Nhiệm vụ của từng tổ nghiệp vụ:

Một phần của tài liệu động lực làm việc của cán bộ công nhân viên ban quản lý trung ương – dự án y tế nông thôn – bộ y tế (Trang 30 - 34)

1) Tổ kế hoạch- Tổng hợp: a) Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch:

- Xây dựng, hướng dẫn, giúp đỡ các đơn vị tham gia dự án xây dựng kế hoạch hoạt động, kế hoạch mua sắm và các hoạt động khác của Dự án

- Tổng hợp kế hoạch từ các đơn vị tham gia Dự án thành kế hoạch chung của toàn Dự án, kể cả các phương án điều chỉnh kế hoạch

- Chuẩn bị các báo cáo kế hoạch Dự án.

b) Nhiệm vụ hướng dẫn, đôn đốc và theo dõi thực hiện Dự án:

- Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị tham gia Dự án tổ chức thực hiện các hoạt động sau khi kế hoạch được phê duyệt

- Tổ chức thực hiện những hoạt động của Dự án ở cấp quốc gia

- Giúp các đơn vị tham gia Dự án tkổ chức thực hiện các hoạt động của Dự án đúng quy trình và đúng thời hạn

- Thiết lập và vận hành hệ thống thông tin quản lý Dự án, theo dõi tiến độ và giám sát chất lượng thực hiện các hoạt động của Dự án.

c) Nhiệm vụ hỗ trợ và phối hợp:

- Phối hợp với các Ban tư vấn kỹ thuật trong việc tổ chức thực hiện những hoạt động tư vấn về chuyên môn kỹ thuật cho Dự án.

- Hỗ trợ giải quyết, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Dự án dựa vào các điều khoản của các Hiệp định do Nhà nước hoặc Chính phủ ký với ADB và các tổ chức tài trợ.

- Đề xuất với Trưởng Ban Quản Lý Dự án về việc điều phối các nguồn tài trợ cho Dự án.

- Phối hợp với các nhà tài trợ và các cơ quan hữu quan để hỗ trợ việc thực hiện Dự án.

- Theo dõi, đôn đốc các đơn vị tham gia Dự án cung cấp thông tin cần thiết và báo cáo tiến độ thực hiện.

- Cung cấp những thông tin cần thiết cho các đơn vị tham gia Dự án, các nhà tài trợ và các cơ quan cấp trên, theo quy định hiện hành.

- Lập báo cáo tiến độ thực hiện Dự án để giám đốc Dự án trình Ban chỉ đạo Dự án, báo cáo các cơ quan của Chính phủ và ADB.

- Đảm bảo bí mật quốc gia

2) Tổ mua sắm- Xây dựng cơ bản:

a) Nhiệm vụ lập kế hoạch thực hiện Dự án:

- Xây dựng và hướng dẫn, giúp đỡ các đơn vị tham gia Dự án xây dựng kế hoạch xây dựng cơ bản (XDCB) và cung cấp TTB trong khuôn khổ của Dự án.

- Tổng hợp kế hoạch XDCB và TTB của các đơn vị tham gia Dự án thành kế hoạch chung của toàn Dự án, kể cả các phương án điều chỉnh kế hoạch.

- Tham gia cùng với Tổ kế hoạch- Tổng hợp xây dựng kế hoạch mua sắm của Dự án.

b) Nhiệm vụ hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi thực hiện Dự án và tổ chức thực hiện Dự án:

- Hướng dẫn và đôn đốc các đơn vị tham gia Dự án được uỷ quyền tổ chức triển khai các hoạt động XDCB và mua sắm hàng hoá theo các điều khoản đã được ghi trong Hiệp định tín dụng và tài liệu Dự án, theo các quy định của Chính Phủ và ADB.

- Tổ chức thực hiện đấu thầu, quản lý việc thực hiện và thanh lý hợp đồng mua sắm đối với các thiết bị do PMU/ADB thực hiện theo các điều khoản đã được ghi trong Hiệp định tín dụng và tài liệu Dự án.

