Các công trình nghiên cứu về chất lượng nước sông Sài Gòn [5], [11], [16].

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng nguồn nước cấp sinh hoạt tại trạm bơm bến than nhà máy nước tân hiệp (Trang 28 - 29)

R 2N H+ HNO2 2H 2O + 2N-NO Nitrôsamin

1.7.Các công trình nghiên cứu về chất lượng nước sông Sài Gòn [5], [11], [16].

[16].

Theo các tài liệu thu thập được, đã có một số kết quả nghiên cứu về chất lượng nước sông Sài Gòn như sau:

Năm 2006, tác giả tiến sĩ Lâm Minh Triết, Chủ nhiệm Chương trình bảo vệ môi trường và tài nguyên TPHCM, nghiên cứu thấy chất lượng nước sông Sài Gòn bị ô nhiễm với diễn biến khá phức tạp do chất hữu cơ, vi sinh và kim loại nặng. Chất lượng nguồn nước, đặc biệt là trạm bơm nước thô cấp 1 phục vụ cho nhà máy nước Tân Hiệp vào mùa khô khi mức độ ô nhiễm nước sông có xu hướng tăng mạnh thì các chỉ tiêu ô nhiễm đặc thù như amoniac, độđục, BOD, Mn, Fe, pH, coliform, mangan… và tất cả đều vượt tiêu chuẩn của nguồn nước loại A – là nguồn nước phục vụ cho mục đích cấp nước. Trong kết quả phân tích của giáo sư Triết cho thấy hàm lượng sắt và mangan trong chất lượng nước sông và nước thô đầu vào nhà máy nước Tân Hiệp đều vượt chuẩn từ 1,2 đến 2,5 lần, độ đục, độ mangan tăng 4 – 7 lần so với năm 2005, amonia tăng 10 lần, coliform có lúc tăng 50 lần [5].

Năm 2007, Chi cục Bảo vệ môi trường TP trong kết quả khảo sát còn phát hiện kim loại nặng (đồng) sắp vượt ngưỡng cho phép (nồng độ phát hiện trong nước năm 2007 là 0,094 so với mức cho phép là 0,1mg/lít) cũng đang là vấn đề đáng lo ngại với chất lượng nguồn nước cấp. Vì hầu hết qui trình của nhà máy cấp nước không xử lý kim loại nặng [16].

Năm 2008, tác giả thạc sĩ Nguyễn Thị Vân Hà - giảng viên khoa môi trường ĐH Bách khoa TP.HCM, trong đề tài nghiên cứu đã kết luận hiện mức độ ô nhiễm trên sông Sài Gòn tiếp tục diễn biến phức tạp. Qua tổng hợp các số liệu và kết quả nghiên cứu đến tháng 5-2008 cho thấy độ pH sông thấp

và dao động thất thường, độđục, mangan (Mn), coliform (gây bệnh đường ruột), amoniac vẫn còn cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần (chỉ tính riêng từ năm 2005-2007, các chất trên tăng 4-30 lần). Do ảnh hưởng của chếđộ

thủy triều nên càng về phía hạ lưu, mức độ ô nhiễm nước càng trầm trọng [11].

Năm 2008, theo kết quả giám sát nguồn nước của Trung tâm Y tế dự

phòng TP, hàm lượng amoniac vào thời điểm tháng 4-2008 tại khu vực lấy nước của Nhà máy nước ThủĐức là 0,07mg/lít, còn tại điểm lấy nước của Nhà máy nước Tân Hiệp là 0,18mg/lít. Có thời điểm Nhà máy nước Tân Hiệp phát hiện hàm lượng này lên đến 1,34mg/lít (trong khi tiêu chuẩn qui định hàm lượng amoniac trong nguồn nước cấp chỉ 0,05mg/lít) [16].

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, khảo sát diễn biến chất lượng nước sông Sài Gòn những năm qua dựa vào chỉ tiêu lý, hóa học để đánh giá chất lượng nước sông Sài Gòn, còn kết hợp việc sử dụng sinh vật chỉ thị để đánh giá, kiểm soát và cải thiện chất lượng môi trường.

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng nguồn nước cấp sinh hoạt tại trạm bơm bến than nhà máy nước tân hiệp (Trang 28 - 29)