3. Thực trạng công bố thông tin của các tổ chức chào bán chứng khoán ở nước ta hiện
3.1. Thực trạng công bố thông tin của các công ty đại chúng trên TTCK VN
Theo Luật chứng khoán hiện hành, công ty đại chúng phải tuân thủ nghĩa vụ công bố thông tin tại Điều 10 Chương VIII về Công bố thông tin. Cụ thể, về nghĩa vụ công bố thông tin của công ty đại chúng, tại Điều 101 Luật chứng khoán quy định:
Công ty dại chúng phải công bố thông tin định kì về Báo cáo tài chính (BCTC) năm trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có BCTC năm được kiểm toán. Công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn 24h, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện như: Tài khoản của công ty tại ngân hàng bị phong toả hoặc tài khoản được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong toả; Tạm ngừng kinh doanh hoặc công ty bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động... Công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn 72h, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện như: quyết định vay hoặc phát hành trái phiếu có giá trị từ 30% vốn thực có trở lên; quyết định của hội đồng quản trị về chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; quyết định thay đổi phương pháp kế toán áp dụng; công ty nhận được thông báo của toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp. Đồng thời theo yêu cầu của UBCKNN, công ty đại chúng phải thông báo khi xảy ra một trong các sự kiện: Có thông tin liên quan đến công ty đại chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, có thông tin liên quan đến công ty đại chúng ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán và cần phải xác nhận thông tin đó.
Đối với tổ chức phát hành thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng, ngoài nghĩa vụ công bố thông tin định kì theo quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật, tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn 72h, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện quy định tại các điểm a, b, và c khoản 2 và khoản 3 Điều 101 của Luật.
Việc mua bán chứng khoán của các tổ chức phát hành chưa được niêm yết trên TTCK tạo ra một thị trường mua bán chứng khoán không chính thức (hay còn gọi nôm na là thị trường tự do) mặc dù lâu nay vẫn diễn ra, có lúc lặng lẽ, có lúc ồn ào không kém gì thị trường chính thức, nhưng đây vẫn là thị trường không được thừa nhận. Và trong chừng mực nào đó việc tổ chức thị trường này sẽ là bất hợp pháp. Bởi theo Luật chứng khoán vừa có hiệu lực từ ngày 1/1/2007, ngoài SGDCK, không tổ chức, cá nhân nào được phép tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán (khoản 3 Điều 33). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc mua bán, chuyển nhượng cổ phiếu trên thị trường tự do (cổ phiéu của các công ty cổ phần chưa niêm yết trên sàn TP.HCM hoặc chưa đăng kí giao dịch trên sàn HN).Thị trường tự do còn được xem là gây nhiều rủi ro cho nhà đầu tư cũng như làm xáo trộn TTCK nói chung. Hiện nay, thị trường tự do này ngày càng thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mua bán. Các giao dịch được tiến hành trên thị trường này cũng rất đơn giản và nhanh chóng, theo nguyên tắc thuận mua, vừa bán. Giá cổ phiếu trên thị trường này luôn được nâng lên cao và không có mức nhất định, nhiều doanh nghiệp đã tranh thủ tình hình này để phát hành cổ phiếu để huy động vốn với giá phát hành khá cao. Thêm vào đó, việc phát hành cổ phiếu của các doanh nghiệp này hiện nay cũng không cần lưu kí qua công ty chứng khoán, nên giá cả đều do doanh nghiệp tự quyết định. Có thể nhận thấy giá chứng khoán trên thị trường tự do có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường niêm yết. Một khi giá chứng khoán trên thị
trường này bị đẩy lên cao, sẽ kích giá cổ phiếu trên thị trường chính thức. Sự tác động qua lại giữa hai thị trường này sẽ tạo ra những cơn sốt “nóng”, tạo “bong bóng” cho thị trường. Thực tế, hiện chưa có bất cứ sự kiểm soát nào đối với việc phát hành cổ phiếu và công bố thông tin của những công ty này. Chính vì vậy, để có thể tiến hành những phân tích dự báo đối với những chứng khoán phát hành trên thị trường này hầu như là không thể, bởi với lực lượng “cò” cổ phiếu đang phát triển chóng mặt, thông tin trên thị trường tự do cũng bùng nổ và rất nhiễu loạn, không đảm bảo được độ chính xác.Các nhà đầu tư đang tiến hành mua bán chứng khoán trên thị trường này chủ yếu là theo phong trào, theo cảm tính, theo tâm lý “cái gì tăng thì nó tiếp tục sẽ tăng”, thông tin mà họ thu lượm được chủ yếu là từ các tin đồn, tin truyền miệng, mà người ta thường gọi chung chúng là các tin “vỉa hè”. Nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán nhưng thiếu hiểu biết đã tự biến mình thành nạn nhân của các tin đồn.
Cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) là một trong những cổ phiếu được giao dịch nhiều trên thị trường chưa niêm yết vào thời điểm trước và sau khi Ngân hàng này tổ chức Đại hội cổ đông ngày 26/1/2007. Trước ngày 26, xuất hiện những thông tin lan truyền cho rằng tỷ lệ cổ tức cao, tỷ lệ cổ phiếu thưởng trong lần tăng vốn tới sẽ là 1-1 với giá chỉ một chấm (tức là bằng mệnh giá), chuyện SHB sẽ bán cho một tập đoàn lớn 20% cổ phần đã khiến cho giá cổ phiếu này trong 3 tuần tăng từ 420.000 đồng lên 620.000 đòng. Tuy nhiên, sau đại hội cổ đông, giá cổ phiếu SHB có dấu hiệu giảm do thông tin được kiểm chứng không giống như tin đồn.
Không riêng gì SHB, trong vòng 3 tháng đầu năm 2007 thị trường chứng khoán chưa niêm yết liên tục sốt nóng và nhiệt độ của nó chưa có dấu hiệu giảm bởi 3 tháng đầu năm là mùa tổng kết, mùa chia cổ tức... Và đó là thời điểm tin đồn liên tục bung ra.
Một thông tin gây chấn động giới đầu tư trên thị trường này vào đầu tháng 3/2007 là tin đồn Công ty dầu khí ATIP là thành viên của tập đoàn ATI có trụ sở chính tại 142 Fairbanks, Oak Ridge, Tennessee, USA và Công ty Thác Đa ATIP chào bán cổ phiếu ATIP tại Việt Nam. Nhà đầu tư săn lùng cổ phiếu này đến nỗi UBCK phải ra thông báo là chưa nhận được hồ sơ xin phép phát hành, kể cả báo cáo của công ty ATIP về việc niêm yết trên thị trường Euronext.
Một thông tin có tính chất lừa đảo là Ngân hàng Việt Hoa và Ngân hàng Châu Á TBD chuẩn bị được NHNN VN bãi bỏ lệnh giám sát đặc biệt đã đẩy giá cổ phiếu (giấy cam kết viết tay) của hai ngân hàng này tăng vọt lên từ 3-4 lần chỉ trong vòng 1 tuần đầu tháng 3/2007. Trong đầu tháng 3 số lượng tin đồn về chuyện một số CTNY sẽ chuyển sàn giao dịch từ HN vào Tp.HCM và giá cổ phiếu của các công ty này sẽ tăng mạnh. Thực tế, các công ty bị đồn thổi chưa có kế hoạch chuyển sàn vào Tp.HCM. Điển hình nhất là tin đồn công ty cổ phần nông dược HAI có kế hoạch chuyển sàn từ HN vào Tp.HCM và tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng đã kích giá cổ phiếu của HAI từ 4.5 chấm lên 9 chấm chỉ trong vòng 1 tuần đầu tháng 3/2007. Ngày 9/3. công ty này chính thức tuyên bố chưa có kế hoạch chuyển sàn và tăng vốn, lập tức giá cổ phiếu HAI sụt giảm xuống mức cũ.
Cổ phiếu của một ngân hàng cổ phần nông thôn mới nâng cấp lên ngân hàng cổ phần đô thị (GP Bank), mạng lưới hoạt động còn thưa thớt, kết quả kinh doanh còn chưa công bố nhưng những thông tin về việc có Tổng công ty lớn của Nhà nước đứng phía sau và các thông tin đối ngoại được đăng tải trên báo chí đã khiến hàng ngàn nhà đầu tư cá nhân đeo bám.
