(1) Các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước
Trên cơ sở luật pháp và các chính sách kinh tế vĩ mô, Nhà nước tạo môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Bất kì một sự thay đổi nào trong chính sách hiện hành đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Chẳng hạn, khi nhà nước thay đổi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, sẽ làm giảm lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, làm giảm nguồn trích lập các quỹ và nguồn vốn kinh doanh….Ngõn hàng nhà nước tăng lãi suất cơ bản, làm tăng mặt bằng lãi suất chung, khiến doanh nghiệp có xu hướng giữ ít tiền mặt hơn…
Những thay đổi chính sách vĩ mô khác như chính sách tiền tệ, tỷ giỏ… cũng sẽ tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế, doanh nghiệp cần dự đoán trước được sự thay đổi của các chính sách kinh tế và đánh giá lại ảnh hưởng của các yếu tố này đến hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai, tận dụng cơ hội từ các chính sách khuyến khích.
(2) Sự biến động của nền kinh tế
Nền kinh tế vận hành luôn mang trong nó những biến động và tiềm ẩn những rủi ro. Lạm phát xảy ra làm co giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu tăng nhanh và biến động không ngừng làm cho chi phí sản xuất tăng lên, trong khi tốc độ tiêu thụ hàng hóa lại giảm, khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Suy thoái kinh tế, sẽ khiến cho thị trường tiêu thụ thu hẹp do sức mua của người tiêu dùng giảm, doanh nghiệp sẽ phải chịu chung khó khăn của nền kinh tế. Những rủi ro này sẽ tác động mạnh đến doanh nghiệp, có thể dẫn đến hậu quả phá sản nếu doanh nghiệp không có những dự phòng và ứng phó kịp thời. Do đó mà doanh nghiệp phải có những dự báo cần thiết về những thay đổi của nền kinh tế, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thị trường ngày càng mở rộng và phát triển, có nhiều cơ hội nhưng cũng có muôn vàn thách thức. Yêu cầu của khách hàng ngày càng cao, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt. Muốn tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải luụn cú những thay đổi phù hợp, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.Muốn hạ được giá thành, thì nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản nói chung, và tài sản lưu động nói riêng là điều kiện cần. Dự đoán được trước nhu cầu thị trường, hiểu tâm lý khách hàng, xác định được khách hàng mục tiêu là những bước cần thiết giúp doanh nghiệp chủ động trong sản xuất chính là điều kiện đủ.
Quan tâm đến khả năng của đối thủ cạnh tranh và các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm của doanh nghiệp là một bước quan trọng giúp doanh nghiệp không bị lạc lõng trong điều kiện thị trường luôn biến đổi, các doanh nghiệp luôn tự làm mới mình. Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.
(4) Tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ
Khoa học công nghệ là một trong những nhân tố quyết định đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tạo ưu thế , nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
(5) Sự thay đổi môi trường tự nhiên
Do tài sản ngắn hạn bao gồm cỏc nguyờn, nhiờn vật liệu phục vụ cho sản xuất nên ảnh hưởng của môi trường tự nhiên là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, doanh nghiệp cần tăng cường quản lý tài sản lưu động, chú ý quy trình bảo quản, lưu kho, tránh hao mòn thất thoát. Ngoài ra, việc trích lập dự phòng rủi ro cũng là việc làm cần thiết để doanh nghiệp giảm bớt thiệt hại nếu rủi ro xảy ra.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VẬN TẢI VÀ
XÂY DỰNG