Đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu xi măng (Trang 54 - 60)

2.2.3.1 Những kết quả đạt được

Sau gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu vật tư thiết bị xi măng, trải qua nhiều khó khăn, Công ty xuất nhập khẩu xi măng đã nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ mà Tổng Công ty giao phó và đạt được những kết quả nhất định trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Thứ nhất, trong ba năm gần đây Công ty luôn làm ăn có lãi. Chỉ tiêu lợi nhuận

tăng kéo theo các chỉ tiêu khác như mức sinh lời một lao động, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí tăng theo. Kết quả này cho thấy các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty đã phát huy giá trị, đồng thời góp phần khuyến khích cán bộ nhân viên trong Công ty tích cực lao động để tiếp tục làm gia tăng lợi nhuận.

Thứ hai, tỷ suất lợi nhuận theo chi phí tăng qua các năm. Điều này thể hiện

những nỗ lực của Công ty trong việc cắt giảm tối đa những chi phí không hợp lý.

Thứ ba, mức sinh lời 1 lao động nhập khẩu tăng cho thấy thu nhập bình quân

của người lao động tăng. Điều này chứng tỏ Công ty đã đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên, giúp họ yên tâm công tác.

2.2.3.2 Những mặt hạn chế

Bên cạnh những thành tích đã đạt được, trong quá trình nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, Công ty còn phải đối mặt với một số tồn tại, vướng mắc.

Thứ nhất, tốc độ tiêu thụ hàng hóa ngày càng giảm.

Doanh thu của Công ty trong 3 năm vừa qua liên tục giảm xuống với tốc độ nhanh mặc dù kim ngạch nhập khẩu tăng trưởng vượt bậc. Doanh thu của một số mặt hàng thường được nhập khẩu trực tiếp như clinker, giấy kraft đều giảm, thậm chí năm 2007 Công ty còn mất đi hoàn toàn doanh thu về nhập khẩu clinker.

Thứ hai, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận tăng nhưng còn thấp so với ngành.

So sánh chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của Công ty với 2 đơn vị thành viên khác cùa Tổng Công ty là Công ty Cổ phần Thạch cao xi măng và Công ty Cổ phần Vật tư vận tải xi măng.

Bảng 2.10 So sánh chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh

T

T Chỉ tiêu

Đơn vị

XNK xi măng Vật tư vận tải xi măng Thạch cao xi măng 2005 2006 2007 2005 2006 2007 2005 2006 2007 1 Lợi nhuận Tr.đ 1.225 1.942 2.447 1.296 1.926 8.728 6.272 9.594 8.032 2 Tỷ suất LN/DT % 0,33 1,24 1.37 0,23 0,52 1,27 1,77 3,41 2,26 3 Tỷ suất LN/CP % 0,34 1,26 1,39 0,25 0,63 1,28 1,8 3,53 2,31 4 Số vòng quayvốn lưu động vòng 2,13 0,44 0,2 6,0 4,86 4,12 5,48 2,41 4,8

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính đã kiểm toán 2005,2006,2007 của 3 công ty

Nhìn vào bảng 2.10 ta có thể thấy lợi nhuận của XNK xi măng xấp xỉ ngang bằng với lợi nhuận của Vật tư vận tải xi măng trong năm 2005, 2006. Song đến năm 2007, sau 1 năm Công ty Vật tư vận tải xi măng tiến hành cổ phần hóa thì lợi nhuận của công ty này so với năm 2006 đã tăng lên đến 353%.

Công ty Thạch cao xi măng mặc dù lợi nhuận không ổn định: năm 2006 tăng 53%, sang năm 2007 giảm 15% nhưng bù lại lợi nhuận luôn duy trì được ở mức cao.

Thứ ba, hiệu quả sử dụng vốn thấp và có xu hướng giảm. Có thể nhận thấy điều

với đó, số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu ngày càng giảm, thời gian quay vòng vốn lưu động ngày càng cao cho thấy Công ty bị chiếm dụng vốn lưu động trong thời gian dài.

