Thực trạng công bố thông tin của các phương tiện thông tin đại chúng

Một phần của tài liệu hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 57)

Cùng với sự bùng nổ mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt nam vào những tháng cuối năm 2006, giữa các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay đang diễn ra cuộc chạy đua nhằm “cung cấp thông tin về chứng khoán”.

Thông tin từ báo chí.

Thị trường chứng khoán thăng hoa, số lượng nhà đầu tư tăng chóng mặt khiến vai trò của thông tin báo chí ngày càng trở nên quan trọng, từ chỗ chỉ có 2-3 tờ báo thường xuyên có tin vè chứng khoán, từ đầu năm 2007 con số trên tăng lên khoảng 10 tờ báo. Có thâm niên cao nhất trong làng báo chứng khoán là tờ Đầu tư Chứng khoán trực thuộc báo đầu tư. Sau 5 năm thăng trầm cùng thị trường, khi số lượng nhà đầu tư bùng nổ báo đã tăng lượng phát hành chóng mặt từ vài nghìn bản mỗi tuần lên 30.000 bản. Từ đầu năm 2007, Đầu tư

chứng khoán tăng lên 2 số mỗi tuần, từ in đen trắng sang in màu. Và dĩ nhiên, phí quảng cáo cũng tăng thêm 30% so với biểu giá cũ.

Một đối thủ đáng gờm của báo Đầu tư chứng khoán trong năm tới là sự xuất hiện ssặc san về chứng khoán của Thời báo kinh tế Sài gòn, cũng in màu , cũng có những tiêu chí tương tự đồng nghiệp, TBKTSG có thế mạnh ở đội nhũ chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước thường xuyên cộng tác cho báo. Sài gòn Giải phóng vốn là một tờ báo nặng về các chủ đề xã hội cùng lên đề án phát hành báo chứng khoán với 1 êkíp riêng, tuần 2 số, in màu. Công tác tuyển dụng phóng viên. biên tập viên đang được gấp rút thực hiện để đầu năm 2007 báo bắt đàu ra mắt bạn đọc.

Với quyết tâm tương tự. Lao Động dự kiến ra hẳn chuyên trang về chứng khoán, tuần 3 số để phản ánh những thông in nóng sốt trên các sàn giao dịch.

Thông tin từ các web.

Nếu như trước đây chỉ có Vietstock gắn bó với chứng khoán thì giờ đây cả nước không có trên dưới 100 trang web về chứng khoán. Ngoài website của các công ty chứng khoán và cơ quan quản lý với mục tiêu chính là công bố thông tin của đơn vị chủ quản, hiện có rất nhiều trang web được lập ra với đề án kinh doanh bài bản. www.vinastock.com.vn của công ty cổ phần Dịch vụ viễn thông và Công nghệ thông tin Việt Nam (VTIS) là một ví dụ. Ngoài việc cập nhật khá nhiều thông tin nền, phổ cập kiến thức chứng khoán tới độc giả, thế mạnh của trang web này là có hẳn một sàn chứng khoán ảo. Nhà đầu tư có thể thực hành mua bán chứng khoán trong môi trường được mô phỏng như thật. Giao dịch được thực hiện với các mã chứng khoán hiện đang niêm yết tại Tp.HCM, giá thực hiện đều là giá khớp lệnh tại trung tâm trong mỗi phiên.

Thông tin từ đài phát thanh truyền hình.

Nếu như trước đây, các thông tin liên quan đến chứng khoán từ các đài phát thanh truyền hình là hầu như không có thì hiện nay các chương trình về

chuyên mục đưa tin về chứng khoán ở các đài truyền hình liên tục gia tăng từ cuối năm 2006, với các thông tin nóng hổi và luôn cập nhật. Đài truyền hình Việt Nam với chuyên mục: Bản tin tài chính, Thị trường 24h, Infotv, thậm chí tổ chức cả các cuộc thi về chứng khoán trên truyền hình giữa các trường đại học trong nước, các chương trình phổ biến kiến thức về TTCK liên tục được phát sóng trên VTV1 và VTV2. Dài truyền hình kĩ thuật số VCTV với các chương trình: Thị trường chứng khoán, Khoảnh khắc vàng, Doanh ngiệp 24 giờ .. và các kênh truyền hình khác. Tuy nhiên, hiện nay các thông tin về chứng khoán trên truyền hình hầu như chỉ manh tính phổ cập, tuyên truyền về “chứng khoán” cho người dân. Việc ra các quyết định đầu tư, nhất là các nhà đầu tư chứng khoán nhuyên nghiệp thường dựa trên nhiều kênh thông tin khác nhau, như thông tin từ UBCK, từ sàn GDCK, từ các công ty niêm yết, thông tin từ BCTC và thông tin từ các quan sát diễn biến trên thị trường để ra quyết định.

