0
Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Kết quả kinh doanh qua một số năm

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 3 THĂNG LONG (Trang 50 -105 )

34- Các giao dịch không bằng tiền ảnh hưởng đến báo cáo lưu chuyển

I.1.1.4. Kết quả kinh doanh qua một số năm

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Tổng tài sản 190.460 202.315 223.081

TSCĐ + ĐTDH 60.074 51.986 84.833

TSLĐ+ ĐTNH 130.385 150.328 138.248

Doanh thu 104.757 134.202 138.380

Lợi nhuận sau thuế 2.485 3.917 5.799

Tổng số lao động 779 851 886

Thu nhập bình quân lao động 1,15 1,62 1,7

Bảng 1: Báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm

Ta thấy tổng tài sản của Công ty tăng cụ thể năm 2005 tăng so với năm 2004 là 6,2% và năm 2006 tăng so với năm 2005 là 10,3%. Trong đó là do TSCĐ và ĐTDH tăng điều này chứng tỏ Công ty đã đầu tư tăng năng lực sản xuất kinh doanh, khấu hao TSCĐ đúng theo qui định của Bộ Tài Chính và Nhà Nước. Đồng thời do TSLĐ và ĐTNH tăng nguyên nhân chủ yếu ở đây là sau khi cổ phần hóa Công ty thiếu vốn cho hoạt động do đó nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh mà Công ty phải vay vốn nên TSLĐ tăng.

Doanh thu đã tăng đáng kể từ năm 2005 – 2006, như vậy công tác nghiệm thu thanh toán thu hồi vốn đã dược thúc đẩy và cải thiện đáng kể cụ thể năm 2005 tăng so với năm 2004 là 28% và năm 2006 tăng so với năm 2005 là 3%. Làm cho lợi nhuận tăng phần nộp cho ngân sách nhà nước cũng tăng.

Thu nhập bình quân lao động: Trong sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, lợi nhuận còn thấp nhưng thu nhập bình quân lao động vài năm qua có xu hướng tăng dần xong cũng chưa đáp ứng được với thực tế đối với CBCNV. Đồng thời số lượng lao động cũng tăng góp phần giải quyết việc làm cho người lao động đi kèm với nó là chất lượng lao động cũng tăng. Cụ thể lao động trình độ đại học năm 2004 chiếm 9,4%, năm 2005 chiếm 11,6% và năm 2006 chiếm 12,6%.

II.1.2. Tổ chức quản lý tại Công ty cổ phần Cầu 3 Thăng Long.

II.1.2.1. Bộ máy quản lý

•Đại hội đồng cổ đông •Hội đồng quản trị •Ban kiểm soát •Giám đốc công ty

Từ sau khi cổ phần hóa, phương thức quản lý của Công ty đã chuyển từ tính tập trung vào một vài cá nhân lãnh đạo và chịu sự chi phối của cấp trên sang tính tự quyết, tự lãnh đạo và kiểm soát của một tập thể cổ đông.

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của Công ty, Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty.

Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, hoạt động quản trị, điều hành Công ty theo quy định của pháp luật và điều lệ Công ty.

Giám đốc công ty là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty. Giám đốc do Hội đồng quản trị bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty.

Giúp việc cho Giám đốc là các Phó giám đốc

Cơ cấu tổ chức, quản lý của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: GIÁM ĐỐC CÔNG TY P. GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT P. GIÁM ĐỐC THI CÔNG P. GIÁM ĐỐC KINH TẾ P. GIÁM ĐỐC VẬT TƯ THIẾT BỊ P. Kỹ thuật P. Kế hoạch tiền lương P. Kinh tế thị trường PGĐ KIÊM GĐ CHI NHÁNH PGĐ KIÊM GĐ XÍ NGHIỆP P. Kế toán tài vụ Phòng

vật tư Phòng thiết bị Phòng nhân Trạm Y tế chính Công trường chi nhánh MN Công trường cầu Mường La Công trường cầu Yên Bái Đội máy đặc chủng Đội xe máy thi công Xưởng cơ khí Công trường dự án QL5 Công trường đường HCM ĐẢNG ỦY TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

II.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của cấp lãnh đạo.

