếu, kiểm tra giữa Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với số liệu tổng cộng ở các Sổ chi tiết và Sổ cái chi phí sản xuất đã tập hợp trước đây. Mẫu Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được trình bày tại biểu số 2.24.
Biểu số 2.24
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP
Năm 2005 Xí nghiệp xây lắp số 1
Tên công trình
Chi phí sản xuất thực tế phát sinh
Dư đầu kỳ Dư cuối kỳ Giá thành sản xuất NVL trực tiếp Nhân công trực tiếp Máy thi công Sản xuất chung Cộng 1. Khu Trung Yên 1.056.201.280 320.200.800 90.257.035 30.201.031 1.496.860.146 0 0 1.496.860.146 2. Sửa chữa nhà D2 Trung Tự 51.214.523 11.769.231 10.200.000 5.492.307 78.676.061 0 0 78.676.061 … Cộng 25.121.024.415 6.716.417.910 3.358.208.955 2.238.805.970 37.434.457.250 49.210.126.97 9 54.125.147.21 4 32.519.437.015 Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên)
2.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢNXUẤT VÀ KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM . XUẤT VÀ KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM .
Trong cơ chế thị trường hiện nay thì cạnh tranh về giá luôn là cạnh tranh gay gắt nhất. Trong ngành xây lắp thì giá dự toán là cơ sở để tiến hành đấu thầu. Vì vậy Công ty luôn coi trọng khâu xác định giá dự toán, phân tích các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Việc phân tích này dựa trên cơ sở so sánh giữa giá thành dự toán và giá thành thực tế của công trình, từ đó tính ra tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về chi phí, tỷ trọng của từng khoản mục chi phí trong giá thành dự toán và giá thành thực tế. Việc phân tích này sẽ giúp cho Công ty có kế hoạch về giá thành chính xác hơn, tránh được tình trạng nhận thầu quá thấp mà không đem lại lợi nhuận hoặc đưa ra giá dự thầu quá cao dẫn đến không trúng thầu. Ngoài ra việc phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí này cũng góp phần đưa ra các biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm.
Phân tích các khoản mục chi phí trong công trình khu Trung Yên qua bảng phân tích chi phí trình bày tại biểu số 2.25 như sau:
Biểu số 2.25
BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ
Công trình: Khu Trung Yên
Khoản mục Theo dự toán Theo thực tế Chênh lệch
chi phí Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. Chi phí NVL trực tiếp 1.100.000.000 67,0 7 1.056.201.280 70,56 (43.798.720) 3,49 2. Chi phí nhân công trực tiếp 400.000.000 24,39 320.200.800 21,3 9 (79.799.200) (3,00) 3. Chi phí sử dụng
máy thi công 100.000.000 6,10 90.257.035 6,03 (9.742.965) (0,07) 4. Chi phí sản xuất
chung 40.000.000 2,44 30.201.031 2,02 (9.798.969) (0,42)
Cộng
1.640.000.000 100 1.496.860.146 100 (153.139.854
) 0
Từ bảng phân tích chi phí của công trình Khu Trung Yên ta có thể rút ra một số nhận xét sau:
Giá thành thực tế của công trình giảm so với dự toán là 153.139.854 đồng tương ứng là 9,28%. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do:
Khoản mục chi phí NVL trực tiếp thực tế giảm 43.798.720 đồng tương ứng giảm 3,98% so với dự toán. Nguyên nhân là do xí nghiệp xây lắp số 1 tìm được nguồn cung cấp NVL rẻ hơn so với dự toán, nơi cung cấp NVL gần chân công trình nên cũng giảm bớt chi phí vận chuyển. NVL dùng đến đâu được mua đến đấy đã giảm bớt chi phí bảo quản, lưu kho. Ngoài ra Công ty cũng có những quy định về sử dụng NVL tránh lãng phí điều đó đã góp phần giúp công nhân có ý thức hơn trong việc sử dụng NVL.