Những thông tin trên web là kênh thông tin mà các nhà đầu tư Ck hay sử dụng nhất so với các kênh thông tin đại chúng khác, bởi tính cập nhật và liên tục của chúng.

Còn đối với kênh thông tin từ các báo (báo điện tử và báo viết) mặc dù có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đẩy nhanh sự phát triển của TTCK và phổ cập kiên thức về chứng khoán cho các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư chưa có được nhiều thông tin về TTCK, nhưng thông tin trên báo chí không phải là tất cả. Nhất là đối với các nhà đầu tư dài hạn, hầu hết thông tin trên báo đều đã được công khai hoá và thường chỉ được đưa ra khi việc đàm phán đã hoàn tất. Đối với các đối tượng này thông tin trên báo chí chỉ mang tính tham khảo. Thực tế, thời gian gần đây, đã bắt đầu có những lo ngại về chất lượng thông tin của một số tờ báo mà cơ quan chủ quản hay công ty mẹ của tờ báo có cổ phần chi phối tại các doanh nghiệp đang có cổ phần chi phối tại các doanh

nghiệp đang có cổ phiếu rao bán trên TTCK. Vì vậy, thông tin trên báo chí không phải lúc nào khách quan và chính xác. Gần đây, thường có các bài báo tỏ ý chê trách những người đầu tư thiếu kiến thức, chỉ biết mua bán theo phong trào hay tin đồn. Tuy nhiên, trong hàng loạt các bài báo phong phú sinh động về TTCK, cũng có một số bài báo truyền tải các thông tin sai lệch mà các nhà đầu tư nhỏ, vốn đã thiếu kiến thức lại càng bị nhiễu vì kiến thức sai. Xin đưa ra một số dẫn chứng:

- “ Người chơi cần biết chỉ số P/E, tức thị giá một cổ phiếu chia cho lợi nhuận một cổ phiếu. Thí dụ, thị giá cổ phiếu của FPT là 650.000 đồng, mà FPT chia cổ tức 6%/năm, tức 6% của mệnh giá gốc 10.000 đồng suy ra lợi nhuận cổ phiếu: 600 đồng. Nếu bỏ tiền mua theo thị giá 650.000 đồng thì tỷ số P/E là 1.183” ( báo Phụ Nữ 16/3/2007).

P/E đúng là thị giá cổ phiếu chia cho lợi nhuận nhưng lợi nhuận này là lợi nhuận sau thuế của công ty chia cho tổng số cổ phiếu hiện hành chứ không phải là cổ tức của mỗi cổ phiếu. Hai khái niệm “lợi nhuận sau thuế của mỗi cổ phiếu” và “cổ tức của mỗi cổ phiếu” là rất khác nhau vì đâu phải lợi nhuận sau thuế của công ty đều đem ra chia cổ tức hết. Ví dụ, lợi nhuận của công ty A đạt 100 đồng, họ để 60 đồng để đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh và chỉ chia cổ tức 40 đồng thôi. Lúc đó E tronh hệ số P/E tính trên 100 đồng chứ không phải 40 đồng.

- “Bà ta đặt lệnh mua 14 cổ phiếu đầu tiên, ngay sau hôm cổ phiếu bà mua đã tăng kịch trần, nhẩm tính bà đã có lãi chừng 50.000 đồng, như vậy lãi 10% một ngày” ( báo Sài Gòn Giải Phóng 14/3/2007).

Bởi trước đó, tác giả viết “bà ta đến sàn giao dịch nộp tiền. mở tài khoản” nên ắt tác giả đang nói đến việcgiao dịch cổ phiếu chính thức tại Tp.HCM. Khổ nỗi quy định ở sàn giao dịch là mua bán theo lô, mỗi lô 10 cổ phiếu (sắp tới tăng lên là 100 cổ phiếu/lô), vậy làm sao bà này có thể mua ở mức lẻ 14 cổ

phiếu? Hơn nữa, hiện nay biên độ giao dịch chỉ được trong phạm vi cộng, trừ 5%,, làm sao bà này lãi 10% một ngày?

