200117 2002
CIF CFR FOB Cộng CIF CFR FOB Cộng
Lượng hợp
đồng 9 23 193 225 24 75 113 212
Tỷ lệ (%) 4 10 86 100 11 35 53 100
Nguồn : Điều tra từ 4/6 Doanh nghiệp có xuất khẩu gạo tại An Giang
4.1.1.3.1 FOB (Free on Board : giao hàng lên tàu)
Đây là điều kiện được sử dụng phổ biến và nhiều nhất ở các doanh nghiệp. Năm 2001, các doanh nghiệp đã ký trực tiếp 225 hợp đồng thì hợp đồng ký giá FOB đã chiếm tỷ lệ 86% (193 hợp đồng). Năm 2002, tuy hợp đồng bán giá FOB có sụt đáng kể nhưng cũng còn chiếm tỷ lệ trên 50% (113/212 hợp đồng). Điều kiện thương mại này phù hợp với những doanh nghiệp mới tham gia mua bán quốc tế và ở những quốc gia chưa phát triển những dịch vụ về bảo hiểm, vận tải hàng hải như Việt Nam. Bán hàng theo giá FOB doanh nghiệp xuất khẩu không phải chịu chi phí mua bảo hiểm và cước vận chuyển đến cảng nhà nhập khẩu. Trách nhiệm của doanh nghiệp xuất khẩu sẽ ít hơn nhưng vì vậy giá FOB là giá thấp nhất trong 3 loại trên, nên số lượng thu ngoại tệ mạnh cho doanh nghiệp cho quốc gia cũng hạn chế. Nhìn tổng thể, các doanh nghiệp vận tải và bảo hiểm trong nước ít có cơ hội hưởng lợi được từ giá này, do đó khó thúc đẩy phát triển lực lượng doanh nghiệp quan trọng này.
4.1.1.3.2 CFR (Cost and Freight : tiền hàng và cước phí)
Điều kiện thương mại CFR tăng rất nhanh trong năm 2002 với 75 hợp đồng xuất khẩu hơn năm 2001 gấp ba lần, chiếm 35% số lượng hợp đồng xuất khẩu của cả tỉnh. Cho thấy các doanh nghiệp giành được quyền thuê tàu nhiều hơn, lượng ngoại tệ thu về cũng cao hơn. Đây là thành công đáng khích lệ của các doanh nghiệp An Giang. Để đạt được thành quả này doanh nghiệp đã tạo nhiều mối quan hệ chặt chẽ với các đại lý tàu biển và hãng tàu, mạnh dạn khôn khéo và kiên trì thuyết phục khách hàng chấp nhận mua theo giá CFR. Tuy nhiên đây chỉ là một thành công ban đầu, nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục ký được nhiều hợp đồng theo giá này thì phải doanh nghiệp cần phải tăng số lượng chuyến tàu an toàn và đúng hẹn. Trong nỗ lực tạo niềm tin này, cũng không thể thiếu phần đóng góp của các hãng tàu Việt Nam.
4.1.1.3.3 CIF (Cost, Insurance and Freight : tiền hàng, bảo hiểm và cước phí)
Đây là loại giá bán gạo cao nhất vì bao gồm : tiền gạo, tiền mua bảo hiểm vận chuyển và phí chuyên chở đến cảng người mua. Bán gạo theo giá CIF mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích hơn, nhưng thời gian qua số lượng hợp đồng ký với giá CIF còn rất khiêm tốn (năm 2001 là 9/225 hợp đồng). Mặc dù tốc độ tăng lượng hợp đồng ký theo giá này tăng rất nhanh trong năm 2002 - tăng hơn 2,5 lần – nhưng nó vẫn chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong tổng số hợp đồng được ký kết (chỉ 11%). Những nguyên nhân doanh nghiệp chưa ký nhiều hợp đồng giá CIF là :
1. Thói quen bán FOB một thời gian dài đã cản trở các doanh nghiệp thay đổi, vì khi chuyển sang CIF doanh nghiệp phải chịu thêm nhiều trách nhiệm hơn, công việc phải làm nhiều hơn, đòi hỏi kỹ thuật nghiệp vụ của nhân viên cũng cao hơn.