Có những doanh nghiệp khi công bố kết quả kinh doanh đã cố tình gây hiểu lầm cho công chúng. Có một cổ phiếu tuần đầu của tháng 2 gần như không có bán ra mà chỉ có mua vào là cổ phiếu của một ngân hàng có tỷ lệ cổ
tức trên 40%. Một ngân hàng khác công bố cổ tức là 38%, nhưng trong đó 8% chia bằng tiền và 30% chia bằng cổ phiếu. Thực ra, tỷ lệ cổ tức tính kiểu đó đã bao gồm cả cổ tức tiền mặt và cổ phiếu thưởng. Bởi không có một tỉ lệ cổ tức cao hơn tỉ lệ lợi nhuận. Những kiểu thông tin như vậy đã tác động mạnh đến giá cổ phiếu trên thị trường chưa niêm yết.
Trên thị trường tự do, “cò” cổ phiếu có khá nhiều chiêu để kích giá cổ phiếu lên đén mức chóng mặt. Trong đó, chiêu độc nhất và hiệu quả nhất là tung tin công ty A sẽ tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 2:1( cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu sẽ được thưởng 1 cổ phiếu).Một chiêu nữa “cò” cổ phiếu thường dùng là rỉ tai, truyền miệng, úp úp, mở mở đến các “bầy đàn” đầu tư (nhóm các nhà đầu tư cá nhân tập hợp thành hội đàu tư chứng khoán) về công ty A,B chuẩn bị là đối tác chiến lược của một tập đoàn hùng mạnh trong nước hay nước ngoài, ngân hàng A,B ...chuẩn bị bán cổ phiếu cho một ngân hàng hàng đầu Châu Âu hoặc Châu Mỹ, Công ty N,M.... có nhiều dự án lớn chuấn bị đầu tư, tổng vốn đầu tư lên tới hơn 1.000 tỷ đồng hoặc vài trăm triệu USD. Một chiêu có hiệu quả không nhỏ là tung tin đồn về thay nhân sự chủ chốt của công ty, người tài sẽ về thế chỗ lãnh đạo cũ, thâu tóm quyền lực, cổ đông lớn mua hoặc bán tháo cổ phiếu với số lượng lớn do nắm được “nội tình” công ty ....
Có thể nói TTCK không chính thức không bảo vệ cho nhà đầu tư, không có cơ chế thị trường hiệu quả, công bằng và trật tự, cũng không có được sự minh bạch như ở các TTGDCK. Do các quy định của thị trường chứng khoán không được áp dụng bên ngoài các TTGDCK có tổ chức, và do vậy, UBCKNN không có khả năng quản lý thị trường chứng khoán không chính thức. Do vậy, quyền lợi của các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nhỏ, lẻ thường bị xâm phạm do nghĩa vụ công bố thông tin của các tổ chức phát hành chưa được thực hiện đúng. Có thể thấy rõ điều này ở phiên đấu giá cổ phần của
Công ty Lắp máy và Xây dựng 45-1( số 138-140 Điện Biên Phủ, quận 1, Tp.HCM). Theo nguyên tắc đấu giá do Hội đồng đấu giá của chính công ty công bố, công ty phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và các phương tiện thông tin của các tổ chức thực hiện bán đấu giá về những thông tin liên quan về việc bán đấu gia cổ phần trước khi tổ chức bán đấu giá tối thiểu là 20 ngày. Tuy nhiên, quy định này đã bị chính công ty Lắp máy và xây dựng 45-1 vi phạm, công ty đăng thông báo bán đấu giá cổ phần trên báo Người Lao động 3 kỳ vào ngày 22, 25 và 26/12 (ngày 25 và ngày 26 là ngày đăng ký, nộp tiền cọc tham dự đấu giá cổ phần làm cho rất nhiều nhà đầu tư cá nhân không biết được thông tin hoặc biết rất chậm, không kịp đăng kí tham dự đấu giá. Một vi phạm nữa của công ty là không cung cấp thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh giai đoạn 2003-2005 và phương hướng phát triển công ty sau cổ phần hoá cho các nhà đầu tư, chỉ dán mỗi bản quy chế bán đấu giá cổ phần ở trụ sở công ty. Hơn nữa, ở trụ sở công ty có dán 2 bảng thông báo (không có ai kí tên và đóng dấu), bảm thứ nhất thủ tục đăng kí tham gia vào nộp tiền đặt cọc, trong đó quy định mức tối đa nhà đầu tư cá nhân được mua là 30.000 cổ phần (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần), nhà đầu tư là tổ chức được mua tối đa là 100.000 cổ phần. Bản thứ hai thông báo: “Hiện nay, do tình hình có quá nhiều người đăng kí mua cổ phần phổ thông, công ty thông báo kể từ ngày 26/12/2006, mỗi cá nhân, tổ chức đến đăng kí mua cổ phần chỉ được đăng kí không quá 10.000 cổ phần. Mong các nhà đầu tư thông cảm”. Như vậy. một câu hỏi đặt ra là: Tại sao Công ty này lại hạn chế số lượng đăng kí một cách kỳ cục như vậy? Bởi càng nhiều nhà đầu tư đăng kí mua cổ phần, càng làm cho nhu cầu mua cao hơn số lượng chào bán và giá trúng thầu sẽ cao gấp nhiều lần giá khởi điểm. Như vậy, việc có quá nhiều nhà đầu tư đăng kí mua là điều rất mừng cho Công ty.
