sản xuất.
Về chứng từ phản ánh chi phí NVL trực tiếp: Để ghi nhận được các thiếu hụt trong quá trình vận chuyển, giao nhận vật tư, ngoài các Hoá đơn mua hàng hoặc Hợp đồng mua hàng tác giả kiến nghị Công ty nên lập thêm Biên bản giao nhận vật tư giữa người cung ứng và người sử dụng vật tư. Biên bản này được lập ngay tại nơi thi công. Biên bản giao nhận vật tư có thể lập theo mẫu trình bầy tại biểu số 3.1 như sau:
Biểu số 3.1
BIÊN BẢN GIAO NHẬN VẬT TƯ
Ngày…tháng…năm… Thành phần:
Đại diện bên cung ứng Ông (Bà):….. Địa chỉ:…… Đại diện bên nhận vật tư Ông (Bà):….. Địa chỉ:…. Tiến hành bàn giao số lượng vật tư như sau:
STT Tên vật tư hàng hoá
Đơn vị
tính Số lượng Đơn giá
Thành
tiền Ghi chú
Tiền hàng
Tiền thuế GTGT Tổng thanh toán
Đại diện bên cung ứng
(Ký, Họ tên)
Ngày…tháng…năm…
Đại diện bên nhận
(Ký, Họ tên)
Ngoài ra ở các xí nghiệp, đội nên sử dụng phiếu xuất vật tư theo hạn mức vì thông thường việc sử dụng NVL trong tháng luôn có kế hoạch. Việc
sử dụng chứng từ này sẽ giảm được số lượng chứng từ luân chuyển. Phiếu xuất vật tư theo hạn mức có thể được lập theo mẫu tại biểu số 3.2 như sau:
Biểu số 3.2
PHIẾU XUẤT VẬT TƯ THEO HẠN MỨC
Ngày…tháng…năm…
Nợ:……..… Có:….……
Bộ phận sử dụng:……… Lý do xuất:……… Xuất tại kho………
S T T Tên, nhãn hiệu vật tư Mã số Đơn vị tính Hạn mức được duyệt
Số lượng xuất Đơn
giá
Thành tiền
Ngày Ngày Ngày … Tổng
Cộng Người nhận (Ký, họ tên) Phụ trách bộ phận sử dụng (Ký, họ tên) Phụ trách cung tiêu (Ký, họ tên) Ngày…tháng…năm… Thủ kho (Ký, họ tên) * Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Để quản lý tốt tiến độ thi công theo tác giả Công ty nên lập thêm Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành. Phiếu này là cơ sở để trả lương kèm theo Bảng chấm công và Bảng thanh toán tiền lương đã có. Phiếu được lập vào cuối mỗi tháng, có sự giám sát của cán bộ phòng kỹ thuật. Phiếu xác nhận sản phẩm và công việc hoàn thành có thể được lập theo mẫu được trình bày tại biểu số 3.3.
Biều số 3.3
PHIẾU XÁC NHẬN SẢN PHẨM HOẶC CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH
Tháng…năm… Tên công trình:……. Đơn vị thi công:…………
STT Nội dung Đơn vị tính Khối lượng
hoàn thành Đơn giá Thành tiền
Cộng Người lập biểu (Ký, họ tên) Ngày…tháng…năm… Tổ trưởng (Ký, họ tên)
Để có sự phân biệt giữa lương nhân công thuê ngoài và lương nhân công theo danh sách của xí nghiệp nhằm thuận tiện cho việc trích BHXH, BHYT, KPCĐ tác giả đề nghị ở các xí nghiệp cần lập thêm Bảng tổng hợp lương nhân công thuê ngoài. Bảng tổng hợp lương nhân công thuê ngoài có thể được lập theo mẫu được trình bày tại biểu số 3.4.
Biểu số 3.4
BẢNG TỔNG HỢP LƯƠNG NHÂN CÔNG THUÊ NGOÀI
Tháng…năm… Tên công trình:…. Đơn vị thi công:….
STT Tên công nhân Số ngày công Đơn giá Thành tiền
Cộng Người lập biểu (Ký, họ tên) Ngày…tháng…năm… Tổ trưởng (Ký, họ tên)
* Về kế toán chi phí sử dụng máy thi công: Muốn theo dõi được tình hình sử dụng máy thi công trong các tổ, đội theo tác giả Công ty nên sử dụng Phiếu theo dõi chi phí sử dụng xe, máy thi công. Mẫu của phiếu này được lập như sau:
Biểu số 3.5
PHIẾU THEO DÕI THỜI GIAN SỬ DỤNG XE, MÁY THI CÔNG
Đơn vị thi công:…. Tháng…..năm……
Ngày Nơi sử
dụng
Thời gian hoạt động (số ca máy)
Cộng Xác nhận của người điều khiển Sáng Chiều Tối Cộng Đội trưởng (Ký, họ tên) Ngày…tháng…năm…
Cán bộ theo dõi công trình
(Ký, họ tên)
3.2.2.3.Hoàn thiện việc áp dụng phương pháp kế toán chi phí sản xuất chung theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán số 02.
Theo quy định của chuẩn mực kế toán số 02 về Hàng tồn kho thì chi phí sản xuất chung được phân làm 2 loại là:
Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí NVL gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp. Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng,... và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
Để thực hiện việc áp dụng phương pháp kế toán chi phí sản xuất chung như trên thì theo tác giả kế toán Công ty khi hạch toán chi phí sản xuất chung phải tách biệt phần chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi. Muốn vậy kế toán cần lập Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung có mẫu như sau:
Biểu số 3.6:
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
Tháng… năm… Xí nghiệp xây lắp số 1
Chi phí sản xuất chung Công trình A Công trình B … Tổng cộng
1. Biến phí sản xuất chung
- Chi phí NVL dùng cho xí nghiệp - Chi phí nhân viên xí nghiệp 2. Định phí sản xuất chung - Chi phí khấu hao TSCĐ
- Chi phí quản lý hành chính của đội
Cộng Người lập biểu (Ký, họ tên) Ngày…tháng…năm… Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên)
3.2.2.4.Hoàn thiện kế toán chi phí thiệt hại trong sản xuất.