Trách nhiệm của lãnh đạo Công ty cũng như chức năng, nhiệm vụ của các viên chức trong bộ máy quản lý của Công ty được quy định rất cụ thể trong Điều lệ của Công ty

Giám đốc chịu trách nhiệm xây dựng và trình Hội đồng quản trị phê chuẩn cơ cấu tổ chức, bộ máy giúp việc và qui chế quản trị nội bộ Công ty, xây dựng và trình Hội đồng quản trị kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm. Giám đốc là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty.

Các Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc về quyền hạn, nhiệm vụ được giao, trực tiếp quản lý các phòng ban chức năng, các công trường tổ sản xuất

Các trưởng phòng có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực phòng mình được giao, bên cạnh đó trưởng phòng còn có nhiệm vụ quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về các công việc của phòng.

Giám đốc xí nghiệp và chi nhánh có nhiệm vụ tổ chức điều hành và thực hiện nhiệm vu sản xuất của đơn vị mình. Quản lý và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về công việc tổ chức và điều hành kế hoạch sản xuất về các hoạt động sản xuất và các nhiệm vụ khác của đơn vị mình.

II.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Cầu 3 Thăng

Long.


II.1.3.1. Đặc điểm tổ chức và quản lý bộ máy kế toán

Hạch toán kế toán là công cụ quan trọng phục vụ điều hành quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty rất chú trọng tới việc tổ chức kế toán, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung của giám đốc, kế toán trưởng tới nhân viên kế toán. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung.

Đội ngũ kế toán của công ty gồm 7 người được phân công cụ thể nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác hạch toán kế toán tại Công ty

Ngoài ra công ty còn bố trí kế toán viên tại các công trình cũng như tổ sản xuất để tập hợp chứng từ và hạch toán độc lập và nộp định kỳ lên phòng tài chính kế toán của công ty để đối chiếu.

SƠ ĐỔ 3: MÔ HÌNH PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG KẾ TOÁN

Kế toán trưởng:

Có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ chuyên môn do Giám đốc giao, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc thực hiện các chế độ chính sách nghiệp vụ tài chính kế toán tại Công ty. Kế toán trưởng được ký các văn bản thuộc lĩnh vực quản lý tài chính kế toán tại công ty và được Giám đốc ủy quyền ký các văn bản trong nội bộ lien quan đến công tác lãnh đạo phòng kế toán.

Kế toán tổng hợp:

Có nhiệm vụ tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, xác định doanh thu, thuế phải nộp lỗ lãi, kiểm tra sổ sách, xử lý các bút toán chưa đúng, định kỳ lập báo cáo tài chính.

Kế toán vốn bằng tiền:

Liên quan đến tiền mặt có nhiệm vụ kiểm tra và làm các thủ tục thanh toán

Kế

toán

vốn

bằng

tiền

Kế

toán

TSCĐ

Kế

toán

vật

Kế

toán

tiền

lương

Kế

toán

thanh

toán

Thủ

quỹ

Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Kế toán công trình

Kế toán tổ sản xuất

đúng chế độ tài chính, kiểm kê quỹ theo định kỳ. Liên quan đến tiền gửi ngân hàng: có nhiệm vụ theo dõi tiền gửi tại ngân hàng, kiểm tra và làm thủ tục theo chế độ tài chính và qui định ngân hàng, giao dịch với ngân hàng, theo dõi kế ước vay và thời gian trả nợ.

Kế toán TSCĐ:

Mở sổ sách và theo dõi theo từng nhóm danh mục TSCĐ, trích lập khấu hao TSCĐ theo qui định của Bộ tài chính cho từng nhóm danh mục TSCĐ, đánh giá lại tài sản theo định kỳ và yêu cầu đột xuất của cấp trên. Tổ chức thanh lý tài sản hư hỏng.