Những sự việc trên, cho thấy có hành vi hạn chế nhà đầu tư bên ngoài tham gia đấu giá cổ phần để bảo vệ quyền lợi cho một hay nhiều nhóm người nào đó ở trong và ngoài công ty. Bởi càng ít người tham gia đấu giá cổ phần (cầu thấp hơn cung), nhóm người này càng dễ trúng thầu với giá thấp, có khi bằng giá khởi điểm. Và khi công ty này niêm yết trên sàn giao dịch giá có thể tăng gấp 4-5 lần mệnh giá, với tình hình thị trường cổ phiếu đang sôi động như thời điểm đó, nhất là thị trường tự do giá cổ phần của công ty có thể tăng gấp 7-9 lần mệnh giá. Nếu nhóm người trong công ty mua được khoảng 80% số lượng cổ phần chào bán ( trị giá gần 9 tỉ đồng) thì sau khi lên sàn hoặc bán ra thị trường tự do, họ sẽ thu được một khoản lợi nhuận “trời cho” rất lớn, thấp nhất cũng khoảng 35 tỷ đồng.
Đối với tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng, những quy định về công bố thông tin còn chưa được hoàn chỉnh và thiếu minh bạch. Việc phát hành trái phiếu tăng vốn của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VCB) và hiện tượng tăng giá cổ phiếu của các Ngân hàng Thương mại là minh chứng cho điều đó.
Trong khi lãi suất thông thường có lãi suất 9.5%/năm, thì trái phiếu chuyển đổi của VCB chỉ có lãi suất là 6% mà sau hơn 6 tháng đã tăng giá hơn 80%. Tại sao vậy? Vì trái phiếu này hứư hẹn chuyển đổi thành cổ phiếu VCB sau khi VCB cổ phần hoá. Tuy nhiên, tỉ lệ chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu là chưa rõ ràng. Người nắm giữ trái phiếu được quyền chuyển đổi ra cổ phiếu theo giá hình thành tại phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO). Trường hợp đấu giá theo phương thức của Mỹ, có nhiều giá trùng thầu khác nhau, thì tỉ lệ chuyển đổi tính theo giá bình quân gia quyền. Nhà đầu tư không hề biết 1 trái phiếu sẽ được sở hữu bao nhiêu cổ phiếu theo tỉ lệ như thế nào và thời hạn chuyển đổi là bao nhiêu lâu. Tuy nhiên, do VCB là ngân hàng được đánh giá là tốt nhất tại Việt Nam nên các nhà đầu tư đã cạnh tranh quyết
liệt để hi vọng sở hữu 1 phần tài sản của nó sau này. Vào cuối tháng 12/2005, sau khi bán xong 80 tỉ đồng trái phiếu chuyển đổi cho các tổ chức trong nước trước khi cổ phần hoá VCB còn bán tiếp 360 tỉ đồng trái phiếu cho các nhà đầu tư cá nhân người Việt Nam. Điều đàng nói là 360 tỉ đồng trái phiếu này không được tổ chức bán công khai trên sàn, mà nó được bán tại các hội sở, chi nhánh, phòng giao dịch của VCB trên toàn quốc. Do đó, chỉ có thể những người trong ngân hàng và có quan hệ cá nhân mới mua được trái phiếu này. Như vậy bên mua là người phải gánh chịu mọi rủi ro (nếu có) khi nắm giữ trái phiéu chuyển đổi của VCB. Mặt khác, không phải nhà đầu tư nào cũng có cơ