Tình Hình Thanh Toán Quốc Tế Trong Xuất Khẩu Gạo

Một phần của tài liệu vị trí của khâu giao nhận hàng hóa và thanh toán trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương (Trang 45 - 46)

4.2.1.1 Phương thức thanh toán

Như đã trình bày ở phần II, có rất nhiều phương thức thanh toán quốc tế, tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang sử dụng 3 phương thức sau :

Bảng 4.4 : Điều kiện thanh toán trong xuất khẩu gạo

200118 2002

L/C D/P TT Cộng L/C D/P TT Cộng

Lượng hợp đồng 50 4 171 225 20 46 146 212

Tỷ lệ (%) 22 2 76 100 9 22 69 100

Nguồn : Điều tra từ 4/6 Doanh nghiệp có xuất khẩu gạo tại An Giang

4.2.1.1.1 L/C (Letter of Credit)

L/C là phương thức được các doanh nghiệp xuất khẩu gạo “ưa thích” trung bình, số thương vụ thanh toán theo L/C nhiều hơn theo D/P nhưng ít hơn theo TT (năm 2001). Đây là phương thức thanh toán an toàn cho cả hai bên mua và bán, nhưng gần đây đang có xu hướng giảm. Năm 2001 có 50/225 hợp đồng thanh toán theo phương thức này thì năm 2002 chỉ còn là 20/212 hợp đồng. Số lượng thương vụ sử dụng phương thức thanh toán này năm 2002 chỉ bằng 40% năm trước. Nguyên nhân chính các doanh nghiệp không thích sử dụng phương thức thanh toán này là :

1. Thủ tục thanh toán phức tạp, đòi hỏi người bán am hiểu rất nhiều để lập bộ chứng từ thanh toán được ngân hàng chấp thuận thanh toán.

2. Phí thanh toán phải trả cho ngân hàng là cao nhất trong ba loại phương thức trên làm tăng chi phí mua gạo của doanh nghiệp nhập khẩu.

4.2.1.1.2 D/P (Documents against Payment)

Đây là phương thức còn nhiều mới lạ so với các doanh nghiệp, khoảng 3/4 doanh nghiệp chưa hoặc ít khi sử dụng phương thức này trong thanh toán. Tuy nhiên phương thức này có mức tăng đột biến trong năm 2002 là 46 so với 4 của năm 2001 tức là tăng 11,5 lần. Đối với nhà xuất khẩu thì đây là phương thức thanh toán có nhiểu rủi ro, người mua có quyền từ chối không thanh toán và nhận lô hàng đã giao. Do đó doanh nghiệp chỉ sử dụng phương thức này trong trường hợp người mua và người bán có mối quan hệ lâu dài, mật thiết, tin cậy. Ưu điểm của phương thức này là phí trả cho ngân hàng thấp hơn phương thức L/C.

4.2.1.1.3 TT (Telegraphic Transfer)

Thanh toán chuyển tiền được các doanh nghiệp xuất khẩu gạo sử dụng nhiều nhất trong những năm gần đây. Để hạn chế rủi ro doanh nghiệp đã yêu cầu người mua trả tiền ứng trước toàn bộ giá trị hợp đồng trước khi doanh nghiệp giao hàng. Ở phương thức này, doanh nghiệp trong tỉnh có thể tận dụng tiền hàng ứng trước của khách hàng để chuẩn bị gạo xuất khẩu. Tuy nhiên vì phương thức này không có lợi cho người mua nên các doanh nghiệp chỉ áp dụng cho những đối tác ở những quốc gia không ổn định về chính trị, hệ thống ngân hàng kém uy tín, khó mua được gạo từ các nước khác ngoài Việt Nam. Cũng có những trường hợp đặc biệt, khách hàng tin tưởng tuyệt đối vào uy tín của các doanh nghiệp An Giang, chấp nhận ứng tiền trước và nhận hàng sau. Mặc dù có những thuận lợi trong thanh toán nhưng nếu doanh nghiệp chủ quan thì cũng có thể sai sót xảy ra.

4.2.1.2 Nhận xét

Trong 3 phương thức thanh toán trên thì phương thức L/C đã được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến và lâu dài nhất, nên chuyên viên thanh toán của doanh nghiệp rất vững chuyên môn, lập chứng từ rất ít sai sót, hoặc nếu sai sót thì ngân hàng cũng kịp thời hỗ trợ khắc phục nên độ rủi ro trong thanh toán theo phương thức này hầu như không có. Ở phương thức D/P thì doanh nghiệp cân nhắc rất kỹ và chỉ ký hợp đồng với những đối tác đã có mối quan hệ rất tốt, rất uy tín với doanh nghiệp. Trong thời gian qua cũng chưa có sự cố nào phát sinh từ phương thức thanh toán này, về lâu dài khi các doanh nghiệp đã xây dựng cho mình những thị trường, khách hàng truyền thống thì phương thức này sẽ được sử dụng nhiều hơn. Chuyển tiền (TT) là phương thức có lợi nhất cho các doanh nghiệp An Giang những chỉ áp dụng được trong những điều kiện nhất định như : thị trường gạo khan hiếm, giá bán gạo không cao hoặc khách hàng tin tưởng tuyệt đối vào đối tác. Về lâu dài phương thức này sẽ ít sử dụng hơn.

Một phần của tài liệu vị trí của khâu giao nhận hàng hóa và thanh toán trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)