Phát triển thị trường mua bán nợ và các dịch vụ tài chính.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các nhtm trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 50 - 51)

2- Cơ cấu nợ quá hạn theo tính chất 100,00 100,00 100,00 100,00 100,

3.2.1.6-Phát triển thị trường mua bán nợ và các dịch vụ tài chính.

Hoạt động tín dụng luôn hàm chứa rủi ro khi khách hàng vay mất khả năng thanh toán một phần hoặc toàn bộ khoản vay ngân hàng. Để hỗ trợ cho các NHTM quản lý và lượng hóa mức độ rủi ro đối với danh mục tín dụng, Nhà nước cần thành lập và phát triển thị trường mua bán nợ của các NHTM. Bán nợ là việc NHTM bán đi một phần tài sản có của mình mà chủ yếu là các khoản nợ của khách hàng vay.

Việc phát triển thị trường mua bán nợ có ý nghĩa rất lớn đối với chất lượng tín dụng của các NHTM, mức độ rủi ro của danh mục tín dụng các NHTM luôn biến động và chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế, sự thay đổi môi trường kinh

tế sẽ làm cho một ngành hàng, một lãnh vực nào đó hoạt động đạt hiệu quả cao hơn nhưng cũng có những ngành hàng, lãnh vực xấu đi làm cho mức độ rủi ro danh mục tín dụng của một ngân hàng nào đó tăng lên vượt khỏi tầm kiểm soát, tác động ảnh hưởng xấu đến hoạt động của ngân hàng đó, trường hợp này ngân hàng cần bán đi một phần danh mục tín dụng có mức độ rủi ro cao là hết sức cần thiết, giúp cho ngân hàng hạ thấp mức độ rủi ro của danh mục tín dụng và nằm trong tầm kiển soát của ngân hàng, hơn nữa nó còn giúp cho ngân hàng tránh được các tác động xấu ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Chấp nhận tổn thất do bán đi những khoản nợ xấu còn giúp lành mạnh hóa tình hình tài chính, tạo tiền đề và cơ sở để ngân hàng hoạt động ổn định và phát triển.

Bên cạnh việc phát triển thị trường mua bán nợ, Nhà nước cần ban hành chính sách nhằm phát triển các dịch vụ ngân hàng như: dịch vụ đầu tư, dịch vụ tư vấn và phân tích tài chính… phục vụ cho hoạt động của khách hàng. Khi cung cấp các dịch vụ này tạo điều kiện cho các ngân hàng tiếp cận và nắm bắt được các thông tin thị trường, nắm bắt chính xác và đầy đủ thông tin về tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của các khách hàng vay từ đó có thể hiểu và đánh giá chính xác khách hàng, giúp cho kết luận thẩm định tín dụng khi cho vay vốn chính xác hơn. Việc nắm bắt khá đầy về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của khách hàng vay giúp cho ngân hàng lượng hóa được mức độ rủi ro của khoản vay và có thể chủ động đối phó khi xảy ra rủi ro, hạn chế thấp nhất mức độ tổn thất, nâng cao chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các nhtm trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 50 - 51)