Thực trạng công bố thông tin của các tổ chức dịch vụ, kinh doanh CK

Một phần của tài liệu hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 51)

Về nghĩa vụ công bố thông tin của CtyCk, CtyQLQ, và Quỹ đại chúng, tại điều 104.105 Luật chứng khoán quy định: trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có báo cáo tài chính năm được kiểm toán, CtyCk, CtyQLQ phải công bố thông tin định kì về BCTC năm. Luật chứng khoán vũng quy định trường hợp xảy ra một trong số các sự kiện như: có quyết định khởi tố đối với thành viên Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám Đốc, Phó giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng; Đại hội đồng cổ đông

hoặc hội đồng thành viên thông qua hợp đồng sát nhập với một công ty khác hoặc công ty bị tổn thất từ 10% giá trị tài sản trở lên... Thì trong thời hạn 24h, CtyCk, CtyQLQ phải công bố thông tin theo yêu cầu của UBCKNN khi có thông tin liên quan đến công ty ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

Riêng đối với CtyQLQ còn có nghĩa vụ công bố thông tin định kỳ, bất thường và công bố thông tin theo yêu cầu của UBCKNN liên quan tới hoạt động của quỹ đại chúng.

Về nội dung công bố thông tin của công ty đầu tư chứng khoán, tại Điều 106 Luật Chứng khoán quy định: Công ty đầu tư chứng khoán chào bán cổ phiếu ra công chúng có nghĩa vụ thực hiện công bố thông tin như đối với công ty đại chúng. Công ty đầu tư chứng khoán có cổ phiếu niêm yết tại SGDCK, TTGDCK phải thực hiện công bố thông tin như đối với các tổ chức niêm yết khác.

Nhìn chung các Tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán thực hiện khá tốt các nghĩa vụ công bố thông tin của mình, thông báo kịp thời cho nhà đầu tư về các thông tin định kì và bất thường.

Tuy nhiên, tình trạng công ty chứng khoán thành viên vi phạm chế độ công bố thông tin cũng khá nhiều, chủ yếu là vi phạm nộp chậm trề và số liệu về tình hình giao dịch của thành viên không chính xác.

Những thông tin về giao dịch trong nội bộ của công ty chứng khoán chưa được công khai, rõ ràng. Điển hình là vụ tổ chức đấu giá bán cổ phần lần đầu ra công chúng của Công ty chứng khoán Sài gòn (SSI) cho Công ty Tư vấn đầu tư và phát triển và xây dựng (Thikeco). Sau 15 ngày kể từ ngày đấu giá, danh tính đối tượng thắng thầu được công bố là Công ty TNHH Dịch vụ giao nhận hàng hoá (VTS) Hà Nội khi đặt giá mua caơ nhất 11.100 đồng/cổ phiếu (các đối tượng khác chỉ đặt giá từ 10.100 đồng đến 10.500 đồng). Xét về lý.

việc VTS thắng thầu không có gì bất thường (vì nguyên tắc đấu giá công khai là người nào bỏ giá cao hơn sẽ trúng). Tuy nhiên, điều khiến nhiều nhà đầu tư tham gia đấu thầu bất bình là ở chỗ, người đứng đầu doanh nghiệp trúng thầu là ông Vũ Hiền, chồng của bà Phạm Minh Hương, Tổng giám đốc SSI. Mặc dù vụ việc này đã được thanh tra UBCKNN khẳng định là không có giao dịch nội gián nhưng nếu xem xét cách nhìn từ phía nhà đầu tư thì rõ ràng VTS có lợi thế về thông tin hơn so với các nhà đầu tư khác khi tham gia đấu giá mua cổ phần của Thikeco bởi có người nhà trực tiếp thực hiện tổ chức đấu giá.

Hoạt động công bố thông tin của các công ty chứng khoán nói riêng và của các tổ chức kinh doanh, cung cấp các dịch vụ chứng khoán nói chung vẫn chưa được chú trọng. Vì vậy, việc đầu tư cho bộ phận này vẫn chưa được coi trọng. Đây là tình trạng phổ biến chung ở hầu hết các công ty chứng khoán hiện nay khi mà 12/22 Website của công ty chứng khoán hiện tồn tại lỗ hổng nghiêm trọng, có thể bị hacker lợi dụng tấn công. Đây là kết quả kiểm tra của Trung tâm an ninh mạng (Bkis) vào tháng 3/2007 đối với 22 website đang hoạt động của các công ty chứng khoán. “Với những lỗ hổng này, hacker có thể thay đổi thông tin kết quả các giao dịch, sửa chỉ số chứng khoán, đưa các thông tin thất thiệt về thị trường trên các Website đó”. Nếu không được phát hiện và nâng cấp kịp thời hệ thống mạng cung cấp và công bố thông tin của các công ty chứng khoán hiên nay thì kẻ xấu có thể lợi dụng gây ra sự biến động trên thị trường chứng khoán vốn đang rất “nóng” đẻ trục lợi và như vậy nhà đầu tư sẽ phải chịu thiệt.

Sự kiện náo loạn ở sàn chứng khoán của Công ty Chứng khoán Ngân hàng công thương (IBS – Hà Nội) sáng 30/3 cũng có thể coi là một lời cảnh báo tới tất cả các CTCK về việc nâng cấp và đầu tư cho hệ thống giao dịch chứng khoán nói chung và hệ thổng thông tin nói riêng khi mà việc giao dịch chứng khoán đang ngày càng quá tải và an ninh mạng của các công ty chứng khoán

ngày càng trở nên yếu kém trước sự phát triển và lây lan mạnh mẽ của các loại virút khác nhau.Cụ thể của việc náo loạn trên là do hệ thống máy tính của công ty bị trục trặc khiến nhà đầu tư không được nhập lệnh giao dịch và cũng không xem được diễn biến thị trường. Trong tình trạng thị trường đang diễn biến phức tạp và khó lường thì các số liệu trên bảng điện tử của công ty liên tục nhảy sai hoặc treo cứng khiến các nhà đầu tư rất bức xúc và bất bình.

Trường hợp cố tình công bố thông tin không rõ ràng, cố tình gây hiểu lầm cho các nhà đầu tư như trường hợp của Công ty chứng khoán Thiên Việt. Khi Công ty này tuyên bố họ là “đối tác chiến lược” của tập đoàn tài chính Goldman Sachs nhưng thực tế tin đồn đã bị bóp méo khiến nhà đầu tư mua cổ phiếu Thiên Việt với giá trên trời. Đây cũng là một bài học cho các nhà đầu tư khi lựa chọn danh mục đầu tư. Phải dựa trên sự đánh giá phân tích thực tế chứ không phải dựa trên một vài thông tin tốt nào đó mà sẵn sàng mua chúng với bất kỳ giá nào.

Một phần của tài liệu hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w