Thứ tư, hiệu quả sử dụng lao động không cao. Vẫn còn tình trạng người lao

động làm không đúng việc. Doanh thu bình quân 1 lao động ngày càng giảm.

2.2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến hạn chế

Nguyên nhân từ bên ngoài doanh nghiệp

Sản xuất trong nước phát triển, ngày càng có nhiều xi măng được sản xuất từ nguyên liệu trong nước. Hiện cả nước có khoảng 13 công ty sản xuất xi măng, clinker và khoảng 9 công ty chuẩn bị hoạt động, đáp ứng hơn 80% nhu cầu sản xuất nội địa. Theo dự kiến đến 2009, Việt Nam sẽ có đủ xi măng đáp ứng nhu cầu trong nước và không phải nhập clinker từ nước ngoài. Do vậy doanh thu từ các mặt hàng này đã giảm mạnh.

Trong thời gian gần đây, sự biến động về tỷ giá đồng ngoại tệ mạnh lên so với VND và lãi suất USD tăng gây bất lợi cho công tác nhập khẩu vật tư thiết bị của Công ty. Đồng VND giảm giá so với ngoại tệ mạnh làm giá hàng nhập khẩu tăng lên. Lãi suất USD tăng khiến Công ty phải chịu thêm chi phí lãi vay USD để thanh toán cho các hợp đồng nhập khẩu với các nhà cung cấp nước ngoài. Kết quả là tổng chi phí nhập khẩu của Công ty cũng tăng theo.

Giá xăng dầu trên thế giới tăng cao làm tăng chi phí vận chuyển, dẫn đến giá đầu vào các loại nguyên liệu để sản xuất xi măng như clinker, thạch cao, than v.v.. liên tục tăng. Sự tăng giá nguyên liệu khiến các nhà máy sản xuất xi măng phải tăng giá bán để bù lỗ, trong khi giá của một số vật liệu xây dựng như thép cũng tăng, làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công của các dự án lớn. Vì vậy nhu cầu tiêu thụ xi măng giảm hẳn Tuy vậy theo chỉ đạo của Tổng Công ty thì để thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường VINACIMEX không được tăng giá bán vật tư nhập khẩu cho các công ty sản xuất trong nước dù giá thành nhập khẩu tăng. Chủ trương này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của Công ty.

Sự xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu xi măng của Nhà nước cùng với quá trình Cổ phần hóa ở các công ty thành viên của Tổng Công ty xi măng đã tạo điều kiện cho các nhà máy sản xuất xi măng được tự nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. Vì thế số lượng đơn hàng nhập khẩu từ các nhà máy có nhu cầu nhập khẩu hàng năm rất lớn như Hà Tiên 1, Chinfon Hải Phòng v.v...không còn được duy trì, khiến doanh thu của Công ty giảm theo.

Nguyên nhân từ bản thân doanh nghiệp

Cơ cấu tổ chức quản lý không hiệu quả. Sự phân chia chức năng nhiệm vụ giữa các phòng ban trong Công ty hiện nay còn nhiều bất hợp lý. Phòng Kế toán ngoài chức năng cơ bản còn có nhiệm vụ giao dịch thanh toán với ngân hàng. Cách bố trí này dễ làm phát sinh những chi phí không đáng có vì những sai sót của kế toán viên do không am hiểu về nghiệp vụ, làm chậm tiến độ thực hiện hợp đồng. Cán bộ quản lý Công ty chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc hoạch định chiến lược.

Thiếu thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Đối với kinh doanh nhập khẩu thì việc nắm bắt thông tin về thị trường nhập khẩu, nhu cầu tiêu thụ hàng nhập khẩu, đối thủ cạnh tranh v.v... có tác động rất lớn đến quyết định về kế hoạch và phương án nhập khẩu. Song từ trước tới nay Công ty chủ yếu chỉ nhận đơn hàng từ các nhà máy trực thuộc Tổng Công ty nên hoạt động nghiên cứu thị trường và tìm kiếm đơn hàng không được mấy quan tâm. Công ty không có phòng Marketing để chào hàng, giới thiệu sản phẩm, góp phần đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng nhập khẩu. Do vậy Công ty đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội tăng thị phần và doanh thu qua việc bán hàng cho các công ty khác ngoài Tổng Công ty. Hơn nữa, khi tham gia đấu thầu cung cấp vật tư thiết bị cho các nhà máy trong và ngoài Tổng Công ty, khả năng trúng thầu của Công ty thường rất thấp, làm hạn chế doanh thu của Công ty.