2. Việc giải quyết khiếu nại và bồi thường tổn thất cho khách hàng của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam còn chậm trễ và khó khăn cho khách hàng.
Như vậy trong tương lai để thúc đẩy các doanh nghiệp mạnh dạn bán giá CIF, rất cần sự nỗ lực của doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp vận tải.
4.1.2 Qui trình Giao Gạo
Qui trình giao gạo lên tàu biển là bước thứ 5 trong quá trình thực hiện một hợp đồng xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp. Thực hiện tốt khâu này doanh nghiệp sẽ có những ích lợi sau :
Đảm bảo việc giao hàng nhanh chóng (đối với tàu gạo thông thường sẽ đạt công suất lên hàng 1.000 tấn gạo/1 ngày/4 hầm, 4 cẩu), thực hiện giao hàng nhanh nhất tránh bị thiệt hại do bị phạt thời gian tàu chờ đợi.
Đảm bảo sự chính xác về số liệu gạo thực giao.
Đảm bảo giữ các thiệt hại do đổ bể, mất mát, ướt … trong tỉ lệ cho phép của hợp đồng. Tránh những tranh chấp phát sinh không cần thiết với các bên có liên quan.
Hiện nay có hai phương thức thuê tàu chuyên chở gạo là : thuê tàu chuyến không dùng container và thuê tàu chợ dùng container. Chúng ta sẽ nghiên cứu lần lượt từng phương thức này.
4.1.2.1 Giao gạo theo phương thức thuê tàu chuyến không dùng container
4.1.2.1.1 Sơ đồ Chuẩn bị gạo tập kết tại điểm giao Nhận B/L và các chứng từ khác Theo dõi thời
gian, tiến độ giao hàng, báo hải quan giám sát Tiến hành giao hàng Khai báo hải
quan và đăng ký tài chuyến
với cảng
Sơ đồ 4.1 : Giao gạo theo phương thức thuê tàu chuyến không dùng container 4.1.2.1.2 Tiến trình 4.1.2.1.2 Tiến trình
Bước 1 : chuẩn bị gạo tập kết tại điểm giao hàng đầy đủ
Đây là khâu đầu tiên do nhân viên giao nhận của doanh nghiệp chuẩn bị, thực hiện cẩn thận chu đáo khâu này sẽ giúp những khâu sau dễ dàng thuận lợi thực hiện hơn. Nhân viên giao nhận cần chuẩn bị các tài liệu sau : hợp đồng xuất khẩu (và các hợp đồng cung ứng ủy thác hoặc phụ kiện hợp đồng nếu có), L/C (nếu thanh toán theo phương thức L/C) và tiến hành những công việc sau :
9 Trước khi xếp, đóng cây gạo tại kho, doanh nghiệp gởi giấy yêu cầu (theo mẫu có sẵn do các cơ quan cung cấp) đến các cơ quan có liên quan : giám định, kiểm dịch, khử trùng, cảng.
9 Theo dõi kết quả giám định, kiểm dịch gạo tại nhà máy chế biến gạo; giám sát thực hiện hợp đồng cung cấp bao bì, tốc độ đóng hàng, xếp dỡ xuống phương tiện vận chuyển nội thủy và đường bộ (PTVC), dự trù thời gian đến cảng.
9 Liên hệ đại lý tàu biển để biết ngày giờ tàu đến.
9 Liên hệ điều độ, cảng vụ để đưa tàu biển vào địa điểm thích hợp cho việc giao gạo.
9 Chuẩn bị hồ sơ để mở tờ khai hải quan : tờ khai hải quan, hợp đồng xuất khẩu, Invoice, packing list, giấy giới thiệu của doanh nghiệp. Ngoài ra báo cho hải quan biết ngày giờ tàu đến, thời gian giao gạo.
9 Đăng ký với điều độ cảng tài chuyến, nộp lệ phí cảng và kết hợp với điều độ cảng để xếp tài các PTVC.
