• Cơ sở lý luận giải pháp
Trong kinh doanh nhập khẩu, vốn là một yếu tố không thể thiếu phục vụ cho việc lưu thông hàng hóa. Việc huy động vốn đối với Công ty xuất nhập khẩu xi măng càng có ý nghĩa quan trọng vì vốn tự có của Công ty rất ít, không đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh, chủ yếu vẫn là vốn vay từ bên ngoài. Do đó, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, Công ty phải đổi mới và mở rộng hình thức huy động cũng như sử dụng vốn.
• Nội dung giải pháp
Thứ nhất, Công ty nên tăng cường vay vốn ưu đãi từ Tổng Công ty và các đơn
vị thành viên, các đơn vị liên doanh ... Điều này sẽ giúp Công ty tiết kiệm được chi phí lãi vay, có thêm vốn để thực hiện hợp đồng nhập khẩu nhằm tăng doanh thu bán hàng.
Thứ hai, cần tạo dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các ngân hàng để được
hưởng những ưu đãi như: sự hỗ trợ tín dụng cho hoạt động nhập khẩu, mở L/C, thanh toán tiền hàng... với số lượng vay lớn, nhanh chóng qua các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu, bao thanh toán; hoặc được giảm khoản ký cược, ký quỹ tại ngân hàng, giúp tăng vòng quay vốn lưu động. Công ty cũng nên hạn chế việc huy động vốn từ các ngân hàng vì phải chịu lãi suất cao dẫn đến tăng chi phí sử dụng vốn, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
Thứ ba, lựa chọn phương thức thanh toán an toàn, phù hợp để không xảy ra tình
trạng ứ đọng vốn làm phát sinh chi phí lãi vay.
Đối với các nhà cung cấp truyền thống, Công ty có thể đàm phán để được thanh toán bằng các biện pháp như L/C trả chậm, chuyển tiền sau...để tạm chiếm dụng vốn dùng cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Cần lưu ý đến tác động của tỷ giá hối đoái khi lựa chọn các hình thức thanh toán này, nếu có thể sử dụng các nghiệp vụ về hợp đồng quyền chọn để giảm thiểu rủi ro về tỷ giá.
Đối với khách hàng, Công ty nên tìm hiểu, phân tích khả năng thanh toán của họ, khi ký kết hợp đồng cần thỏa thuận rõ các điều khoản về thời gian thanh toán,
phạt thanh toán chậm, chiết khấu khi thanh toán nhanh... nhằm giảm tối đa các khoản nợ khó đòi.
• Kết quả giải pháp
Giảm chi phí vốn và tăng mức độ tự chủ trong kinh doanh.