Nguồn vốn kinh doanh ít so với quy mô kinh doanh. Đặc thù của kinh doanh nhập khẩu vật tư thiết bị nói chung là đòi hỏi nguồn vốn lớn vì liên quan đến yếu tố kỹ thuật công nghệ. Đối với VINACIMEX, do lượng vốn tự có không lớn nên Công ty thường xuyên phải huy động từ bên ngoài, chủ yếu là đi vay ngân hàng. Trong

bối cảnh lãi suất liên tục tăng, việc chi trả lãi vay hàng năm khiến cho lợi nhuận bị thu hẹp, hiệu quả sử dụng vốn thấp.

Thêm vào đó, do khách hàng đa số là các đơn vị thành viên trong Tổng Công ty nên chính sách thanh toán của VINACIMEX với các công ty này có phần nới lỏng, khiến nguồn vốn của Công ty thường xuyên bị chiếm dụng thông qua việc chậm thanh toán tiền hàng. Việc bị chiếm dụng tiền hàng trong kinh doanh là khá phổ biến, song vì quy mô kinh doanh lớn và nguồn vốn chủ yếu huy động vay từ ngân hàng nên Công ty không những mất chí lãi vay mà còn không kịp có vốn để quay vòng, làm lỡ mất nhiều cơ hội kinh doanh.

Hình thức và điều kiện nhập khẩu bất lợi. Công ty chủ yếu nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu ủy thác, nhập khẩu trực tiếp chiếm tỷ trọng không cao. Nhập khẩu ủy thác Công ty không phải ứng trước một lượng vốn lớn, đầu ra lại được đảm bảo, nhưng khi hạch toán doanh thu chỉ được hạch toán phần phí ủy thác nhập khẩu Do vậy mặc dù quy mô nhập khẩu lớn nhưng doanh thu nhập khẩu lại không tăng tương ứng.

Hơn thế nữa, Công ty thường nhập khẩu theo điều kiện CIF hoặc CFR nên không thể chủ động lựa chọn thuê tàu và mua bảo hiểm theo giá có lợi nhất nhằm giảm chi phí.

Thiếu phương tiện vận tải. Hiện tại Công ty vẫn chưa có phương tiện riêng phục vụ giao nhận và vận chuyển hàng nhập khẩu nên tất cả đều phải thuê bên ngoài. Vì chưa có kho lưu hàng hóa nên nếu hàng nhập khẩu về tới cảng mà khách hàng chưa nhận ngay thì Công ty lại phải chịu khoản phát sinh tiền lưu kho lưu bãi. Sự thiếu chủ động về phương tiện vận tải hàng nhập khẩu khiến cho chi phí bán hàng của Công ty tăng lên, đồng nghĩa với việc tổng chi phí nhập khẩu cũng tăng, làm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu giảm đáng kể.

Hệ thống thông tin liên lạc chưa đáp ứng nhu cầu. Nhu cầu trao đổi thông tin liên lạc với bạn hàng nước ngoài trong kinh doanh nhập khẩu là rất lớn nhưng hiện nay cả Công ty chỉ có 2 máy fax và 1 máy photocopy được đặt tại Phòng Tổng hợp, nhằm kiểm soát tài liệu đi và đến của Công ty. Cách sắp xếp này làm mất thời gian,

đôi khi ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng vì nhu cầu sử dụng thiết bị trên của các phòng nghiệp vụ nhập khẩu mới là chủ yếu.

Tóm lại chương 2 đã phản ánh kết quả nhập khẩu và thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty xuất nhập khẩu xi măng trong 3 năm gần đây. Căn cứ vào các chỉ tiêu đã nêu ở chương 1, chương 2 nêu đánh giá về những mặt đạt được và những hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty, đồng thời phân tích các nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu xi măng (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w