Cơ cấu tổ chức và quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu hoàn thiện phương pháp chấm điểm tín dụng dnvvn tại ngân hàng tmcp nhà hà nội (Trang 35 - 96)

Habubank hiện có mô hình cơ cấu tổ chức ít tầng báo cáo nhằm giảm thiểu tính quan liêu trong hệ thống cũng như để nâng cao tính năng động của tổ chức. Ðặc tính nổi bật của mô hình Habubank là các đơn vị kinh doanh được cơ cấu tập trung vào lợi nhuận, kiểm soát rủi ro và phân định trách nhiệm rõ ràng. Hiện tại Habubank có Hội sở và 12 chi nhánh & Phòng giao dịch, kinh doanh nhiều loại hình ngân hàng như dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp (kể cả tài trợ thương mại quốc tế, ngoại hối, quản lý tiền khách hàng), dịch vụ ngân hàng cá nhân (kể cả huy động, cho vay tiêu dùng, mua nhà) và các hoạt động đầu tư.

Rủi ro là một phần gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh ngân hàng. Kiểm tra và quản lý rủi ro sao cho cân bằng được mối quan hệ rủi ro - lợi nhuận đòi hỏi tiên quyết phải có một cơ cấu tổ chức phù hợp và phải có chính sách nhất quán trong toàn hệ thống. Nhận thức được vấn đề này, nên cơ cấu của Habubank được tổ chức theo định hướng “phù hợp với chiến lược phát triển do HĐQT đề ra và liên quan chặt chẽ đến quản lý rủi ro”. Đồng thời tính linh hoạt và giảm thiểu quan liêu cũng luôn được đề cao nhằm dễ thích ứng và dễ thay đổi khi môi trường kinh doanh biến chuyển.

Công tác quản lý rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản của Habubank đều nhất quán nguyên tắc: tránh rủi ro tập trung. Thể hiện trong quản trị rủi ro thanh khoản và thị trường, Ngân hàng mong muốn tăng trưởng huy động nhưng cũng khá chú ý để tránh tập trung huy động từ một nhóm khách hàng thuần nhất, tiềm tàng rủi ro về thanh khoản cho ngân hàng. Việc phát triển sản phẩm dịch vụ mới, mở rộng mạng lưới hoạt động không chỉ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng mà còn nhằm đa dạng hoá huy động từ nguồn khách hàng đa dạng về độ trưởng thành, địa lý và lối sống.

Thể hiện trong quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động, mục tiêu chính của mảng quản lý rủi ro hoạt động mà Habubank hướng tới trong năm 2004 là củng cố bộ máy Kiểm toán nội bộ. Bộ phận này đã được tái cơ cấu và đầu tư chiều sâu về nhân lực để tương xứng với vai trò mới phức tạp hơn. Trước năm 2004, Kiểm toán nội bộ có trách nhiệm đảm bảo việc tuân thủ mọi quy định, quy tắc, quy trình liên quan đến quản lý rủi ro tín dụng. Từ năm 2004, bộ phận này thực hiện thêm việc hỗ trợ các Uỷ ban Chính sách tín dụng, quản lý tài sản nợ có và Ban điều hành để có thể sâu sát hơn mức độ rủi ro Ngân hàng có thể gặp theo từng thời kỳ, để cập nhật và ban hành kịp thời các chính sách thay đổi, bổ sung

quản lý các mảng còn bỏ sót. Bộ phận Kiểm toán nội bộ tiến hành kiểm tra chi tiết các hoạt động nghiệp vụ, kiểm tra quy trình nghiệp vụ, chiến lược của ngân hàng gắn với hoạt động nghiệp vụ đó, luồng công việc thực tế của cán bộ nghiệp vụ, đối chiếu quy trình, phát hiện thiếu sót và bất tuân thủ, tìm hiều nguyên nhân và đưa ra khuyến nghị hợp lý, cần hay không bổ sung hoặc thay đổi chính sách, quy định. Đây là một thay đổi mang tính cơ bản từ cách hiểu thông thường, biểu hiện việc chấp thuận một vai trò quan trọng và rộng hơn nhiều của bộ máy kiểm toán của Ngân hàng để có thể quản lý rủi ro hiệu quả hơn.