- “...Mua bán ngắn hạn (short sailing- còn gọi là bán khống)...Hình thức này giúp các nhà đầu tư đang sở hữư các cổ phiếu nóng, đang ngóng giá lên một chiều, có thể bán cổ phiếu ở thời điểm đang nóng mà không sợ giảm suất đầu tư của mình khi thị trường trở lại ổn định với giá trị thực” ( báo Tin tức 2/2007).

Phần giải thích một kỹ thuật mua bán chứng khoán nói trên cừa sai ở phần tiếng Anh (short sale chứ không phải short sailing) vừa sai ở phần chính, đọc xong phải thú thiệt không thể hiểu người viết muốn nói gì. Kỹ thuật này thực ra được ghi rõ trong Luật Chứng khoán: “Thực hiện việc bán hoặc cho khách hàng bán chứng khoán khi không sở hữu chứng khoánvà cho khách hàng vay chứng khoán để bán”.

Một nhà đầu tư tin chắc giá cổ phiếu XYZ sẽ giảm mạnh trong thời gian tới. Cách duy nhất là vay chứng khoán này, bán ra khi giá chưa giảm, ròi đợi khi giá giảm tận đáy, bỏ ra số tiền ít hơn nhiều để mua lại chính cổ phiếu đó và trả lại cho nơi đã cho vay. Chênh lệch giá bán trước và giá mua bây giờ chính là tiền lãi, sau khi trừ chi phí vay chứng khoán và phí giao dịch. Đây là “bán khống”.

- “Chỉ số P/E là tỉ lệ phần trăm giữa thị giá một cổ phiếu và thu nhập trên mỗi cổ phiếu” ( Rất nhiều báo, kể cả trích phát biểu của một số chuyên gia).

P/E là hệ số, tính thành “lần” (ví dụ 30 lần) chứ không phải tỷ lệ phần trăm. Mặc dù không thể phủ nhận vai trò của báo chí trong việc góp phần vào sự bùng nổ của TTCK hiện nay, thế nhưng thông tin báo chí không phải là tất cả. trước khi ra quyết định, mỗi người cần tham khảo nhiều nguồn thông tin khác nhau, không nên lệ thuộc vào nguồn thông tin từ báo chí.

Chương III: Kiến nghị và Giải pháp cho Hoạt động công bố thông tin trên TTCK ở Việt nam hiện nay.

Có thể nói, để tạo cơ sở vững chắc cho TTCK Việt Nam phát triển thì không thể không quan tâm đến việc nâng cao tính minh bạch của từng chủ thể đối tượng, cũng như trong các hoạt động diễn ra trên thị trường. Chúng ta hi vọng nhiều váo tiềm năng phát triển của TTCK Việt Nam, nhưng không thể phủ nhận một thực tế hiện nay là thị trường vẫn còn thiếu thông tin; việc công khai, minh bạch thông tin đã có nhiều chuyển biến đáng kể nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế yếu kém. Việc công bố thông tin vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù việc công bố thông tin trên TTCK đã được quy định rõ trong Luật Chứng khoán và các Thông tư Nghị định đi kèm như: 38/2007/TT-BTC, 18/2007/TT-BTC, 17/2007/TT-BTC và 14/2007/ND-CP hướng dẫn chi tiết về việc thi hành Luật Chứng khoán, nhưng thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn chưa coi trọng việc công bố thông tin đến các nhà đầu tư. Do đó vẫn còn nhiều hiện tượng giá cổ phiếu biến động bất thường do các “tin đồn”. Chuyện rõ rỉ thông tin từ các nhân vật có trách nhiệm của các công ty sắp niêm yết, những quan chức giữ vị trí quan trọng đang trở thành một vấn nạn. Hiện tượng “làm giá” đối với một số cổ phiếu đang và sắp niêm yết cũng là một vấn đề. Có một thực tế khác là hiện tượng nhân viên của các công ty chứng khoán sử dụng thông tin thị trường, của khách hàng để kinh doanh cho chính mình thay vì cho công ty... Việc nhận thức được những tồn tại trên và có cách đánh giá thẳng thắn sẽ giúp chúng ta đề ra các giải pháp và kiến nghị hữu hiệu để khắc phục và nâng cao hiệu quả của hoạt động công bố thông tin trên TTCK hiện nay.

Một phần của tài liệu hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w