Kế toán vật tư:

Có nhiệm vụ về thông tin nhập xuất của từng vật tư, nguyên vật liệu vào phần mềm kế toán.

Kế toán tiền lương:

Có nhiệm vụ kiểm tra chứng từ, xác nhận về thanh toán tiền lương cho các phòng, ban. Tổng hợp và phân bổ thanh toán lương theo thời gian, sản phẩm và các khoản phụ cấp, quản lý theo dõi các khoản trích theo lương.

Kế toán thanh toán:

Có nhiệm vụ mở sổ theo dõi công nợ của từng khách hàng và nhà cung cấp, quản lý chứng từ hồ sơ liên quan đến công nợ, kiểm tra và xác nhận tiền thanh toán cho khách hàng khi có yêu cầu, đình kỳ lập bảng đối chiếu công nợ với khách hàng và nhà cung cấp. Nhiệm vụ theo dõi và phản ánh tình hình thanh toán với người bán và đơn vị chủ đầu tư, tình hình trả vốn vay, vào sổ sách.

Kế toán tổ sản xuất:

Có nhiệm vụ ghi sổ chi tiết cho các chi phí sản xuất phát sinh và ghi sổ ban đầu tại tổ sản xuất và có nhiệm vụ thu thập các chứng từ gốc phát sinh và định kỳ chuyển về phòng kế toán của Công ty.

Ngoài ra công ty còn có một thủ quỹ có nhiệm vụ kiểm tra chứng từ thu chi tiền mặt theo qui định: thu, chi tiền mặt theo đúng phiếu thu, phiếu chi đúng người nộp tiền và người nhận tiền, cập nhật sổ quỹ lập báo cáo quỹ hàng ngày, lập biên bản kiểm kê quỹ có sự chứng kiến của thành phần theo quy định.

Công ty đã sử dụng kế toán máy với 5 máy vi tính được kết nối với nhau. Phần mềm kế toán công ty sử dụng là FAST ACCOUNTING 2004 với phần mềm này đã giúp công ty hiện đại hóa công tác kế toán, giảm nhẹ khối lượng công việc của các kế toán viên mà vẫn đảm bảo thực hiện đúng quy định của Bộ tài chính về chế độ kế toán doanh nghiệp.

II.1.3.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán hiện hành tại Công ty

a -Chính sách và chế độ kế toán chung áp dụng tại Công ty cổ phần Cầu 3 Thăng Long.

Công ty cổ phần Cầu 3 Thăng Long tuân thủ qui định chung sau trong việc tổ chức công tác kế toán.

+ Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01 dương lịch và kết thúc ngày 31/12 hàng năm

+ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi đồng tiền khác như sau:

Công ty sử dụng đồng Việt Nam trong hạch toán và ghi chép.

Khi quy đổi đồng tiền khác: Căn cứ vào tỷ giá ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước Việt nam công bố tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

+ Phuơng pháp khấu hao TSCĐ áp dụng và các trường hợp đặc biệt: Mỗi loại tài sản khác nhau được xác định tỷ lệ khấu hao khác nhau tùy thuộc vào giá trị của tài sản. Nhưng tất cả áp dụng chung một phương pháp khấu hao duy nhất là khấu hao theo đường thẳng.

+ Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

Nguyên tắc đánh gía hàng tồn kho: theo giá thực tế đích danh

Phương pháp xác định hàng tồn kho cuối kỳ: theo bình quân gia quyền :Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên

+ Phương pháp tình thuế giá trị gia tăng: Phương pháp khấu trừ

+ Tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng căn cứ vào giá trị hàng tồn kho và mức độ tăng, giảm giá trên thị trường.

b-Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán

BTC ngày 20/03/2006 gồm các chứng từ bắt buộc và chứng từ huớng dẫn. Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh công ty có thêm một số chứng từ như: phiếu kiểm nghiệm, quyết định nhập vật tư…

c-Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.

