34- Các giao dịch không bằng tiền ảnh hưởng đến báo cáo lưu chuyển
I.4.2.2. Phương pháp sử dụng trong phân tích
Phương pháp phân tích: Là so sánh các chỉ tiêu của kỳ này với kỳ kế hoạch để đưa ra nhận xét, đánh giá
Phương pháp so sánh:
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích để đánh giá kết quả, xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để so sánh được các chỉ tiêu kinh tế phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Điều kiện so sánh được của chỉ tiêu: Các chỉ tiêu phải thống nhất về nội dung phản ánh, về phương pháp tính toán, về độ dài thời gian và đơn vị đo lường. Nếu không thống nhất các điều kiện so sánh, việc so sánh sẽ không có ý nghĩa và có khi còn phản ánh sai lệch thông tin
- Gốc so sánh: Đây là cơ sở để tiến hành so sánh. Tùy thuộc vào mục đích phân tích mà gốc so sánh thường được xác định theo thời gian hoặc không gian.
Về thời gian: có thể lựa chọn kỳ kế hoạch, kỳ trước cùng kỳ này năm trước hay một điểm thời gian cụ thể (năm, tháng…) để làm gốc so sánh.
Về mặt không gian: có thể lựa chọn tổng thể hay lựa chọn bộ phận của cùng tổng thể, lựa chọn đơn vị khác có cùng điều kiện tương đương… để làm gốc so sánh.
Kỳ hoặc thời điểm chọn làm gốc so sánh được gọi là kỳ gốc, còn kỳ hoặc thời điểm chọn để phân tích gọi là kỳ phân tích.
Phương pháp so sánh thường được sử dụng trong các dạng sau:
- So sánh bằng số tuyệt đối: Số tuyệt đối được sử dụng để phản ánh quy mô của các hiện tượng, sự vật hoạt động …Bởi vậy khi so sánh bằng số tuyệt đối, ta sẽ biết được quy mô, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích giữa các kỳ với nhau.
- So sánh bằng số tương đối: Số tương đối phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của chỉ tiêu nghiên cứu. So sánh bằng số tương đối sẽ nắm được xu hướng biến động của các chỉ tiêu.
Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích:
Mọi quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh đều có thể và cần thiết chi tiết theo nhiều hướng khác nhau(theo bộ phận cấu thành, theo thời gian, theo địa điểm…) nhằm đánh giá chính xác kết quả đạt được. Khi phân tích ta tiến hành xem xét so sánh:
- Mức độ đạt được của từng bộ phận giữa các kỳ với nhau - Mức độ ảnh hưởng của từng bộ phận đến tổng thể
- Tiến độ thực hiện và kết quả đạt được trong từng thời gian - Mức độ đóng góp của từng bộ phận vào kết quả chung
Bằng cách xem xét các chỉ tiêu phân tích theo hướng khác nhau, các nhà phân tích sẽ nắm được tác động của các giải pháp mà doanh nghiệp đã áp dụng trong từng bộ phận, thời gian, địa điểm … Trên cơ sở đó, tìm cách cải tiến các giải pháp cũng như điều kiện vận dụng từng giải pháp một cách phù hợp hiệu quả.
Phương pháp cân đối:
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hình thành rất nhiều mối quan hệ về cân đối về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và các quá trình: quan hệ cân đối giữa tổng Tài sản và tổng nguồn hình thành tài sản; giữa thu chi; giữa mua sắm và sử dụng vật tư; giữa số dư đầu kỳ và số phát sinh tăng trong kỳ với số dư cuối kỳ và số phát sinh giảm trong kỳ của các đối tượng…Điều đó dẫn đến sự cân bằng về mức biến động (chênh lệch) giữa các chỉ tiêu trong mối liên hệ cân đối giữa các kỳ một lượng thay đổi trong mỗi nhân tố sẽ làm thay đổi trong chỉ tiêu phân tích đúng một lượng tương ứng. Trong mối quan hệ cân đối này, các nhân tố đứng độc lập tách biệt với nhau và cùng tác động đồng thời đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Khi đó ta sẽ xác định được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của các chỉ tiêu.