Bước 3 : nhận sơ đồ hầm hàng (cargo plan/ stowage plan) và tiến hành giao hàng
9 Nhận sơ đồ hầm hàng từ đại lý tàu hoặc trực tiếp với tàu để lập kế hoạch giao.
9 Thông báo ngày giờ làm hàng đến các cơ quan liên quan.
9 Liên hệ công ty giám định để giám định hầm hàng của tàu : hầm hàng phải sạch, có mùi tự nhiên, thông thoáng khí, chắc chắn đảm bảo việc bốc dỡ và an toàn hàng hóa khi đi biển.
9 Liên hệ cảng cho công nhân tiến hành giao hàng.
Bước 4 : theo dõi thời gian, tiến độ giao hàng, thông báo cơ quan hữu quan giám sát
9 Theo dõi thời gian, tiến độ giao hàng, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để giao hàng nhanh tránh bị phạt tàu, chú ý cân đối số lượng các hầm hàng, điều tiết tốc độ giao hàng từng cẩu …
9 Kiểm tra số lượng giao hàng và đổ bể của PTVC với nhân viên kiểm kiện của cảng (tally man hay docks office) và nhân viên kiểm kiện của tàu (ships tally man).
9 Cơ quan bảo vệ thực vật thực hiện kiểm dịch gạo.
9 Doanh nghiệp thu giữ hóa đơn, đối chiếu kiểm tra số lượng hàng, thời gian làm hàng, xác định hàng hóa thực tế được giao lên tàu với hai bên kiểm kiện để hai bên này lập Giấy kiểm giao nhận hàng với tàu (tally sheet). Cuối một ngày giao gạo, hai bên kiểm kiện sẽ cùng lập Daily report.
9 Sau khi hàng đã lên tàu xong, cảng (chief tallyman) và tàu (chief officer) sẽ lập biên bản tổng kết “final tally report” và lập sơ đồ hàng đã xếp lên tàu gởi cho chủ hàng. Đồng thời thuyền phó sẽ cấp cho chủ hàng “biên lai thuyền phó” (mate’s receipt) xác nhận hàng đã nhận xong.
9 Công ty phun thuốc khử trùng sẽ phun thuốc và niêm phong hầm hàng.
Mục đích của việc giám sát quá trình hàng lên tàu là người xuất khẩu có thể nắm chắc số lượng hàng thực giao và giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình giao nhận hàng.
Bước 5 : nhận vận tải đơn (Bill of Lading) và các chứng từ khác
9 Doanh nghiệp sẽ đổi biên lai thuyền phó lấy “Bill of Lading” (B/L) có xác nhận “clean on board”. B/L này được xem là bằng chứng việc giao nhận hàng hóa giữa chủ hàng và thuyền trưởng có giá trị pháp lý và dùng để lập hồ sơ thanh toán.
9 Nhận các chứng từ để chuẩn bị cho hồ sơ thanh toán : - Tờ khai hải quan có xác nhận thanh lý.
- Giấy chứng nhận khử trùng.
- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. - Giấy chứng nhận xuất xứ.
4.1.2.2 Giao gạo theo phương thức thuê tàu chợ dùng container 4.1.2.2.1 Sơ đồ Chuẩn bị gạo tập kết tại điểm giao Giao hàng cho bãi container, nhận B/L và các chứng từ khác Đóng container và làm các thủ tục liên quan Khai báo hải
quan và đăng ký container
Sơ đồ 4.2 : Giao gạo theo phương thức thuê tàu chợ dùng container 4.1.2.2.2 Tiến trình 4.1.2.2.2 Tiến trình
Bước 1 : chuẩn bị gạo tập kết tại điểm giao
Tương tự như bước 1 của “giao gạo theo phương thức thuê tàu chuyến …”.
Bước 2 : làm thủ tục khai báo hải quan và đăng ký container
9 Chuẩn bị hồ sơ để mở tờ khai hải quan : tờ khai hải quan, hợp đồng xuất khẩu, Invoice, packing list, giấy giới thiệu của doanh nghiệp. Ngoài ra báo cho hải quan biết ngày giờ tàu đến, thời gian giao gạo.
9 Chuẩn bị container :
• Trường hợp bán giá FOB : container do nhà nhập khẩu chỉ định, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ nhận được “lệnh cấp container” và seal (niêm phong) từ đại lý tàu biển.