Để phản ánh đúng thực trạng thiệt hại trong sản xuất xây lắp và giảm thiểu chi phí thiệt hại Công ty cần theo dõi chặt chẽ khoản mục chi phí này. Việc hạch toán khoản mục này như sau:
- Nếu được phép lập dự phòng thiệt hại thì trình tự hạch toán được khái quát theo sơ đồ 3.1 như sau:
Sơ đồ 3.1: Hạch toán chi phí thiệt hại trong sản xuất khi được phép lập dự phòng thiệt hại
- Nếu xử lý thiệt hại thực tế thì trình tự hạch toán được khái quát theo sơ đồ 3.2 dưới đây:
Sơ đồ 3.2: Hạch toán chi phí thiệt hại trong sản xuất khi xử lý thiệt hại thực tế
3.2.2.5. Hoàn thiện kế toán chi phí bảo hành công trình.
Thời hạn bảo hành công trình được tính từ khi chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu công trình, hạng mục công trình xây dựng đã hoàn thành để đưa vào sử dụng và được quy định như sau:
- Không ít hơn 24 tháng với mọi loại công trình đặc biệt, cấp 1. - Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình còn lại.
TK 154
TK 111, 112…
TK 335 TK 642
Lập dự phòng chi phí thiệt hại sản xuất Xử lý khi
xẩy ra thiệt hại
TK 154, 111, 112… TK 1381 TK 111, 112, 152, 334, 1388, 811…
Thiệt hại xử lý ngay theo thực tế Thiệt
hại chờ xử lý
Xử lý thiệt hại theo thực tế
Mức tiền bảo hành công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm nộp tiền bảo hành công trình cho chủ đầu tư. Tiền bảo hành công trình gồm 2 mức:
- 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng hoặc hạng mục công trình xây dựng đặc biệt, cấp 1.
- 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng hoặc hạng mục công trình xây dựng còn lại.
Kế toán chi phí sửa chữa và bảo hành công trình được tiến hành theo trình tự như sau:
- Khi trích trước chi phí sửa chữa và bảo hành công trình, kế toán ghi: Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung.
Có TK 335: Chi phí phải trả.
- Khi phát sinh chi phí sửa chữa và bảo hành công trình, các chi phí được tập hợp vào các TK 621, 622, 623, 627 theo từng khoản mục chi phí.
Nợ TK 621: Chi phí NVL trực tiếp. Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. Nợ TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công. Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có). Có TK 111, 112, 152, 153, 214, 331, 334, 338…
- Cuối kỳ tổng hợp chi phí thực tế phát sinh liên quan đến sửa chữa và bảo hành công trình xây lắp và tính giá thành bảo hành, kế toán ghi:
Nợ TK 154 (1544): Chi phí bảo hành xây lắp. Có TK 621: Chi phí NVL trực tiếp.
Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. Có TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công. Có TK 627: Chi phí sản xuất chung.
- Khi công việc sửa chữa và bảo hành công trình hoàn thành bàn giao cho khách hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 335: Chi phí phải trả.
Có TK 154 (1544): Chi phí bảo hành xây lắp.
- Hết thời hạn bảo hành công trình xây lắp, nếu công trình không phải bảo hành hoặc số trích trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh phải hoàn nhập số trích trước về bảo hành công trình, kế toán ghi:
Nợ TK 335: Chi phí phải trả. Có TK 711: Thu nhập khác.
3.2.2.6. Hoàn thiện kế toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.
TSCĐ dùng cho sản xuất của Công ty chia thành 2 loại là TSCĐ dùng trong quản lý đội, xí nghiệp và TSCĐ là máy thi công. Để tránh tăng đột biến giá thành, chi phí lớn nhưng chỉ tính cho một kỳ hạch toán cần tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn hàng năm. Cách hạch toán như sau:
- Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ tính vào chi phí trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 623: Trích trước chi phí sửa chữa lớn máy thi công.
Nợ TK 627: Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ dùng trong quản lý đội, xí nghiệp.
Có TK 335: Trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ. - Khi có sửa chữa lớn TSCĐ kế toán ghi:
Nợ TK 241 (2413): Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK liên quan (111, 112, 331…)
- Nếu chi phí sửa chữa lớn phát sinh thấp hơn chi phí đã trích trước, kế toán ghi:
Nợ TK 335: Tổng chi phí thực tế.
Có TK 2413: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Có TK 623, 627: xử lý số thừa.
- Nếu chi phí sửa chữa lớn phát sinh lớn hơn chi phí đã trích trước, kế toán ghi:
Nợ TK 335: Phần chi phí đã trích trước
Nợ TK 623, 627: Chi vượt so với số trích trước.
- Nếu xẩy ra sửa chữa lớn ngoài kế hoạch, chi phí sửa chữa lớn vẫn được tập hợp trên TK 2413 rồi kết chuyển sang TK 242 nếu phân bổ trong nhiều năm tài chính hoặc kết chuyển sang TK 623 hoặc TK 627 trong trường hợp tính luôn vào chi phí năm nay, kế toán ghi: Nợ TK 242: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ cần phân bổ trong nhiều năm. Nợ TK 623, 627: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ tính và chi phí năm nay. Có TK 2413: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
- Định kỳ phân bổ vào chi phí:
Nợ TK 623, 627: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phân bổ năm nay Có TK 242: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ cần phân bổ.