Công ty cũng sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 gồm tài khoản ngoài bảng và tài khoản thuộc bảng cân đối kế toán. Bên cạnh hệ thống tài khoản chuẩn để phù hợp với loại hình doanh nghiệp và đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty dễ dàng cho quản lý, một só tài khoản được mở chi tiết đến cấp 2,3.

d –Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán

Hình thức sổ mà Công ty sử dụng là Nhật ký chung do đó Công ty có các loại sổ sau:

- Sổ Nhật ký chung: Phản ánh tất cả nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ. - Sổ Nhật ký đặc biệt: Tại Công ty nghiệp vụ mua bán nguyên vật liệu, thanh toán nhiều nên Công ty mở sổ nhật ký đặc biệt: Nhật ký chi tiền, nhật ký mua hàng.

- Sổ Cái: Mỗi một tài khoản tổng hợp sẽ mở sổ cái tương ứng.

- Sổ chi tiết: Phản ánh chi tiết từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các sổ chi tiết được công ty sử dụng trong tất cả phần hành kế toán:

+ Sổ theo dõi sản xuất được mở cho từng tổ, đội

+ Sổ chi tiết vật tư được mở chi tiết cho từng loại vật tư + Sổ chi tiết tài sản cố định được mở chi tiết cho nơi sử dụng. + Sổ chi tiết công nợ được mở cho từng khách hàng và chủ đầu tư.

e – Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán tại công ty.

Hệ thống báo cáo kế toán của Công ty bao gồm báo cáo quản trị và bào cáo tài chính.

+ Báo cáo quản trị: Báo cáo quản trị tại Công ty được lập theo từng bộ phận, từng công trình để phục vụ cho kế toán trưởng trong việc xác định kết quả kinh doanh và hỗ trợ cho Ban Giám đốc Công ty trong việc ra các quyết định quản trị các báo cáo quản trị Công ty sử dụng là:

ánh tăng giảm của các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh báo cáo này do kế toán viên tổng hợp lập vào cuối năm tài chính.

 Bảng tổng hợp số dư công nợ cuối kỳ: Phản ánh tình hình công nợ phải thu, công nợ phải trả và do kế toán thanh toán lập vào cuối mỗi quý .

 Báo cáo chi tiết về hàng tồn kho: Như báo cáo tổng hợp nhập, xuất tồn, biên bản kiểm kê phản ánh số lượng vật tư có trong kho của công ty do kế toán vật tư lập vào cuối quý thừ 2 và cuối năm.

 Báo cáo chi tiết về thuế: Bảng kê chứng từ hóa đơn mua vào, bảng kê chứng từ hóa đơn bán ra. Kế toán tổng hợp lập mỗi tháng.

+ Báo cáo tài chính:

Báo cáo tài chính của công ty được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính theo đó công ty có các báo cáo tài chính:

 Bảng cân đối kế toán

 Báo cáo kết quả kinh doanh  Báo cáo lưu chuyển tiền tệ  Thuyết minh báo cáo tài chính

Trong đó Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quản kinh doanh được lập cuối mỗi quý và cuối năm tài chính. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính vào cuối năm tài chính.

II.2. Thực trạng lập và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần

Cầu 3 Thăng Long

II.2.1. Ý nghĩa lập và phân tích báo cáo tài chính .

Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế tài chính của công ty cổ phần như: Các cổ đông hiện tại và người đang muốn trở thành cổ đông của doanh nghiệp; Các nhà quản lý; người lao động trong công ty; Những người cho công ty vay tiền; Nhà nước … Nói chung, tất cả đối tượng có lợi ích trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến công ty đều quan tâm đến tài chính của công ty và vì vậy họ đều muốn đánh giá và dự đoán được tài chính của công ty để đưa ra quyết định với mục đích

khác nhau. Vì vậy, phân tích tài chính của công ty cổ phần đối với mỗi đối tượng khác nhau có mục tiêu khác nhau:

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 3 THĂNG LONG (Trang 50 -105 )

×