Khoản mục chi phí nhân công thực tế giảm 79.799.200 đồng tương ứng là 19,95% so với dự toán. Nguyên nhân là do xí nghiệp thuê nhân công ngay tại địa bàn công trình, giá nhân công rẻ hơn và tiết kiệm được chi phí di chuyển công nhân.
Khoản mục chi phí sử dụng máy thi công thực tế giảm 9.742.965 đồng tương ứng 9,74% so với dự toán. Nguyên nhân là do các đội đã sử dụng máy thi công năng suất và hiệu quả hơn. Ngoài ra, Công ty đã lựa chọn phương pháp và thời gian tính khấu hao hợp lý.
Khoản mục chi phí sản xuất chung thực tế giảm 19.798.969 đồng tương ứng là 24,5%. Nguyên nhân chủ yếu của việc giảm khoản mục này là do Công ty hiện đang tinh giảm biên chế, đội ngũ quản lý ở các đội có số lượng ít nhưng hoạt động hiệu quả. Ngoài ra bộ phận quản lý cũng tiết kiệm được chi phí do cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết, sử dụng hiệu quả CCDC dùng chung cho xí nghiêp.
Ngoài ra tỷ trọng các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm cũng có những biến đổi nhỏ, tương đối ổn định. Khoản mục chi phí NVL trực tiếp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong giá thành, tỷ trọng của khoản mục này trong thực tế tăng so với dự toán là 3,49% do chi phí NVL trực tiếp thực tế giảm so với dự toán nhưng tỷ lệ giảm thấp hơn nhiều so với các
khoản mục còn lại, tỷ lệ giảm là 3,98% trong khi chi phí nhân công trực tiếp giảm 19,95%; chi phí sử dụng máy thi công giảm 9,74% và chi phí sản xuất chung giảm 24,5%.
Tóm lại Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch chi phí. Điều đó là do Công ty đã có nhiều biện pháp hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, từ đó hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho Công ty. Công ty cần tiếp tục nghiên cứu, thường xuyên theo dõi tình hình thực tế để đưa ra các định mức chi phí hợp lý hơn, tránh tình trạng giá dự toán còn xa rời thực tế như tại công trình khu Trung Yên ở trên. Có như vậy Công ty mới đảm bảo tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, xây dựng giá dự toán hợp lý làm căn cứ để lập giá dự thầu. Từ đó giúp Công ty nhận được nhiều công trình hơn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI.
3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ CÔNG TÁCKẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI.
3.1.1. Những ưu điểm cơ bản.
3.1.1.1. Về bộ máy quản lý.
Trong suốt 34 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty xây dựng số 1 Hà Nội đã không ngừng lớn mạnh và đạt được nhiều thành tích trong công tác quản lý sản xuất. Là một doanh nghiệp Nhà nước, để giữ vai trò chủ đạo, Công ty đã chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và có uy tín trên thị trường trong lĩnh vực XDCB. Đây là điều mà không phải doanh nghiệp nhà nước nào cũng làm được.
Đất nước đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do vậy việc xây dựng cơ sở hạ tầng và một vấn đề bức thiết hiện nay. Ngành XDCB đã và đang phấn đấu hoàn thành tốt vai trò của mình. Công ty xây dựng số 1 Hà Nội tự hào đóng góp cho đất nước những công trình đảm bảo chất lượng. Sự vươn lên và trưởng thành của Công ty đã đánh dấu sự cố gắng vượt bậc của Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Công ty đã tạo được uy tín với các khách hàng, mở rộng phạm vi hoạt động khắp các tỉnh thành trong cả nước. Trong đó để có được thành tựu ấy không thể không nhắc tới công tác tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty. Công ty đã tổ chức được một bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng gọn nhẹ, các công việc được phân công cụ thể rõ ràng. Các phòng ban chức năng phục vụ có hiệu quả cho lãnh đạo xí nghiệp trong việc quản lý kinh tế, giám sát kỹ thuật thi công, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Công ty.
Trong quá trình hoạt động, Công ty đã không ngừng đổi mới công tác quản lý, sắp xếp lại sản xuất, lao động phù hợp trong từng thời kỳ. Do đó