Trong doanh nghiệp, nếu phân chia theo thời gian hoàn trả sẽ có nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn. Nguồn vốn dài hạn bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn, còn vốn ngắn hạn gồm các khoản nợ ngắn hạn. Nguồn vốn huy động được doanh nghiệp sẽ đầu tư vào tài sản cố định và tài sản lưu động. Vấn đề được đặt ra là: loại nguồn vốn nào sẽ được đầu tư cho tài sản cố định, và loại nào sẽ đầu tư cho tài sản lưu động? Thông thường, vốn dài hạn sẽ được đầu tư cho tài sản cố định và tài sản lưu động sẽ được đầu tư bằng nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, tùy vào mục tiêu quản lý của nhà quản trị tài chính mà cơ cấu nguồn vốn sẽ được thay đổi. Chênh lệch giữa tài sản lưu động và vốn ngắn hạn được gọi là vốn lưu động ròng.
Bảng 2.8. Cơ cấu tài trợ cho tài sản lưu động:
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tài sản lưu động 77,023,184,229 79,282,112,784 110,901,683,674
Nợ ngắn hạn 71,987,044,451 73,079,808,960 103,767,458,535 Tài sản lưu động ròng 5,036,139,778 6,202,303,825 7,134,225,139
TSLĐ ròng/TSLĐ 7% 8% 6%
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Qua bảng trên ta thấy, công ty có tài sản lưu động ròng dương, tức là tài sản lưu động lớn hơn nợ ngắn hạn, như vậy công ty sẽ phải huy động vốn dài hạn để đầu tư bổ sung vào tài sản lưu động. Đây là chiến lược quản trị an toàn, tuy
nhiên công ty sẽ mất chi phí lớn hơn do vốn dài hạn thì đắt hơn là vốn ngắn hạn.
Tài sản lưu động ròng của công ty đang có xu hướng tăng về số tuyệt đối, nhưng lại giảm về số tương đối. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang cố gắng hạn chế sử dụng vốn dài hạn để đầu tư cho tài sản lưu động giảm bớt chi phí.