Phương pháp đồ thị:
Là phương pháp dùng các đồ thị để minh họa các kết quả tính toán được trong quá trình phân tích bằng biểu đồ, sơ đồ… Phương pháp này cho ta một cái nhìn trực quan, thể hiện rõ ràng mạch lạc diễn biến của các đối tượng nghiên cứu thông qua từng thời kỳ và nhanh chóng phân tích định tính các chỉ tiêu tài chính để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi các chỉ tiêu đó.
Phương pháp kết hợp:
Trong quá trình nghiên cứu đối tượng phân tích, việc sử dụng kết hợp một số phương pháp phân tích với nhau là cần thiết do đối tượng phân tích rất đa dạng, phong phú có mối quan hệ nhiều chiều. Mối quan hệ giữa các nhân tố có ảnh hưởng
đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích không phải bao giờ cũng theo một hướng hay cùng một loại (tổng, tích). Hơn nữa nếu không sử dụng kết hợp nhiều phương pháp phân tích với nhau sẽ không làm nổi bật đặc trưng của đối tượng phân tích. Vì vậy phương pháp kết hợp là một trong phương pháp phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh nói chung và phân tích Báo cáo tài chính nói riêng. Khi sử dụng phương pháp kết hợp cần lưu ý đảm bảo các điều kiện mà bản thân từng phương pháp cụ thể yêu cầu.
I.4.3. Nội dung phân tích
I.4.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính :
Đây là nội dung hay được thực hiện trước tiên. Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc xem xét, nhận định một cách tổng quát nhất tình hình tài chính của doanh nghiệp. Công việc này nhằm cung cấp thông tin cho mọi đối tượng thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp đang ở trạng thái như thế nào. Từ đó phát huy những điểm mạnh và đưa ra các biện pháp khắc phục những tồn tại để góp phần nâng cao khả năng thanh toán tính tự chủ trong hoạt động tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh phảt triển.
Nguồn số liệu chủ yếu để đánh giá khái quát tình hình tài chính là Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Để đánh giá khái quát tình hình tài chính, ta tiến hành so sánh tổng tài sản của doanh nghiệp kỳ phân tích so với kỳ gốc (dựa vào số liệu bảng cân đối kế toán) thông qua số tuyệt đối và số tương đối để thấy được quy mô và tốc độ tăng, giảm của tài sản. Bằng cách này ta đánh giá được quy mô của doanh nghiệp kỳ phân tích so với kỳ gốc tăng hay giảm. Để biết được sự tăng giảm này là do nguyên nhân nào, được tài trợ từ đâu, ta so sánh tình hình tăng giảm của nguồn vốn chủ sở hữu kỳ phân tích với kỳ gốc, từ đó so sánh tốc độ tăng giảm của nguồn vốn chủ sở hữu với tốc độ tắng giảm của tài sản để rút ra nhận định tài sản của doanh nghiệp tăng, giảm là do sự thay đổi của nguồn vốn chủ sở hữu hay nợ phải trả. Tỷ suất tài trợ từ nguồn vốn chủ sỏ hữu được dùng để làm rõ hơn nhận định trên:
Tỷ suất này đánh giá khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Tỷ suất này càng cao, mức độ độc lập càng cao. Tuy nhiên chỉ tiêu này còn phụ thuộc vào đặc điểm của hoạt động kinh doanh, là hoạt động cần nhiều hay ít vốn chủ sỏ hữu. Không phải tỷ suất này càng cao sẽ là càng có lợi cho doanh nghiệp cần xem xét chi phí sử dụng vốn chủ sỏ hữu trong mối tương quan với chi phí sử dụng vốn vay để có một cơ cấu tài chính phù hợp, đạt hiệu qủa cao.