• Trường hợp bán giá CIF : người bán đăng ký (book) container
Liên lạc với hãng đại lý container để tìm hiểu lịch trình tàu chạy (Schedule of Sailing), luồng tàu đi mà mình cần chở hàng tới nhằm :
- Lựa chọn tàu mà mình tin cậy với mức giá chấp nhận được.
- Lựa chọn container sạch, có mùi tự nhiên, thông thoáng khí, chắc chắc đảm bảo việc bốc dỡ và an toàn hàng hóa khi đi biển.
- Biết được thời gian tàu đến để chuẩn bị hàng hóa. - Đăng ký để giữ chỗ cho số hàng hóa cần chuyên chở.
Lập bảng kê khai hàng hóa trình cho hãng tàu và ký “booking note”. Booking note này có giá trị như một hợp đồng vận chuyển xác nhận quyền và nghĩa vụ của người chủ hàng và người đại lý. Nó có thể được ký khi cước phí đã trả trước (freight prepaid) hoặc cước phí trả tại nơi đến (freight collect) tùy theo từng điều kiện cơ sở giao hàng. Riêng ở Việt Nam hiện nay, các đại lý tàu cũng không mấy thích ký booking note vì sợ lộ giá cước do ảnh hưởng của phương pháp cạnh tranh hạ giá cước.
Doanh nghiệp nhận được “lệnh cấp container” và seal.
9 Thông báo ngày giờ đóng container (xếp gạo vào container) đến các cơ quan có liên quan.
Bước 3 : đóng container và làm các thủ tục liên quan
9 Tại bãi container, các PTVC sẽ được xếp tài và lần lượt gạo sẽ được xếp vào container cho đến khi đầy thì tiến hành đóng container và bấm seal (niêm phong). Trong quá trình này luôn có kết hợp với các công việc của các bên như : giám định, kiểm dịch. Riêng phun trùng sẽ được thực hiện sau khi container đã được niêm phong (nếu có kiểm dịch giám sát thì cán bộ kiểm dịch lập biên bản giám sát cho chủ hàng và công ty khử trùng ký tên).
9 Thông báo hải quan kiểm hóa đến bãi container đồng thời chất hàng hóa vào container dưới sự giám sát của hải quan. Sau khi hải quan đã ký xác nhận về hàng hóa vô tờ khai hải quan, các container sẽ được niêm phong kẹp chì hải quan và niêm phong (seal) do hãng tàu cấp. Sau đó thanh lý tờ khai hải quan.
Bước 4 : giao hàng cho bãi container, nhận vận tải đơn (Bill of Lading) và các chứng từ khác
9 Container hàng phải sẳn sàng để bốc lên tàu trước giờ bốc (closing time) tối thiểu là 8 giờ (thường đại lý tàu yêu cầu đóng container phải hoàn tất lúc 14 giờ ngày trước ngày tàu chạy. Chủ hàng sẽ nhận biên lai xếp hàng (shipping note/shipping permit) hoặc Mate’s receipt hoặc bất cứ chứng từ vận tải có ghi chú “nhận hàng để chất lên tàu” (received for shipment).
9 Giao hàng cho bãi và sẽ được bốc lên tàu sau đó.
9 Doanh nghiệp sẽ đổi biên lai thuyền phó lấy “Bill of Lading” (B/L) có xác nhận “clean on board”. B/L này được dùng để lập hồ sơ thanh toán.
9 Nhận các chứng từ để chuẩn bị cho hồ sơ thanh toán : - Tờ khai hải quan có xác nhận thanh lý.
- Giấy chứng nhận khử trùng.
- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. - Giấy chứng nhận xuất xứ.
- Các loại giấy chứng nhận kiểm định.
4.2 THANH TOÁN TRONG XUẤT KHẨU GẠO
4.2.1 Tình Hình Thanh Toán Quốc Tế Trong Xuất Khẩu Gạo
4.2.1.1 Phương thức thanh toán
Như đã trình bày ở phần II, có rất nhiều phương thức thanh toán quốc tế, tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang sử dụng 3 phương thức sau :