- Theo dõi, giám sát việc thực hiện các hoạt động XDCB và TTB của Dự án do các đơn vị khác thực hiện.

c) Nhiệm vụ phối hợp với các Ban tư vấn kỹ thuật:

- Phối hợp với các Ban tư vấn kỹ thuật để tổ chức thực hiện những hoạt động có liên quan.

- Hỗ trợ giải quyết, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thực hiện XDCB, mua sắm TTB theo các điều khoản của các Hiệp định do Nhà nước hoặc Chính phủ ký với các tổ chức tài trợ.

d) Báo cáo, thông tin:

- Hướng dẫn, hỗ trợ và đôn đốc các đơn vị thực hiện Dự án tổ chức theo dõi và lập báo cáo về tiến độ thực hiện việc nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm TTB

- Chuẩn bị các báo cáo hoạt động mua sắm để Giám đốc Dự án trình các cấp có thẩm quyền và ADB.

- Đảm bảo bí mật của Dự án và bí mật quốc gia. 3) Tổ Tài chính- Kế toán:

a) Nhiệm vụ lập kế hoạch thực hiện Dự án:

- Xây dựng và hướng dẫn, giúp đỡ các đơn vị tham gia Dự án xây dựng kế hoạch tài chính

- Tổng hợp kế hoạch tài chính của các đơn vị tham gia Dự án thành kế hoạch chung của toàn Dự án, kể cả các phương án điều chỉnh kế hoạch tài chính. b) Nhiệm vụ thực hiện Dự án:

- Thực hiện và hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị tham gia Dự án tổ chức thực hiện công tác tài chính- kế toán, rút vốn và giải ngân, thanh quyết toán, kiểm toán…của Dự án theo các điều khoản đã được ghi trong Hiệp định tín dụng, theo các quy định của Chính phủ và ADB.

c) Hỗ trợ các đơn vị tham gia Dự án:

- Phối hợp với Bộ tài chính, Vụ Tài chính- Kế toán Bộ Y Tế, ADB và các cơ quan hữu quan khác để hỗ trợ các đơn vị tham gia Dự án giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về công tác tài chính- kế toán của Dự án.

d) Báo cáo, thông tin:

- Hướng dẫn, đôn đốc và hỗ trợ các đơn vị tham gia Dự án thực hiện các quy định về báo cáo tài chính kế toán.

- Lập báo cáo tài chính kế toán của Dự án theo các quy định hiện hành của Chính phủ và ADB.

- Đảm bảo bí mật của Dự án và bí mật quốc gia. 4) Tổ Hành chính- Quản trị:

- Tổ chức chuyển giao kịp thời các loại công văn, giấy tờ liên quan đến Dự án.

- Thực hiện chức năng thư ký cho các cuộc họp của PMU/ADB. - Cung cấp và thực hiện chức năng phiên dịch cho PMU/ADB.

- Theo dõi và đảm bảo lưu trữ công văn, giấy tờ liên quan của Dự án, thiết lập và tổ chức thư viện của Dự án.

- Đảm bảo nhiệm vụ có tính chất lễ tân của Dự án, cung cấp các phương tiện đi lại cho cán bộ của PMU/ADB và các chuyên gia để đảm bảo nhiệm vụ của Dự án.

- Đảm bảo bí mật quốc gia và bí mật của Dự án. 5) Các Ban tư vấn kỹ thuật có nhiệm vụ sau: - Kế hoạch hoạt động chuyên môn,

- Các hướng dẫn, tài liệu kỹ thuật phù hợp với các quy định hiện hành,

- Đào tạo, nghiên cứu, biên soạn tài liệu, cải tiến và cập nhật các kỹ thuật, hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật,

- Hỗ trợ kỹ thuật đối với các đơn vị kỹ thuật tuyến tỉnh và các đơn vị tham gia Dự án,

- Khuyến cáo với PMU/ADB về mặt kỹ thuật thuộc Ban tư vấn phụ trách

Một phần của tài liệu động lực làm việc của cán bộ công nhân viên ban quản lý trung ương – dự án y tế nông thôn – bộ y tế (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w