Bên cạnh đó ta xác định thêm các chỉ tiêu về khả năng thanh toán. Vì khả năng thanh toán của doanh nghiệp là cao thì chứng tỏ tình hình tài chính sẽ khả quan và ngược lại.
Trong nhiều trường hợp các chỉ tiêu trên phản ánh không đúng tình hình thực tế do các nhà quản lý muốn ngụy tạo tình hình, tạo ra một bức tranh tài chính khả quan cho doanh nghiệp tại ngày báo cáo, hoặc các nguyên nhân khách quan từ
Tỷ suất tài trợ từ nguồn vốn chủ sở hữu(%) = Tổng nguồn vốn chủ sở hữu Tổng tài sản x 100 Hệ số thanh toán nhanh = Vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
=
Tổng giá trị thuần của tài sản ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Tổng số nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán tổng quát = Tổng tài sản Nợ phải trả
chính thời vụ của hoạt động kinh doanh doanh nghiệp đang thực hiện. Vì vậy khi phân tích nên kết hợp với chỉ tiêu
Trong điều kiện cho phép, chỉ tiêu này có thể được xác định riêng cho từng hoạt động ( hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính)
Phương pháp phân tích đuợc sử dụng là phương pháp so sánh: so sánh kỳ phân tích với kỳ gốc (cả số tuyệt đối và tương đối) trên từng chỉ tiêu và dựa vào sự biến động cũng như ý nghĩa của từng chỉ tiêu để nêu lên nhận xét.
I.4.3.2.Phân tích cấu trúc tài chính
Cơ cấu tài sản phản ánh tình hình sử dụng vốn, cơ cấu nguồn vốn phản ánh tình hình huy động vốn, mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn phản ánh chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chính sách huy động sử dụng vốn, một mặt phản ánh nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh, mặt khác quan trọng hơn, chính sách này quan hệ trực tiếp đến an ninh tài chính, đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích cấu trúc tài chính là phân tích khái quát tình hình huy động vốn, sử dụng vốn và mối quan hệ giữa tình hình huy động vốn với tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Nguồn tài liệu cung cấp thông tin để phân tích cấu trúc tài chính chủ yếu có : Bảng cân đối kế toán
Việc phân tích cơ cấu tài sản cho ta thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ các loại tài sản, từ đó căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp, đặc điểm ngành nghề kinh doanh, chính sách đầu tư, chính sách kinh doanh mà doanh nghiệp vận dụng trong từng thời kỳ để đưa ra nhận xét. Khi xem xét cơ cấu tài sản, các nhà
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền
=
Số tiền thuần lưu chuyển trong kỳ
quản lý sẽ quyết định đầu tư vào loại tài sản nào là thích hợp nhất, đầu tư vào thời điểm nào và quyết định các chính sách quản lý liên quan đến từng hoạt động tài sản đó.
Phân tích cấu trúc tài chính giúp chúng ta thấy được mức hợp lý và an toàn trong việc huy động vốn và đánh giá được năng lực tài chính cũng như mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Để đánh giá chính xác tính hợp lý và mức độ an toàn tài chính của doanh nghiệp, khi phân tích cần dựa trên chính sách huy động vốn, chính sách đầu tư, trong từng thời kỳ gắn với điều kiện kinh doanh cụ thể.
Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn ta tiến hành:
- So sánh sự biến động trên tổng số tài sản (nguồn vốn), cũng như từng loại tài sản (nguồn vốn) kỳ phân tích so với kỳ gốc.
- Xem xét tỷ trọng từng loại tài sản (nguồn vốn) chiểm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng.
Khi đánh giá mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, những chỉ tiêu sau đây thường được tính và so sánh sự biến động của chúng ở kỳ phân tích so với kỳ gốc, dựa vào ý nghĩa của từng chỉ tiêu để đưa ra nhận xét phù hợp:
Hệ số nợ so với tài sản càng cao, chứng tỏ mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn, mức độ độc lập về tài chính càng thấp, như vậy là không tốt. Từ công thức trên ta thấy, để giảm hệ số nợ so với tài sản doanh nghiệp phải tìm cách tăng hệ số tài trợ.
Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu càng lớn hơn 1, mức độ độc lập tài chính càng thấp. Để giảm bớt giá trị của hệ số này, doanh nghiệp phải tìm biện pháp giảm
Hệ số nợ so với tài sản = Nợ phải trả Tài sản = 1 - Hệ số tài trợ Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu = Tài sản Vốn chủ sở hữu = 1 + Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu
tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu. Có như vậy mới tăng cường được tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp.
I.4.3.3.Phân tích tình hình và khả năng thanh toán
Phân tích tình hình thanh toán là xem xét tình hình thanh toán các khoản phải thu, phải trả. Qua đó, chúng ta thấy được chất lượng hoạt động tài chính cũng như việc chấp hành kỷ luật thanh toán của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, một doanh nghiệp có hoạt động tài chính tốt và lành mạnh sẽ không phát sinh tình trạng dây dưa nợ nần, chiếm dụng vốn lẫn nhau. Ngược lại sẽ chứng tỏ thực trạng tài chính không mấy sáng sủa, chất lượng hoạt động quản lý nợ không cao.
Khi phân tích chủ yếu tập trung đi sâu xem xét những khoản phải thu, phải trả với những đối tượng có tỷ trọng lớn trong tổng phải thu, phải trả thường là các khoản nợ phải thu người mua và khoản nợ phải trả người bán. Bên cạnh đó, có thể phân tích cho mỗi nội dung tương ứng thuộc nợ phải thu và nợ phải trả nhằm mục đích cụ thể nào đó.
Nguồn tài liệu chủ yếu cung cấp thông tin để phân tích tình hình thanh toán là: Bảng cân đối kế toán và thuyết minh báo cáo tài chính.
Để phân tích tình hình thanh toán, ta thường tính và so sánh các chỉ tiêu sau và dựa vào sự biến động của các chỉ tiêu để đưa ra nhận xét:
Tỷ lệ này lớn hơn 100% tức là số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn hơn số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng hay ngược lại, đều phản ánh một tình hình tài chính không lành mạnh.
Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với nợ phải trả (%) =
Nợ phải thu Nợ phải trả
*100
=
Tổng số tiền hàng bán chịu Số dư bình quân các khoản phải thu Số vòng quay các
Số dư bình quân các khoản phải thu được tình bằng trung bình cộng số nợ phải thu kỳ phân tích và kỳ gốc
Khi xem xét khả năng quay vòng các khoản phải thu cần liên hệ với phương thức tiêu thụ (bán buôn, bán lẻ) với chính sách thanh toán tiền hàng (chiết khấu thanh toán) với khả năng quản lý nợ cũng như năng lực tài chính của khách hàng để nhận xét.
Khi phân tích chỉ tiêu thời gian quay vòng của các khoản phải trả, cần tính và so sánh với thời gian mua chịu được người bán quy định cho doanh nghiệp.
Ngoài ra để nắm được tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu và khoản nợ phải trả trong kỳ của doanh nghiệp ta có thể so sánh các khoản nợ phải thu, nợ phải trả giữa kỳ phân tích và kỳ gốc trên tống số cũng như trên từng khoản nợ phải thu, nợ phải trả và số tiền nợ quá hạn cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu và dựa vào tình hình biến động cụ thể của từng chỉ tiêu để rút ra nhận xét.
Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp tức là tiến hành xem xét năng lực tài chính của doanh nghiệp có đảm báo thanh toán đủ các khoản nợ hay không.
Thời gian quay vòng
các khoản phải thu =
Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng quay các khoản phải thu
Thời gian vòng quay các khoản phải thu =
Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng quay các khoản phải trả Số vòng quay các
khoản phải trả
=
Tổng số tiền hàng mua chịu
Phân tích khả năng thanh toán cho phép nhà quản lý, nhà đầu tư, ngân hàng … đánh