Sơ đồ cơ cấu quản lý rủi ro của Habubank

HĐQT BAN KIỂM SOÁT

BAN ĐIỀU HÀNH

ỦY BAN QUẢN LÝ TÀI SẢN (ALCO) ỦY BAN CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG (CPC) TỔNG GIÁM ĐỐC điều hành rủi ro thị trường & thanh

toán rủi ro tín dụng rủi ro hoạt động Phó tổng giám đốc giám đốcPhó tổng Phó tổng giám đốc Nguồn vốn Chiến lược Hợp tác- marketing Dịch vụ NH doanh nghiệp và cá nhân (phát triển kinh doanh) kiểm tra và xét duyệt tín dụng Cung ứng dịch vụ (giao dịch)

2.1.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội giai đoạn 2001 – 2005

Về huy động vốn

Bảng 3. Tình hình huy động vốn của Habubank giai đoạn 2002 - 2005

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005

Tổng nguồn huy động 1.589.875 2.486.564 3.397.386 5.686.097 Tiền gửi thanh toán 155.493 249.811 360.527 560.840 Tiền gửi tiết kiệm 855.213 1.119.056 1.809.004 2.804.200 Liên ngân hàng 579.169 1.037.697 1.227.855 2.355.527

(Nguồn: báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội năm 2002, 2004) Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2004 đạt 3.397.386 triệu đồng, tăng 36,6% so với năm 2003, đạt 108,6% chỉ tiêu kế hoạch được giao. Trong năm 2005, nguồn vốn huy động tiền gửi thanh toán đạt 560.840 triệu đồng (chiếm 9% so với tổng nguồn vốn), tăng 200.313 triệu đồng (tăng 55,56% so với năm 2004); nguồn vốn huy động tiết kiệm đạt 2.804.200 triệu đồng (chiếm 45% so với tổng nguồn vốn) tăng 995.196 triệu đồng (tăng 55% so với năm 2004). Nhìn chung nguồn vốn huy động tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội đã tăng cường huy động nguồn vốn trung hạn ngoại tệ từ 24 tháng đến 60 tháng để đầu tư cho vay các dự án. Đến 31/12/2005, đã huy động được 12 triệu USD kỳ hạn từ 24 tháng trở lên và huy động tiết kiệm được 1,5 triệu EUR.

Để đạt được kết quả trên, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội đã áp dụng nhiều biện pháp để tăng nguồn huy động như: triển khai tốt các đợt huy động kỳ phiếu ngoại tệ trung và dài hạn với nhiều hình thức thích hợp; trong năm kỳ phiếu ngoại tệ trung và dài hạn với nhiều hình thức thích hợp; trong năm 2005 đã 5 lần điều chỉnh lãi suất huy động phù hợp với diễn biến thị trường; tăng cường công tác quảng cáo, khuyếch trương về sản các sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng; tổ chức kéo dài thời gian giao dịch hàng ngày đến 18h và làm việc ngày thứ 7 để huy động tiền gửi tiết kiệm; triển khai thực hiện đề án nối mạng thanh toán điện tử với quỹ hỗ trợ phát triển, nâng cấp các chương trình nối mạng thanh toán; mở rộng thêm mạng lưới giao dịch tại những nơi có môi trường kinh doanh thuận lợi, như mở mới chi nhánh Vạn Phúc và phòng giao dịch Thể Giao.

Về hoạt động cho vay

Bảng 4. Tình hình cho vay của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội giai đoạn 2001 – 2005 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 1. Doanh số phát vay 615.330 809.316 1.660.260 2.027.566 3.256.016 2. Doanh số thu nợ 387.245 441.964 1.225.434 1.420.614 1.667.359 3. Dư nợ tín dụng 368.540 708.230 1.075.582 1.510.408 2.156.863 4. Nợ quá hạn 5.020 9.065 14.197 21.145 28.913

(Nguồn: báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội năm 2002, 2004) Nhìn vào bảng tình hình cho vay và thu nợ của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội ta thấy, nhìn chung hoạt động cho vay và thu nợ của ngân hàng tiến triển tốt; doanh số cho vay, doanh số thu hồi nợ và dư nợ tín dụng tăng trưởng liên tục và khá đều đặn, cụ thể:

Về doanh số cho vay: năm 2004 đạt 2.027.566 triệu đồng, tăng 376.306 triệu đồng (tăng 22,12% so với năm 2003); sang đến năm 2005 doanh số cho vay đạt 3.256.016 triệu đồng tăng 1.228.450 triệu đồng (tăng 60.4% so với năm 2004). Về doanh số thu nợ, năm 2004 đạt 1.420.614 triệu đồng, tăng 195.180 triệu đồng (tăng 15.93% so với năm 2003); đến năm 2005 doanh số thu nợ đạt 1.667.359 triệu đồng, tăng 246.745 triệu đồng (tăng 17,37% so với năm 2004).

Dư nợ tín dụng đến 31/12/2004 đạt 1.510.408 triệu đồng, tăng 434.826 triệu đồng (tăng 40,43% so với 31/12/2003); đến 31/12/2005 dư nợ đạt 2.156.863 triệu đồng, tăng 646.455 triệu đồng tương ứng với mức tăng tương đối là 42,8% so với 31/12/2004.

Kết quả của việc tăng doanh số cho vay và dư nợ như trên có được là nhờ Ngân hàng có những sự đầu tư và phát triển về quy mô, cụ thể là trong ba năm từ 2002 đến 2005, Ngân hàng đã xin cấp phép mở thêm một số chi nhánh và phòng giao dịch tại các tỉnh như: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, nhờ đó mở rộng được mạng lưới kinh doanh, đa dạng hoá đối tượng khách hàng.

Tuy nhiên, số liệu cũng cho thấy một thực tế đáng phải lưu tâm là tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội có chiều hướng gia tăng qua các năm (tuy mức tăng không lớn). Nếu như trong năm 2001, tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng dưới 1% thì ở năm 2002 tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên 1,27% và trong ba năm sau đó tỷ lệ này đã là trên 1,3%. Điều này chứng tỏ rằng tốc độ tăng của dư nợ quá hạn nhanh hơn so với tốc độ tăng của tổng dư nợ. Nguyên nhân chính

dẫn đến thực trạng trên là do giai đoạn này mạng lưới chi nhánh (quy mô) của Ngân hàng phát triển nhanh kéo theo sự tăng trưởng dư nợ, trong khi đó Ngân hàng chưa có sự cải tiến kịp thời trong khâu quản lý, quy trình và quy chế tín dụng chưa có sự thay đổi tương ứng.

Trong năm 2005, toàn bộ hệ thống Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội đã thực hiện trích lập dự phòng và xử lý rủi ro đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước: đã trích dự phòng và xử lý rủi ro 12.215 triệu đồng, đã xử lý rủi ro 8.108 triệu đồng và 23.000 USD. Đồng thời Ngân hàng cũng nỗ lực triển khai chỉ đạo thu hồi nợ, kết quả là năm 2005 đã thu hồi được 2.189 triệu đồng nợ đã xử lý rủi ro.

Hoạt động mua bán ngoại tệ

Được giao nhiệm vụ là đầu mối duy nhất trong thanh toán và kinh doanh ngoại tệ, Phòng nguồn vốn và Kinh doanh ngoại tệ đã thực hiện tốt vai trò của mình, vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của Ngân hàng vừa kinh doanh ngoại tệ có hiệu quả.

Doanh số mua bán ngoại tệ (quy đổi về USD) năm 2005 đạt 1.302 triệu USD. Trong đó doanh số mua là 651 triệu đô, tăng 163,8 triệu đô (33%) so với năm 2004. Doanh số bán là 651 triệu đô, tăng 161 triệu đô (32,8%) so với năm 2003.

Trong điều kiện ngoại tệ khan hiếm, nguồn ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu và tỷ giá USD tăng mạnh liên tục từ đầu quý II/2004, NHNN chủ yếu đáp ứng ngoại tệ cho xăng dầu, hạn chế bán hỗ trợ các mặt hàng khác, Ngân hàng đã chủ động khai thác nguồn ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng dưới hình thức mua các loại ngoại tệ khác bằng đồng Việt Nam (chủ yếu là EUR) và bán lại để lấy USD bán đồng thời đáp ứng nhu cầu của chính Ngân hàng. Kết quả mua bán ngoại tệ về cơ bản đã phục vụ được nhu cầu thanh toán của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mạnh (bước đầu mới tập trung chủ yếu mua bán ba loại ngoại tệ mạnh là EUR, GBP, JPY) thực hiện thường xuyên hơn, đã thu được một số kết quả nhất định như khai thác được ngoại tệ phục vụ nhu cầu khách hàng và chi nhánh. Doanh số mua bán bình quân tháng khoảng 200 triệu EUR, 150 triệu GBP, 10 tỷ JPY. Tuy nhiên, từ tháng 6/2004 do diến biến thị trường ngoại tệ liên ngân hàng phức tạp, kinh nghiệm xử lý nghiệp vụ còn ít nên đã hạn chế kết quả kinh doanh của Ngân hàng.

Hoạt động thanh toán quốc tế

Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội đã chấp hành tốt các quy trình nghiệp vụ trong thanh toán quốc tế, không dễ xảy ra các sai sót, rủi ro trong thanh toán.

Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu năm 2004 đạt 105 triệu USD, tăng 1,8% so với năm 2002. Doanh số năm 2005 đạt 99 triệu USD so với năm 2003, thanh toán nhờ thu 35 món, trị giá 1,6 triệu USD giảm 0,4 triệu so với năm 2003.

Năm 2005 thực hiện mở thư tín dụng 394 món, trị giá 52,3 triệu USD, giảm 6,7 triệu so với năm 2004; chuyển tiền thanh toán đạt 872 món, trị giá 45 triệu USD, tăng về số lượng giao dịch 202 món, tăng 0,8 triệu USD so với cùng kỳ năm 2004.

Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu năm 2004 đạt giá trị 946 ngàn USD tăng 46 ngàn USD (5,1%) so với năm 2003. Đến năm 2005 doanh số thanh toán hàng xuất khẩu đạt 2,8 triệu USD, tăng 1,854 triệu USD, tốc độ tăng trưởng đạt 70% so với năm 2004.

Nhìn chung hoạt động thanh toán quốc tế năm 2004 có sự tăng trưởng so với năm 2003, nhưng tốc độ tăng trưởng còn chậm. Sang đến năm 2005 hoạt động này đã có sự tăng trưởng tương đối tốt về số lượng khách hàng giao dịch (tăng thêm 13 khách), tuy vậy về giá trị thanh toán nhập khẩu lại giảm so với năm 2004 là do một số khách hàng có doanh số hoạt động lớn giảm như công ty Hoà Bình, Công ty Xuất nhập khẩu TNT,…

Công tác kế toán ngân quỹ

Từ năm 2003 Ngân hàng đã tham gia chương trình thanh toán điện tử, thanh toán điện tử liên ngân hàng nhằm đẩy nhanh tốc độ thanh toán và xử lý khối lượng giao dịch lớn.

Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội đã ứng dụng tốt công nghệ tin học vào công tác kế toán góp phần đảm bảo thanh toán nhanh chóng, chính xác. Phối hợp tốt với trung tâm thanh toán, trung tâm công nghệ thông tin để thực hiện chưong trình nối mạng thanh toán điện tử trực tiếp với các ngân hàng bạn.

Kết quả công tác ngân quỹ năm 2005:

- Tổng thu tiền mặt: 1417 tỷ đồng và 522 triệu USD - Tổng chi tiền mặt: 1411 tỷ đồng và 522 triệu USD

- Trong năm đã trả tiền thừa cho khách hàng 28 món trị giá 19 triệu đồng, tiền thừa ngoại tệ được trả lại là 6,3 ngàn USD và 50 EUR

Năm 2005 ngân hàng đã bổ sung lao động kế toán và nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên, nhờ đó nghiệp vụ kho quỹ thực hiện đảm bảo đúng quy trình nghiệp vụ, đảm bảo an toàn kho quỹ và giảm bớt thời gian giao dịch cho khách hàng.

Kết quả kinh doanh, tài chính

- Lợi nhuận trước thuế đạt 87.903 triệu đồng - Tổng tài sản đạt 6.231.554 triệu đồng - ROA đạt 21,85%, ROE đạt 1,02%

- Tỷ lệ chi phí trên thu nhập là 78,81% thấp hơn mức 80,59% của năm 2004.

- Kết quả tài chính được tính toán trên cơ sở đảm bảo thu đủ, chi đủ có trích lập dự quỹ xử lý rủi ro, đảm bảo quỹ tiền lương theo quy định.

Một số hoạt động khác

Công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ: Được thực hiện tốt. Trong năm 2005,

Ngân hàng đã tiến hành kiểm tra phúc tra 50 cuộc, qua kiểm tra phát hiện và kiến nghị các biên pháp khắc phục, chấn chỉnh kịp thời những sai sót phát sinh; công tác kho quỹ đảm bảo chính xác, an toàn. Trong năm 2005 Ngân hàng đã phục vụ 03 đoàn thanh tra của công ty kiểm toán quốc tế, kiểm toán nhà nước, và kiểm tra thực hiện chế độ thuế năm 2003 – 2004, đã tiếp thu và thực hiện nghiêm túc kế hoạch chấn chỉnh, sửa sai theo kiến nghị của đoàn thanh tra NHNN và các đoàn kiểm tra.

Công tác tin học: Ngân hàng đã thực hiện tốt công tác quản trị hệ thống

mạng tại Ngân hàng, đảm bảo các máy trạm hoạt động tốt, xử lý kịp thời các sự cố về đường mạng, đường truyền. Tự xây dựng một số chương trình kết nối dữ liệu từ hệ thống mạng SWIFT sang chương trình giao dịch trực tiếp để hạch toán nợ, có tự động; chương trình tự động tính phí các điện từ hệ thống SWIFT; chương trình thông tin các ngân hàng đại lý… Triển khai thực hiện tốt chương trình ứng dụng của NHNN Việt Nam như chương trình thanh toán điện tử, chương trình nối mạng thanh toán với kho bạc… Bước sang năm 2006, Ngân hàng đang tổ chức mời thầu cung cấp hệ thống phần mềm Banking mới hiện đại hơn phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng.

2.1.2. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn hoạt động

mạnh của Habubank. Bắt cùng nhịp với sự phát triển của nền kinh tế và thị

Một phần của tài liệu hoàn thiện phương pháp chấm điểm tín dụng dnvvn tại ngân hàng tmcp nhà hà nội (Trang 35 - 96)